Cách điều hành giá nên thay đổi để phù hợp với tình hình mới
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm |
Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về vai trò của việc bình ổn giá, kiểm soát lạm phát đối với sự phục hồi và phát triển kinh tế?
Giá cả ổn định, lạm phát được kiểm soát sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước. Đây là nội dung rất quan trọng, được thể hiện ở nhiều khía cạnh.
Thứ nhất, giá cả ổn định, lạm phát được kiểm soát sẽ giúp giữ ổn định vĩ mô của nền kinh tế, tạo niềm tin cho các doanh nhân và các nhà đầu tư yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất. Vừa qua, Chính phủ đã làm rất tốt điều này. Trong bối cảnh hiện nay, môi trường vĩ mô ổn định, giá cả ổn định, lạm phát được kiểm soát sẽ giúp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng.
Thứ hai, khi giá cả ổn định, lạm phát được kiểm soát sẽ giúp cho triển khai các dự án đầu tư được thuận lợi hơn, đặc biệt là triển khai các gói đầu tư cơ sở hạ tầng trong gói hỗ trợ phục hồi và phát triển nền kinh tế.
Khi giá cả ổn định thì các quá trình như đấu thầu, chỉ định thầu, triển khai xây dựng không bị yếu tố giá cả tác động. Nếu chỉ định thầu hoặc đấu thầu xong mà giá cả tăng thì dứt khoát nhà thầu sẽ phải ngồi lại với nhà đầu tư để đàm phán lại.
Như vậy, giá cả ổn định, kiểm soát được lạm phát qua đó sẽ không làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư, sớm phát huy và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư, đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế không những trong năm nay mà cả trong năm sau và những năm tiếp theo.
Thứ ba, việc ổn định giá cả sẽ không gây rủi ro và giảm hiệu quả thực thi chính sách tài khoá, tiền tệ và các chính sách khác, đặc biệt là các giải pháp trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ tư, sẽ không làm giảm thu nhập thực của người dân, kích thích chi tiêu dùng, làm tăng tổng cầu và tăng trưởng GDP.
Ngày 25/2, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chỉ đạo cụ thể để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị và giá cả các mặt hàng có tính nhạy cảm, gây áp lực tăng giá trong nước trong 10 tháng còn lại của năm 2022 như xăng, dầu, các mặt hàng trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch… Ông đánh giá như thế nào việc thực hiện kiểm soát giá của các cơ quan chức năng trong thời gian qua? Liệu cách làm hiện tại có giúp kiểm soát lạm phát cơ bản và tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung?
Tính đến đầu năm 2021, các cơ quan chức năng thực hiện khá tốt nhiệm vụ kiểm soát lạm phát của nền kinh tế thông qua việc kiểm soát giá các mặt hàng chiến lược do Nhà nước quản lý như xăng dầu, điện, dịch vụ y tế, giáo dục.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế, chính trị thế giới thay đổi. Bản thân nền kinh tế Việt Nam cũng có những đặc thù, đơn cử như kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào kinh tế thế giới khi 37% nguyên vật liệu sản xuất là từ nhập khẩu. Trong bối cảnh giá thế giới tăng cao, lạm phát chuỗi cung ứng..., tôi cho rằng cách điều hành giá của chúng ta cũng phải thay đổi để phù hợp với tình hình mới, bối cảnh mới.
Bối cảnh mới đòi hỏi Ban Chỉ đạo điều hành giá cần phải nắm bắt thông tin nhanh nhạy hơn, kịp thời hơn, có các công cụ phân tích dự báo kịp thời, chính xác hơn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, không bị phụ thuộc quá nhiều vào kinh tế bên ngoài. Cùng với đó, phải đánh giá được nguồn cung nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, đặc biệt là xăng dầu dự trữ... để điều hành giá xăng dầu.
Đơn cử như, bên cạnh việc sử dụng các công cụ như quỹ bình ổn... thì phải có giải pháp nào đó để đảm bảo nguồn cung, từ sản xuất trong nước, nhập khẩu, hoặc dự trữ thế nào để khi cần thiết có thể điều tiết cho nền kinh tế.
Thời gian qua, chúng ta đã làm tốt. Thời gian tới với những biến động, những nét mới, cần nhanh nhạy, kịp thời, đổi mới để điều hành giá thành công, qua đó kiểm soát được lạm phát.
Chính sách tiền tệ thời gian qua được điều hành tốt, lạm phát cơ bản luôn thấp, lạm phát của Việt Nam không do yếu tố tiền tệ. Do đó, để giữ ổn định giá cả vẫn cần tập trung điều hành giá cả hàng hóa, đảm bảo nguồn cung không bị đứt gãy, đồng thời làm tốt công tác truyền thông để tránh kỳ vọng lạm phát, đồng thời cần có giải pháp để chống đầu cơ, găm hàng, trục lợi.
Tóm lại, cần có giải pháp rất tổng thể, cụ thể chi tiết từng ngành, từng lĩnh vực để giữ ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng.
Cách điều hành giá trong bối cảnh mới có thể theo hướng nào, thưa ông?
Giá xăng dầu sẽ còn tăng cao do nhu cầu xăng dầu tăng cao sau đại dich, trong khi trữ lượng không tăng bởi thời gian qua thế giới không đầu tư vào thượng nguồn để khai thác dầu mỏ, sản lượng khai thác gần như đang ở mức cao nhất. Điều này dẫn tới giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng cao. Chiến sự Ukraina chỉ là yếu tố làm cho việc tăng giá này nhanh hơn.
Thời gian qua, hai bộ Tài chính và Công Thương đã sử dụng rất tốt Quỹ bình ổn giá để điều hành giá xăng dầu. Nhưng trong bối cảnh giá xăng đang tăng cao, nên chăng xem xét thêm các giải pháp, công cụ khác để phối hợp điều hành giá giúp giá xăng dầu không tăng đột biến trong bối cảnh giá xăng dầu còn tăng và tăng ở mức cao.
Xăng dầu là máu của nền kinh tế, được sử dụng trong hầu hết các ngành kinh tế, trong đó có những ngành phần lớn sử dụng nguyên liệu là xăng dầu như khai thác thủy sản, hoặc những ngành vận tài, khai thác than. Do đó, cần có thêm các giải pháp để làm sao giá xăng dầu tăng nhưng không tăng cao như thế giới để tránh gây tổn hại cho nền kinh tế. Đơn cử, vừa qua, Bộ Tài chính đã trình phương án giảm thuế bảo vệ môi trường của xăng dầu, chúng ta có thể tính toán thêm việc giảm các thuế, phí khác.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, đối với các giải pháp chính sách tài khóa cần xem xét tới tính dài hơi hơn. Đơn cử, như phương án đang trình về giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu, tôi đồng tình là nếu giảm nhiều sẽ hụt thu ngân sách, nhưng trong bối cảnh hiện nay có thể xem xét giảm nhiều hơn, điều này sẽ giúp cho chi phí đầu vào của DN, hộ sản xuất không tăng, qua đó giúp DN phát triển, sẽ là cơ sở để chúng ta tăng thu cho ngân sách trong thời gian tới.
Ông có đóng góp gì cho Bộ Tài chính và Bộ Công Thương để công tác điều hành được sát hơn với thực tế cuộc sống?
Trước hết và là điều kiện tiên quyết là các bộ, ngành cần chủ động hơn, trách nhiệm hơn phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành liên quan để xây dựng kịp thời các kế hoạch, giải pháp đúng, tốt, phù hợp, thực hiện đúng thời điểm, linh hoạt với bối cảnh và tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.
Theo tôi, các kế hoạch, giải pháp điều hành cần đánh giá và tính toán chính xác các tác động, hiệu quả của kế hoạch, giải pháp đưa ra.
Kế hoạch, đặc biệt các giải pháp cần đặt trong một tổng thể dài hạn để đánh giá tác động, từ đó có giải pháp mạnh như những đơn thuốc đủ liều thì mới giảm thiểu được tác hại và mang lại hiệu quả cao hơn cho nền kinh tế.
Trước những biến động khó lường, tình hình kinh tế diễn biến nhanh, công tác điều hành cần kịp thời, đúng thời điểm, linh hoạt; khẩn trương triển khai thực hiện các kế hoạch, giải pháp vì giải pháp được thực hiện muộn vẫn là giải pháp nhưng không còn tác dụng.
Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giá các loại xăng, dầu tiếp tục giảm
16:02 | 05/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạm phát của Đức giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua
09:16 | 30/08/2024 Nhìn ra thế giới
Giá xăng dầu giảm, xăng RON95-III ở mức 21.109 đồng/lít
15:48 | 29/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm vi phạm về hoá đơn, tránh thiệt hại cho ngân sách
09:05 | 07/09/2024 Thuế - Kho bạc
Đã chấn chỉnh, đơn giản hóa thủ tục về bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới
16:45 | 06/09/2024 Tài chính
Tăng thuế rượu bia, thuốc lá cần đi đôi với phòng, chống buôn lậu, trốn thuế
16:41 | 06/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chuyển quyền sử dụng đất thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
15:25 | 06/09/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 62,1 nghìn tỷ đồng
10:48 | 06/09/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần quay về trạng thái bình thường
07:45 | 06/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính tuyển dụng nhân viên lễ tân và lái xe
20:33 | 05/09/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước thông báo mua 150 triệu USD từ ngân hàng thương mại
16:24 | 05/09/2024 Thuế - Kho bạc
Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó bão số 3
16:23 | 05/09/2024 Tài chính
Phấn đấu thu ngân sách năm 2024 vượt trên 10% dự toán Quốc hội giao
20:12 | 04/09/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng tăng gần 18%
19:54 | 04/09/2024 Tài chính
Giải ngân đầu tư công 8 tháng ước đạt gần 40,5% kế hoạch
11:04 | 04/09/2024 Tài chính
Cảnh báo website giả mạo Cổng thông tin điện tử Kho bạc Nhà nước
10:26 | 04/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics