Cần bộ công cụ sàng lọc dự án FDI
“Bộ lọc” để thu hút các dự án FDI chất lượng | |
Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượt dự án điều chỉnh vốn FDI |
Khu Công nghệ cao TPHCM đang thu hút nhiều tập đoàn công nghệ nước ngoài vào đầu tư. Ảnh minh họa: HOÀNG TRIỀU |
Chưa tương xứng với ưu đãi được hưởng
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), qua 35 năm kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 được ban hành, Việt Nam đã là điểm đến đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là điểm sáng trong phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn vừa qua. So với năm 1991, thời điểm Việt Nam chỉ tiếp nhận 1,28 tỷ USD vốn đăng ký và 428,5 triệu USD vốn thực hiện thì số vốn đăng ký và giải ngân trong năm 2021 cao hơn lần lượt khoảng 30 lần và 38 lần, dù đây là năm cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Bà Ramla Khalidi, đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP): Ưu tiên dự án FDI có chất lượng, tạo lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam Nhiều dự án đầu tư có thể có ảnh hưởng đến sự tiến triển của toàn bộ mục tiêu phát triển bền vững, nhưng không phải tất cả dự án đầu tư đều đóng góp cho sự phát triển bền vững. Việc đầu tư có trách nhiệm có thể đảm bảo rằng việc đầu tư sẽ mang lại lợi ích cho con người, môi trường và nền kinh tế tại Việt Nam. Vì lẽ đó, cần có góc nhìn để cân bằng mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu môi trường và xã hội để thúc đẩy sự phát triển bền vững. Đồng thời, cần ưu tiên dự án FDI có chất lượng, tạo lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam. Song song đó cần giữ các khoảng không chính sách liên quan đến các hiệp định đầu tư quốc tế và các cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà nước - nhà đầu tư, quan trọng hơn là tạo ra cơ chế thúc đẩy sự thống nhất trong việc thực thi chính sách. Và triển khai các công cụ rà soát, các bộ lọc để sàng lọc các dự án đầu tư, kinh doanh có trách nhiệm như một yêu cầu cho việc chấp thuận đầu tư... Đáng chú ý, EU đang áp dụng bộ luật liên quan đến môi trường, con người. Nhật Bản cũng đang thực hiện thẩm định nhân quyền tại các doanh nghiệp. Hay như Mỹ, hiện đang cấm nhập khẩu từ các doanh nghiệp có hành vi bóc lột sức lao động. Tất cả những yêu cầu trên sẽ thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Do vậy, Việt Nam cần định hướng thu hút FDI và các hoạt động kinh doanh phù hợp với thông lệ thế giới. Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch Hội Xuất nhập khẩu tỉnh Đồng Nai: Chọn các doanh nghiệp có công nghệ vượt trội và sẵn sàng kết nối Bộ công cụ cần chú ý tới các dự án có công nghệ phát triển, khả năng đổi mới sáng tạo, có trình độ quản trị hiện đại, có tác động lan tỏa kết nối chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Trên thực tế, không ít doanh nghiệp FDI có trình độ công nghệ chỉ ngang các nhà sản xuất nội địa, một số doanh nghiệp dẫn đầu về xu thế công nghệ thì lại chưa có sự kết nối với các doanh nghiệp trong nước. Do đó, cần phải chọn các doanh nghiệp có công nghệ vượt trội và sẵn sàng kết nối doanh nghiệp. Chúng tôi mong muốn bộ công cụ này, chúng ta cần đề xuất làm sao để kết nối giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước tốt hơn. Từ thực tế đó chính doanh nghiệp FDI có thể dẫn dắt nhưng cũng có thể song hành để các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể phát triển tốt hơn. Xuân Thảo (ghi) |
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực FDI cũng đóng góp quan trọng vào tạo việc làm, thúc đẩy thương mại quốc tế, thúc đẩy liên kết cụm ngành, liên kết chuỗi giá trị và góp phần nâng cao năng suất lao động.
Ước tính giá trị xuất khẩu của khu vực FDI tương đương khoảng 72% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam có thặng dư thương mại trong những năm gần đây. Tuy dòng vốn FDI là một trong các nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế, nhưng hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài thời gian qua cũng nảy sinh những vấn đề bất cập.
“Theo báo cáo của cơ quan Thuế, tình trạng một số doanh nghiệp FDI chuyển giá và trốn thuế tại Việt Nam vẫn còn tồn tại. Một số doanh nghiệp chưa tuân thủ tốt các quy định về môi trường của pháp luật Việt Nam, tạo ra nhiều hệ quả cho xã hội. Vụ việc tại biển miền Trung năm 2016 hay xa hơn là vụ việc xả thải ra sông Thị Vải năm 2009 là những lời nhắc nhở về những rủi ro tiềm tàng đối với môi trường mà các dự án FDI có thể gây ra nếu không được quản lý, giám sát tốt. Vấn đề đặt ra là phải làm sao thu hút các dự án FDI có chất lượng, hoặc tìm kiếm được các nhà đầu tư, kinh doanh có trách nhiệm; giảm thiểu các rủi ro về kinh tế - xã hội và môi trường do các dự án FDI kém chất lượng gây ra”, ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm của Trưởng ban Pháp chế VCCI, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) cũng khẳng định, về mặt chất lượng của các dự án FDI tính đến thời điểm này vẫn còn nhiều hạn chế như dự án công nghệ cao từ những nền kinh tế phát triển vào Việt Nam là khá ít, đồng thời số doanh nghiệp thành lập các Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) còn chưa đáng kể.
“Hơn thế nữa, khu vực kinh tế FDI mặc dù là động lực quan trọng với tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn các khu vực kinh tế khác trong nền kinh tế, song nhiều doanh nghiệp FDI đóng góp vào ngân sách nhà nước chưa tương xứng với quy mô dự án cũng như những ưu đãi được hưởng”, ông Toàn quan ngại.
Cần bộ lọc “mới” để lựa chọn nhà đầu tư tương xứng
Theo khảo sát của VCCI, từ trước tới nay, các địa phương thẩm định dự án FDI chủ yếu dựa trên kinh nghiệm chứ chưa có hướng dẫn chi tiết và bộ tiêu chí, danh mục đánh giá cụ thể. Vẫn còn tình trạng địa phương dễ dãi trong việc lựa chọn dự án đầu tư, các khía cạnh như môi trường, xã hội ít được chú trọng.
Ngoài ra, khái niệm "dự án kinh doanh có trách nhiệm" vẫn còn rất mới, dự án được lựa chọn chủ yếu tập trung vào kinh tế và phù hợp với quy hoạch của từng nơi mà chưa có sự đồng bộ, thống nhất giữa các tỉnh, thành. Điều này dẫn đến một số doanh nghiệp FDI chưa tuân thủ các quy định về môi trường, lao động và có cả hiện tượng chạy dự án, chuyển giá, rửa tiền.
Bên cạnh đó, việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp định thế hệ mới cũng tạo động lực cho Việt Nam hài hòa các quy định về tính minh bạch của luật pháp, về bảo vệ người lao động và phòng chống tham nhũng. Những điều này thúc đẩy các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, thực hành kinh doanh có trách nhiệm hơn.
Trước thực tế này, việc cần có thêm các tiêu chí để thu hút các dự án FDI có chất lượng từ các nhà đầu tư với định hướng kinh doanh có trách nhiệm là rất cần thiết. “Bởi chúng ta có chính sách nhưng thiếu vắng những hướng dẫn chi tiết hay những công cụ hỗ trợ việc sàng lọc, đánh giá, thẩm định dự án đầu tư ở các địa phương”, ông Tuấn khẳng định. Và mới đây, VCCI và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp phát triển một công cụ rà soát dự án FDI xin cấp phép tại Việt Nam.
Bộ lọc bao gồm danh mục, các yếu tố để giúp cho các địa phương đánh giá khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép đầu tư, từ nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, công cụ sẽ gồm: Các đánh giá bắt buộc về việc liệu dự án có tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư tại Việt Nam; các đánh giá bắt buộc về những rủi ro tiềm ẩn về kinh tế, xã hội và môi trường; các tiêu chí khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ dựa trên các thông lệ quốc tế và thực tiễn tốt về kinh doanh có trách nhiệm. Bộ công cụ này bao gồm danh mục các yếu tố cần xem xét khi chính quyền địa phương thực hiện sàng lọc, thẩm định dự án FDI. Rà soát ban đầu nhằm loại trừ các dự án không đảm bảo các yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật của Việt Nam; sau đó là khuyến khích việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và các thực tiễn tốt trong kinh doanh.
Đánh giá về bộ lọc, ông Đào Xuân Đức, Phó Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu Công nghiệp TP HCM (HBA) cho rằng các địa phương cần có cách tiếp cận chính xác Bộ công cụ này, sau đó áp dụng cho phù hợp. Bộ công cụ mang ý nghĩa gợi ý, khuyến nghị chúng ta. Vì vậy các địa phương nên căn cứ vào các gợi ý này để chúng ta định lượng lại những nội dung ở trong này. Các địa phương cũng nên vận dụng để cụ thể hóa tình hình của mình. Càng cụ thể hóa càng tốt trong việc thu hút đầu tư vì định lượng càng tốt thì khi chúng ta thẩm định hoặc giới thiệu cho nhà đầu tư thì họ mới thấy rõ ràng.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 11 tháng đầu năm tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đạt hơn 25,1 tỷ USD, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2021. 11 tháng qua, song song với vốn đăng ký mới đang dần được cải thiện, vốn điều chỉnh tiếp tục tăng 18,9%, điểm đáng chú ý là vốn giải ngân tích cực, đạt 19,68 tỷ USD, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ đầu năm đến nay, 1.812 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 14,9% so với cùng kỳ. Nếu không tính 2 dự án quy mô lớn được cấp chứng nhận đầu tư trong 11 tháng năm ngoái (Điện LNG Long An I và II với vốn đầu tư 3,1 tỷ USD; dự án Nhiệt điện Ô Môn II với vốn đầu tư 1,3 tỷ USD), thì vốn đầu tư đăng ký mới 11 tháng năm 2022 tăng 19,3% so với cùng kỳ. Số dự án đầu tư mới cũng tiếp tục tăng so với cùng kỳ và tăng hơn so với các tháng đầu năm. Cùng với đó, có 994 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 13,3% so với cùng kỳ), với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 9,54 tỷ USD (tăng 23,3% so với cùng kỳ). Việc vốn điều chỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng là tín hiệu khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam. |
Tin liên quan
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm nay
13:31 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics