Cách nào phá vỡ thế độc quyền trong phân phối xăng dầu?
Cơ quan Hải quan giám sát kho ngoại quan xăng dầu. Ảnh: T.H |
Lãi lớn nhờ vị thế thống lĩnh thị trường
Mới đây, ông Hoàng Trung Dũng, đại diện cộng đồng doanh nghiệp là thương nhân phân phối và thương nhân bán lẻ xăng dầu, đã có văn bản góp ý gửi tới Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng các bộ có liên quan và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về dự thảo lần 4 Nghị định kinh doanh xăng dầu thay thế cho 3 Nghị định 83, 95 và 80 hiện nay.
Trong văn bản này, các doanh nghiệp nêu lên thắc mắc về các vấn đề bất hợp lý chủ yếu của nội dung Dự thảo. Cụ thể, các thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho rằng, bản Dự thảo mới vẫn giữ quan điểm và phương pháp quản lý cũ đã tồn tại 10 năm qua, từng gây hệ lụy về việc không kiểm soát được giá, gây khủng hoảng xăng dầu tại một số thời điểm.
Dự thảo Nghị định liệt kê cho thương nhân đầu mối đầy đủ và nhiều nhất các quyền kinh doanh (7 quyền), trong khi đó thương nhân phân phối chỉ có 3 quyền, còn thương nhân bán lẻ không có quyền mà chỉ có nghĩa vụ.
Với các quy định như dự thảo nghị định, các thương nhân bán lẻ cho rằng, thương nhân đầu mối sẽ đương nhiên trở thành "người lãnh đạo thị trường". Vô hình trung biến các doanh nghiệp còn lại là rơi vào vị thế phụ thuộc hay làm thuê, trừ các doanh nghiệp là công ty con của thương nhân đầu mối.
Theo Luật Cạnh tranh 2024, một doanh nghiệp chiếm 30% thị phần và/hoặc 5 doanh nghiệp cùng nhau chiếm 85% thị phần trở lên sẽ trở thành doanh nghiệp thống lĩnh thị trường.
Ngoài ra, theo Điều 25 Luật Cạnh tranh, "Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan".
Trên thực tế, nhóm thương nhân cho biết từ nhiều năm qua, trên thị trường có một doanh nghiệp siêu lớn chiếm tới 51% thị phần, có đủ các quyền kinh doanh của thương nhân đầu mối, đặc biệt có hệ thống phân phối từ nhập khẩu, bán buôn và bán lẻ tới tận người tiêu dùng.
Như vậy, tính ra chỉ có 6 doanh nghiệp lớn cùng là thương nhân đầu mối đang chiếm 88% thị phần từ nhập khẩu đến bán buôn và bán lẻ.
"Như vậy, rõ ràng đang không có thị trường xăng dầu đúng nghĩa với cơ chế cạnh tranh tự do, bình đẳng và công bằng" - nhóm thương nhân nhận định.
Nhiều kiến nghị giảm vị thế độc quyền
Cùng với đó, nhóm thương nhân đánh giá cơ chế hiện nay và theo Dự thảo Nghị định, Nhà nước can thiệp hành chính vào giá xăng dầu, điều này sẽ mang lại lợi thế về quyền và lợi ích trong định giá cho các doanh nghiệp là thương nhân đầu mối, nhất là doanh nghiệp lớn thống lĩnh thị trường, dẫn đến sự phụ thuộc của các doanh nghiệp nhỏ hơn và thương nhân phân phối vào các doanh nghiệp này.
Các doanh nghiệp cho rằng, nhiều vấn đề chính đã được góp ý và phản biện từ dư luận nhưng vẫn không được sửa đổi. Nếu tiếp tục giữ nguyên như vậy sẽ không mang đến hiệu quả đổi mới thực sự và tác động tích cực cho vận hành thị trường xăng dầu nói chung và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xăng dầu nói riêng".
Ngoài vấn đề nêu trên, nhóm thương nhân xăng dầu phân tích khá chi tiết các điểm bất lợi và không công bằng trong kinh doanh mặt hàng xăng dầu. Đó là khi phần lớn nguồn cung xăng dầu đã được sản xuất trong nước, tại sao vẫn quy định chỉ có thương nhân đầu mối mới được mua từ các nhà sản xuất trong nước, trong khi thương nhân phân phối lại không?
Từ các lý do trên, cộng đồng thương nhân phân phối, bán lẻ xăng dầu kiến nghị Chính phủ có giải pháp để làm giảm vị thế độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường của các doanh nghiệp lớn và siêu lớn. Qua đó, giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phân phối và bán lẻ không bị thôn tính phù hợp với tinh thần, mục tiêu của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bên cạnh đó, nghị định mới cần loại bỏ các quy định phân loại thương nhân mà thay vào đó quy định đối tượng điều chỉnh của nghị định là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung với các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật gắn với các hoạt động kinh doanh. Cụ thể các điều kiện kinh doanh nhập khẩu, điều kiện và tiêu chuẩn kho xăng dầu, điều kiện và tiêu chuẩn phương tiện vận chuyển xăng dầu, điều kiện và tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ, điểm bán xăng dầu...
Các thương nhân phân phối và bán lẻ cũng kiến nghị, vấn đề cấp bách ổn định thị trường là Bộ Công Thương nghiên cứu việc lập sàn mua bán xăng dầu theo đúng chỉ đạo; xem xét lại sự tồn tại của Quỹ bình ổn giá xăng dầu có cần thiết không. Bởi trong thực tế, quỹ này không phát huy hiệu quả và ít phát huy tác dụng nhưng tạo gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp nói chung.
Tin liên quan
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III đã vượt mốc 20.000 đồng/lít
15:20 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
10:03 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
15:11 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ khí, chế tạo Việt Nam đón sóng công nghệ mới
15:38 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Siêu thị tuyên chiến với thực phẩm “bẩn”
14:00 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
THACO AUTO bàn giao lô 237 xe tải Foton Ollin cho J&T Express Việt Nam
15:58 | 01/10/2024 Xe - Công nghệ
Ứng dụng AI để thúc đẩy năng lực kết nối ngành logistics Việt Nam
14:45 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần hành động nhanh để bắt kịp xu thế “xanh”
14:08 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp phục hồi sau bão
11:18 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam đồng hành cùng chiến dịch “Nhặt rác bảo vệ môi trường”
11:10 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng phó cạnh tranh thương mại, doanh nghiệp buộc phải đổi mới công nghệ
18:21 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk góp thêm 1, nhân đôi hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
16:34 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng – Cái Mép đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
13:55 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
16:16 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Tạo đòn bẩy cho ngành nội thất - xây dựng Việt Nam phục hồi và phát triển
TPHCM liên kết với 9 địa phương đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa
Chi ngân sách 3 quý đầu năm 2024 đạt khoảng 1.256,3 nghìn tỷ đồng
Doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa về thủ tục từ Hải quan Thái Bình
Cơ khí, chế tạo Việt Nam đón sóng công nghệ mới
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics