Cách nào cân bằng giữa lợi nhuận và mục tiêu chuyển đổi xanh?
Chuyển đổi xanh để “tự cứu lấy chính mình” | |
Toyota Việt Nam đồng hành cùng Chương trình “Một tỷ cây xanh – Vì Việt Nam xanh” | |
Thách thức lớn chuyển đổi số nông nghiệp là thay đổi nhận thức |
Khách nước ngoài trải nghiệm sản phẩm du lịch xanh tại Quảng Nam. Ảnh: ST |
Tạo lực đẩy từ thị trường
Môi trường đang ngày càng trở thành mối quan tâm lớn của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy các DN sản xuất các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, bài toán lợi nhuận trong giai đoạn chuyển đổi là một thách thức lớn đối với các DN khi hàng loạt chi phí tăng lên. Để hỗ trợ điều này, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách để thúc đẩy tiêu dùng xanh nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Trong đó có chương trình gắn nhãn sinh thái cho các sản phẩm. Đến nay, trong hệ thống chứng nhận sản phẩm xanh trong nước đã có nhiều chủng loại như thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, đèn chiếu sáng, ô tô và nhiều mặt hàng khác.
TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện phát triển thương hiệu và cạnh tranh: Việc chuyển đổi từ nâu sang xanh là một quá trình đầy thách thức và yếu tố xanh, tuần hoàn phải được gắn với định vị chiến lược và tầm nhìn của DN. Theo đó, DN cần tập trung và những việc có thể tạo ra tiền và dùng tiền đó để tiếp tục đầu tư. Để làm được điều này thì phải gắn yếu tố xanh và bền vững với thị trường, đối tác, khách hàng và sản phẩm vì các yếu tố này tạo ra doanh thu. Cùng với đó là xây dựng thương hiệu xanh. Chỉ cần một thay đổi nhỏ để sản xuất kinh doanh, quản trị, tương tác với đối tác, thị trường một cách “xanh” thì giá trị thương hiệu, hình ảnh của DN sẽ được tăng thêm. PGS.TS Võ Hồng Quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TPHCM: Lâu nay, Việt Nam đang tận dụng vốn tự nhiên rất lớn, như đất, nước… nhưng khi xuất khẩu sản phẩm thì nhiều giá trị tự nhiên đó không được tính vảo sản phẩm mà chỉ được coi là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Nhưng nhìn vào kinh tế tuần hoàn thì cần phải bảo tồn, bảo vệ được nguồn đất, nguồn nước và các phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng phải tạo ra giá trị hoặc sản phẩm đạt được chất lượng cao hơn. Ngoài ra, cần lồng ghép những mô hình kinh doanh xanh vào chính sách phát triển của Nhà nước, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách về chuyển đổi số… Khi đó các chính sách của địa phương, các chương trình triển khai của địa phương cũng có thể hỗ trợ cho DN cùng làm, vì giá trị đó của DN là giá trị xã hội. Ví dụ, việc lồng ghép vào nông nghiệp vấn đề về ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính thì có thể bán được các giá trị về lưu giữ cacbon. Hiện một số DN như Công ty Lộc Trời và một số DN liên quan tới trồng rừng đã làm được việc này, vì họ không chỉ khai thác nông, lâm sản mà còn bán giá trị về cacbon. Đó là những cơ hội kinh doanh mới mà kinh tế tuần hoàn có thể đem lại. |
Theo quy định, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có nhãn xanh sẽ được nhận nhiều ưu đãi về vốn, thuế, phí, hỗ trợ về đất đai… Các ưu đãi này sẽ kích thích DN tích cực sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường để đạt tiêu chí được dán nhãn xanh. PGS. TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế nhìn nhận việc chuyển đổi nền kinh tế từ nâu sang xanh là một quá trình rất khó khăn do phải thoát khỏi nền tảng nâu quá nặng nề. “Để làm được điều này chắc chắn sẽ cần có sự ủng hộ của Nhà nước, đặc biệt là hỗ trợ về thể chế” – ông Thiên nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo ông Thiên, cần mở vấn đề này rộng hơn, ngoài các hỗ trợ về tài chính như thuế, lãi suất, cần xem xét thêm khía cạnh thị trường thì mới đẩy nhanh được chuyển đổi xanh. Theo đó, Nhà nước cũng có thể hỗ trợ bằng cách cam kết làm người mua các sản phẩm dán nhãn xanh để thúc đẩy các nhà sản xuất sản phẩm xanh. Theo ông Thiên, đây là giải pháp rất ý nghĩa và có sức khuyến khích cao đối với DN, nhà sản xuất. Bên cạnh đó, người tiêu dùng các sản phẩm có dãn nhãn xanh cũng cần được khuyến khích và đây cũng là lợi ích của người sản xuất khi tiêu thụ được sản phẩm. Khi đó, lợi ích của DN là rất rõ chứ không phải chỉ có lợi ích đầu vào.
“Lợi ích của kinh tế xanh là lợi ích phát triển chứ không phải lợi ích đo bằng tiền của DN. Nên cần xem xét cách tiếp cận ưu đãi cho thị trường. Cần có luật mua sắm xanh để thị trường được hưởng lợi, qua đó kích thích người sản xuất” – ông Thiên gợi ý.
Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu thêm về chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho ngân hàng trong việc hỗ trợ tài chính cho sản xuất xanh. Theo đó, nếu việc cho vay kinh tế xanh gặp khó khăn thì Nhà nước có thể hỗ trợ thêm về cơ chế, giúp hệ thống tài chính đảm bảo DN sản xuất sản phẩm xanh có thể nhận được những lợi ích tài chính thực sự. Qua đó thúc đẩy kinh tế xanh về tiêu dùng rõ rệt hơn.
Cân đối nguồn lực
Quảng Nam là một trong những địa phương đang định hướng phát triển du lịch bền vững. Ông Phan Xuân Thanh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Quảng Nam đánh giá, du lịch có thể dẫn dắt tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn bởi tại đây có sự tổng hợp của nhiều ngành khác. “Dù khách sạn có xanh nhưng chiếc xe không xanh, lối sống người dân không xanh thì điểm đến cũng chưa thể xanh được. Nên cần có sự đồng bộ” – ông Thanh cho biết.
Theo ông Thanh, Quảng Nam nói riêng cũng như Việt Nam nói chung có nguồn lực và cơ hội để tạo ra thị trường du lịch xanh, du lịch tuần hoàn. Thị trường cũng có nhu cầu về du lịch xanh và đang trở thành xu hướng chung của nhiều nước. Tuy nhiên, để tạo được sự đồng bộ, đồng hành của toàn xã hội là điều rất khó. Vì văn hóa con người về lối sống xanh rất khó thay đổi. Ông Thanh chỉ ra rằng: “Nhiều người chỉ nghĩ tới cái lợi trước mắt hơn là lâu dài, khi phân tích cụ thể thì họ hiểu, nhưng họ có hành động hay không lại là vấn đề khác. Do đó cần phải cân bằng nguồn lực và phân phối nguồn lực phù hợp để vừa được trước mắt, vừa được lâu dài”.
Trong lĩnh vực bất động sản, ông Võ Văn Khang, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cũng nhìn nhận sống xanh không chỉ là một trào lưu mà chính là nhu cầu thật sự, đặc biệt là sau đợt dịch Covid-19 vừa rồi. Thị trường này có khách hàng và phân khúc riêng của mình. Nhận thấy xu hướng đó, Hưng Thịnh đã đưa các sản phẩm hướng tới cuộc sống xanh, thân thiện với môi trường, phát triển bền vững là một trong những tiêu chí được tập trung phát triển trong thời gian qua.
Theo đó, các dự án của Hưng Thịnh có môi trường cảnh quan gần với thiên nhiên. Trong 2 năm qua, DN này tìm kiếm rất nhiều công ty có năng lực triển khai cảnh quan chất lượng cao, giá thành rẻ để thực hiện M&A hoặc ký kết hợp tác chiến lược nhằm đảm bảo cả về chất lượng và chi phí. Bên cạnh đó, các tiêu chí về tiết kiệm năng lượng, rác thải, sử dụng ánh sáng tự nhiên, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, đối lưu không khí… cũng được tính tới trong quá trình thiết kế và xây dựng.
Tin liên quan
Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
23:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
16:16 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
06:12 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EVN, Viettel rút ra bài học kinh nghiệm gì sau bão số 3?
19:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoạt động báo chí có thể được hưởng ưu đãi thuế 15%
08:20 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
19:52 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 366 tỷ USD
16:03 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK triển khai combo “siêu ưu đãi” dành cho doanh nghiệp bảo lãnh
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn năng lượng đồng hành cùng các shipper vào mùa cao điểm
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
20:16 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3: Kiểm nghiệm tretinoin trong mỹ phẩm
16:01 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung bồi dưỡng nhân tài Việt qua kỳ thi kỹ năng nghề thế giới
11:45 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn IPPG kết hợp tổ chức cuộc thi ROBOG thành công rực rỡ
08:40 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan
16:39 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics