Các quốc gia châu Âu đã nới lỏng hạn chế đối mặt với đợt dịch mới như thế nào?
Hầu hết các nước châu Âu đã nới lỏng các hạn chế COVID-19 trong những tuần gần đây. Ảnh: CNN |
Theo kênh CNN, việc nới lỏng các hạn chế phòng dịch hướng tới cuộc sống như trước khi có COVID-19 đã khiến nhiều quốc gia châu Âu ghi nhận số ca nhiễm và nhập viên tăng vọt liên quan đến biến thể Delta dễ lây lan hơn. Tuy nhiên, các chiến dịch triển khai tiêm chủng đã giúp số ca nhập viện giảm đi đáng kể so với những tháng đầu năm 2021.
Châu Âu đang tạo ra một bức tranh đa sắc màu khi các chính phủ chuẩn bị cho đợt bùng dịch mới vào mùa thu và mùa đông tới. Dưới đây là tình hình tại 5 quốc gia châu Âu nổi bật.
Anh
Sau khi bắt đầu năm 2021 bằng một trong những đợt phong toả lâu nhất và nghiêm ngặt nhất châu Âu, Vương quốc Anh đã dỡ bỏ hầu hết tất cả các hạn chế phòng dịch vào tháng 7, dù vẫn ghi nhận ca mắc COVID-19 gia tăng trong cộng đồng. Giờ đây, mọi người đều có thể tới các sự kiện lớn và câu lạc bộ đêm mà không cần để ý đến khoảng cách. Tại các khu vực công cộng, người dân cũng không cần phải đeo khẩu trang.
Tuy nhiên, số ca nhập viện đã tăng lên kể từ đó. Theo dữ liệu chính thức, vào đầu tháng 9, số ca COVID-19 nhập viện lần đầu tiên đạt mức trung bình bảy ngày lên 1.000 ca/ngày kể từ tháng 2. Tuy nhiên, nhờ có chiến dịch tiêm chủng hiệu quả, Anh đã duy trì số ca mắc thấp hơn nhiều so với thời kỳ cao điểm mùa đông. Hồi tháng 1, nước này đã ghi nhận trên 4.000 ca nhập viện/ngày, trong khi số ca mắc chỉ cao hơn một chút so với hiện tại.
Một đài tưởng niệm những người đã tử vong vì COVID-19 ở London, Anh. Ảnh: CNN |
Hôm 14/9, Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo rằng nước này có nguy cơ phải tái áp đặt các hạn chế vào mùa đông tới nếu Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) trở nên quá tải.
"COVID-19 vẫn hiện diện. Đáng buồn là căn bệnh này vẫn còn là một nguy cơ”, ông Johnson nói.
Pháp
Số người nhập viện tại Pháp đã tăng trong suốt tháng 8 khi nước này đang đối mặt với mối đe doạ làn sóng COVID-19 thứ 4 do biến thể Delta gây ra. Đến cuối tháng 8, Pháp ghi nhận trên 11.000 ca nhập viện điều trị COVID-19.
Tuy nhiên, số ca nhập viện đã có dấu hiệu chững lại vào tháng 9. Tổng số bệnh nhân đã giảm xuống dưới 10.000 ca, trong khi mức tăng đột biến của đất nước là trên 30.000 ca vào tháng 4.
Pháp đã áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt đối với những người chưa được tiêm vaccine nhằm thúc đẩy nhiều người tiêm chủng hơn nữa. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ra tối hậu thư buộc nhân viên tại các bệnh viện, trại dưỡng lão và sở cứu hỏa phải tiêm ít nhất một liều vaccine trước ngày 16/9. Nếu không, họ sẽ bị đình chỉ không lương. Pháp cũng yêu cầu người dân phải xuất trình “giấy thông hành COVID-19” khi đến quán cà phê hoặc nhà hàng.
Chính phủ Pháp cũng đã xác nhận khoảng 3.000 nhân viên y tế đã bị đình chỉ sau khi không tiêm vaccine đúng hạn.
Italy
Italy đã phải đối mặt với tình trạng số ca nhập viện tăng vọt vào tháng 4, với trên 32.000 bệnh nhân COVID-19 được đưa đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe của đất nước. Số bệnh nhân sau đó giảm xuống mức thấp khoảng 1.250 ca vào giữa tháng 7, trước khi tăng trở lại trong những tuần gần đây, theo Our World in Data. Nước này hiện chỉ còn dưới 5.000 ca nhập viện trong những ngày gần đây.
Sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề trong giai đoạn đầu của làn sóng COVID-19 đầu tiên, Italy là một trong những quốc gia đầu tiên mở cửa trở lại cho du khách vào năm 2020. Vào năm 2021, việc nhập cảnh phần lớn bị hạn chế đối với người dân Liên minh Châu Âu và một số quốc gia không thuộc EU, bao gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh.
Khách du lịch tại Venice trong mùa hè. Ảnh: CNN |
Hôm 16/9, Italy đã trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu bắt buộc tất cả công nhân phải xuất trình giấy chứng nhận tiêm vaccine, xét nghiệm âm tính hoặc phục hồi gần đây sau khi mắc COVID-19. Quy định này nhằm mục đích thuyết phục nhiều người tiêm vaccine hơn và sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10.
Bộ trưởng Y tế Ý Roberto Speranza cho biết: “Quy định này giúp những nơi làm việc trở nên an toàn hơn và giúp chiến dịch tiêm chủng được triển khai mạnh mẽ hơn nữa”. Ông cho biết sắc lệnh này là một phần của “chiến lược coi vaccine là chìa khóa để mở ra một kỷ nguyên mới”. Theo số liệu của chính phủ, khoảng 75% dân số Italy từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm chủng đầy đủ.
Ireland
Tình hình dịch bệnh tại Ireland hiện có diễn biến tốt hơn so với một số nước láng giềng. Ireland là một trong những quốc gia ghi nhận số ca mắc và tử vong thấp nhất châu Âu, phần lớn nhờ vào một trong những đợt phong toả khắc nghiệt nhất châu lục trong suốt đại dịch.
Cùng với các quốc gia EU, Ireland hiện đã mở cửa trở lại cho du khách. Song số ca nhập viện đã tăng lên kể từ đó, nhưng vẫn thấp hơn so với các đợt dịch trước đây. Số người nhập viện ở Ireland đang có dấu hiệu tăng cao, với khoảng 60 người đang được điều trị tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt mỗi ngày vào tháng 9, trong khi đó mức cao nhất là 221 người vào tháng 1.
Không giống như Anh, Ireland đang áp đặt một số hạn chế phòng dịch COVID-19. Nước này vẫn hạn chế sức chứa tại các sự kiện lớn trong nhà và ngoài trời, bao gồm cả các trung tâm thể thao.
Các hạn chế của Ireland sẽ được nới lỏng từ ngày 20/9. Những người được tiêm chủng đầy đủ được phép gặp gỡ trong nhà theo nhóm 100 người. Từ ngày 22/10, chính phủ dự định sẽ dỡ bỏ những hạn chế cuối cùng như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và tụ tập đông người.
Đan Mạch
Đan Mạch về cơ bản đã trở lại cuộc sống trước đại dịch vào tháng này. Người dân đã được phép đến các hộp đêm, nhà hàng, mà không cần xuất trình “hộ chiếu COVID-19”. Người Đan Mạch cũng được sử dụng phương tiện giao thông công cộng mà không cần đeo khẩu trang và gặp gỡ nhiều người mà không bị hạn chế.
Đan Mạch đã dỡ bỏ các hạn chế COVID-19 cuối cùng trong tháng này. Ảnh: CNN |
Còn quá sớm để dự đoán liệu động thái này có khiến số ca mắc và nhập viện gia tăng hay không. Song số ca nhập viện tại Đan Mạch đang dao động trên 100 người trong những tuần gần đây, chỉ bằng một phần nhỏ so với đợt bùng dịch trước đó vào tháng 1, với gần 1.000 người phải nhập viện.
Bộ trưởng Y tế Magnus Heunicke cho biết tỷ lệ lây truyền (R-rate) ở nước này hiện đang ở mức 0,7, có nghĩa là dịch bệnh đang có xu hướng giảm dần. Nếu tỉ lệ lây truyền trên 1,0, các trường hợp mắc COVID-19 sẽ tăng lên trong tương lai gần. Nếu con số này dưới 1,0, các trường hợp sẽ giảm trong tương lai gần.
“Vaccine và sự nỗ lực của tất cả công dân Đan Mạch trong một thời gian dài là cơ sở để chúng tôi kiểm soát tốt đại dịch”, Heunicke nói.
Quốc gia này đã chứng kiến tỷ lệ mắc COVID-19 thấp hơn nhiều so với nước láng giềng Thụy Điển, quốc gia ngoại lệ ở Tây Âu không triển khai phong toả nghiêm ngặt vào năm 2020. Nhưng cả 2 quốc gia này hiện đều có số người nhập viện tương đương.
Tin liên quan
Thách thức không nhỏ của nền kinh tế lớn nhất châu Âu
09:06 | 22/08/2024 Nhìn ra thế giới
Sai lầm chiến lược của các hãng xe điện châu Âu
08:34 | 06/08/2024 Xe - Công nghệ
EVFTA thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng vọt
15:34 | 31/07/2024 Kinh tế
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics