Các địa phương kiến nghị gỡ nút thắt giải ngân vốn đầu tư công
Giải ngân vốn đầu tư công là động lực của tăng trưởng kinh tế 2023. Ảnh: S.T |
Phân cấp phân quyền cho địa phương
Là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước, năm 2022, TPHCM được giao vốn 54.000 tỷ đồng nhưng khả năng cân đối của TP là 37.000 tỷ. Đến ngày 31/1/2023, TPHCM giải ngân được 71,3%, tương đương 26.636 tỷ đồng. Tuy không đạt mục tiêu là 95% nhưng có tăng so với năm 2021 là 6.900 tỷ đồng, tăng 35%.
Năm 2023, rút kinh nghiệm của năm 2022, TPHCM được phân bổ vốn là 70.000 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2022. Trong đó có 16.500 tỷ đồng vốn của Trung ương, 55.200 tỷ vốn của địa phương.
Theo Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, đến nay, TPHCM đã phân bổ xong 100% vốn Trung ương, vốn địa phương còn một số hồ sơ dự án chưa hoàn thiện là 26.000 tỷ đồng. Như vậy, đến nay, đủ điều kiện để phân bổ là 14.000 tỷ đồng, còn 4 dự án với tổng vốn là 12.000 tỷ đồng, TPHCM đang khẩn trương hoàn thiện và đến cuối tháng 3/2023, HĐND TPHCM sẽ có phiên chuyên đề để phân bổ hết 100% vốn địa phương.
TPHCM đã tổ chức Hội nghị triển khai kết quả giải ngân vốn đầu tư năm 2022 và phương hướng năm 2023, xác định trách nhiệm của chủ đầu tư, của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đã cho ý kiến về những khó khăn vướng mắc, nhất là những thủ tục phối hợp với các ngành với nhau, thủ tục về giải phóng mặt bằng, cương quyết nửa đầu năm nay công tác mặt bằng phải đảm bảo được cho các dự án.
TPHCM cũng tiến hành củng cố lại các tổ công tác, trong đó có tổ giải phóng mặt bằng, tổ các dự án vốn lớn; tổ ODA; ban hành các văn bản, các quy định, chương trình hành động và các chỉ đạo cụ thể cho từng dự án.
Năm 2023, TP Hà Nội đã phân khai ngay gần 47.000 tỷ đồng vốn đầu tư công và phân luôn trách nhiệm chính. Ngay từ đầu năm, TP Hà Nội cũng thanh tra công vụ về đầu tư công, thanh tra kết quả năm 2022 và chuẩn bị cho năm 2023. Đến cuối tháng 2/2023, Hà Nội cũng đã giải ngân được hơn 3.600 tỷ đồng, đạt 5,5% kế hoạch năm 2023.
“Về khó khăn, vướng mắc, hiện có rất nhiều khó khăn về kĩ thuật, quy trình dự án, phân cấp phân quyền. Rất mong Thủ tướng trong bối cảnh pháp luật chưa kịp sửa thì có 1 Nghị quyết của Chính phủ, của Quốc hội phân cấp phân quyền cho địa phương. Bởi hiện 1 dự án ‘thông được đầu này thì bị chặn hết các đầu khác’, chặn về đất đai, về môi trường… mỗi dự án chỉ cần chậm 1-2 tháng thôi thì không thể thực hiện đồng thời được. Vì vậy, đề nghị Thủ tướng cho rà soát lại, phân cấp ủy quyền mạnh để giảm tình trạng ‘phải ngồi đôn đốc nhau’ như hiện nay”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiến nghị.
Cũng theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, không chỉ riêng Hà Nội mà các tỉnh, thành khác cũng đang vướng câu chuyện phải có đủ vốn mới được phê duyệt chủ đầu tư. Hà Nội nhiệm kỳ này có 250.000 tỷ đồng vốn đầu tư công. Với số tiền này, Hà Nội chỉ bố trí cho 5-7 công trình đã hết tiền mà cũng phải làm trong ít nhất 2 nhiệm kỳ. Câu chuyện nhiệm kỳ ảnh hưởng đến việc bố trí vốn đầu tư công mà Hội đồng nhân dân không thể tháo gỡ được, cứ tháo gỡ là sai luật, nên rất mong Thủ tướng quan tâm, chỉ đạo nội dung này thì mới giải thoát được câu chuyện về bố trí vốn.
Các bộ, ngành phải chủ động tháo gỡ vướng mắc
Cho ý kiến về những đề xuất, kiến nghị của một số địa phương, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, những vướng mắc hiện tại là do "chúng ta tự mình gây ra, tự mình đem đá buộc chân mình", còn thực ra những vấn đề này thuộc thẩm quyền và những vấn đề chúng ta giải quyết được.
Theo đó, vướng mắc hiện nay có 2 vấn đề: trong công tác chuẩn bị đầu tư và trong việc thực hiện đầu tư. “Ví dụ trong chuẩn bị đầu tư, quy định hiện hành là khi có tiền thì mới được lập dự án đầu tư. Khi chúng ta bố trí được tiền mới lập dự án thì 2 năm sau mới giải ngân được. Để gỡ nút thắt này, chúng tôi đã kiến nghị dùng chi thường xuyên có tính chất đầu tư để lập dự án đầu tư khi cần thiết. Và khi được bố trí vốn đầu tư, chúng ta triển khai công tác thực hiện đầu tư sẽ không có vướng mắc gì cả. Thế nhưng bây giờ chúng ta bố trí vốn xong mới lập dự án đầu tư nên tất nhiên là vướng", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Do vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phải chủ động tháo gỡ các vướng mắc. Đồng thời, phải tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; kịp thời điều chỉnh các đơn giá cho phù hợp với thực tiễn để bảo đảm công trình có chất lượng bền vững,…
Về vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng cho rằng, theo quy định, cấp tỉnh phê duyệt đơn giá. Tỉnh phải phê duyệt đơn giá, sau đó về các huyện thành lập các Hội đồng đền bù và phê duyệt các phương án đền bù. "Việc này tôi thấy không có vấn đề gì khó khăn hết", Bộ trưởng nêu quan điểm.
Còn theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các ý kiến liên quan đến các chỉ thị, Bộ Y tế đã tập trung triển khai và trong đó tập trung các giải pháp nhằm tăng cường thúc đẩy, rà soát, điều chỉnh các dự án, làm việc với các dự án chậm để có giải pháp hỗ trợ. Đặc biệt là không phân bổ dàn trải, tập trung cho những dự án trọng điểm để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Tin liên quan
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
20:07 | 10/10/2024 Tài chính
Ngành Tài chính tập trung nguồn lực đảm bảo tiến độ, chất lượng các đề án chính sách
07:34 | 09/10/2024 Tài chính
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
20:17 | 10/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
Hiệu quả hơn nhờ thanh toán tập trung giữa Kho bạc Nhà nước với các ngân hàng
09:00 | 09/10/2024 Tài chính
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
20:55 | 08/10/2024 Tài chính
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
19:36 | 08/10/2024 Tài chính
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh
14:52 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng
14:27 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ trong công khai, minh bạch ngân sách
10:27 | 08/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 17%
00:00 | 08/10/2024 Tài chính
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng
18:47 | 06/10/2024 Tài chính
Vai trò của bảo hiểm trở nên quan trọng hơn qua khắc phục hậu quả bão lũ
14:33 | 06/10/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Kiên Giang có tân nữ Phó Cục trưởng
Công an TPHCM điều tra vụ tàng trữ thuốc lá lậu quy mô lớn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 82 phát hành ngày 11/10/2024
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics