Cần nghiên cứu kỹ chất lượng, tăng đại biểu Quốc hội chuyên trách
Đại biểu Quốc hội: Nhiều thạc sỹ đang phải chạy grab, xe ôm | |
Họp Quốc hội có đoàn vắng tới 13 đại biểu là không nghiêm túc |
Toàn cảnh phiên họp tại hội trường sáng nay 29/10 |
Tỷ lệ đại biểu chuyên trách 40% là khả thi
Trong phiên họp sáng nay 29/10, Quốc hội đã nghe Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ: Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với các nội dung sửa đổi, bổ sung trong Luật Tổ chức Quốc hội như thể hiện trong dự thảo Luật.
Cụ thể, về tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (Điều 23), đa số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành việc giữ nguyên quy định tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội tại khoản 2 Điều 23 của Luật Tổ chức Quốc hội với những lý giải nêu trong Tờ trình.
Nhưng cũng có ý kiến đề nghị sửa khoản 2 Điều 23 của Luật hiện hành theo hướng quy định tỷ lệ tối thiểu đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách với con số cụ thể ở mức cao hơn 35% để có cơ sở phấn đấu, quy hoạch, bố trí cán bộ.
Tại phiên thảo luận ở tổ về nội dung dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, khá nhiều đại biểu cùng bày tỏ quan điểm cần nâng cao tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Đại biểu Nguyễn Văn Được (Hà Nội) cho rằng: Cần nghiên cứu đại biểu Quốc hội cho chặt chẽ, có chất lượng. Quốc hội là cơ quan tối cao lập hiến, lập pháp, nên tăng đại biểu chuyên trách lên, bởi làm luật mà không có đại biểu chuyên trách, không có cán bộ chuyên môn có trình độ thì không thể làm ra luật được.
“Tôi đồng ý nên tăng đại biểu chuyên trách từ 35% lên 40% hoặc hơn nữa để có trách nhiệm nghiên cứu sâu hơn. Số lượng đại biểu kiêm nhiệm vừa phải thôi” - đại biểu Nguyễn Văn Được nói.
Đồng quan điểm với đại biểu Nguyễn Văn Được, đại biểu Nguyễn Chiến (Hà Nội) phân tích: Quốc hội vẫn đặt ra tỷ lệ 35% đại biểu chuyên trách, song thực tế hiện nay chưa đạt được. Số đại biểu chuyên trách chỉ có 167/484 đại biểu.
“Nhu cầu đặt ra thấy rằng số đại biểu chuyên trách thực hiện công việc đang thiếu nên cần sửa đổi. Quan điểm của tôi, đặt ra tỷ lệ 40% để thực hiện là khả thi, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ”, đại biểu Nguyễn Chiến nhấn mạnh.
Một số đại biểu Quốc hội bày tỏ: Cần ghi rõ con số tỷ lệ 40% vào Luật. Thực tế cho thấy, hầu hết các phiên họp của Quốc hội chỉ có lực lượng đại biểu chuyên trách, đặc biệt là chuyên trách ở Trung ương mới mạnh dạn hơn, phát biểu nhiều góc cạnh…
Làm rõ tư cách pháp nhân của đoàn đại biểu
Bên cạnh vấn đề đại biểu chuyên trách, kinh phí hoạt động cũng như địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân của đoàn đại biểu Quốc hội cũng là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết: Một số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật đề nghị cần làm rõ địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân của Đoàn đại biểu Quốc hội và vai trò của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại địa phương trong Luật Tổ chức Quốc hội; đồng thời, cần quan tâm, động viên và có chế độ, chính sách phù hợp đối với đội ngũ công chức làm việc tại các Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội để sớm ổn định tư tưởng, yên tâm công tác khi tiến hành hợp nhất Văn phòng Đoàn với các Văn phòng khác.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định Báo cáo thẩm tra |
Về kinh phí và điều kiện bảo đảm cho hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, có ý kiến đề nghị quy định theo hướng ngân sách Trung ương có trách nhiệm bảo đảm lương, chế độ, chính sách đối với các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội, còn địa phương sẽ bảo đảm kinh phí cho hoạt động và trả lương cho đội ngũ công chức của bộ phận tham mưu giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị quy định địa phương bảo đảm kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho bộ máy giúp việc của Đoàn đại biểu Quốc hội, trả lương và quản lý đại biểu hoạt động chuyên trách tại địa phương; còn ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và các chế độ đặc thù khác của đại biểu.
Liên quan tới vấn đề này, theo đại biểu Quốc hội Đào Tú Hoa (Hà Nội), kinh phí đảm bảo hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội theo quy định hiện hành là do ngân sách Trung ương đảm bảo.
“Theo Dự thảo Luật thì kinh phí này là do cả Trung ương và địa phương bảo đảm. Tôi tán thành dự thảo bởi cách bố trí như vậy sẽ khắc phục được hạn chế khó khăn trong chủ động nguồn kinh phí”, đại biểu Đào Tú Hoa nói.
Về vấn đề tính pháp lý của đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Đào Tú Hoa mong muốn Quốc hội cân nhắc thêm. Luật hiện hành quy định không rõ nội dung này, còn khá lỏng lẻo, nói Trung ương quản lý cũng đúng mà địa phương quản lý cũng không sai nên cần quy định rõ ràng.
Về thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật, Ủy ban Pháp luật tán thành ngày 1/6/2021 để bắt đầu triển khai thực hiện từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV nhằm thuận tiện cho công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy và thực hiện ngân sách.
Tin liên quan
Thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), cho thí điểm thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm
10:59 | 28/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không để thất thoát, lãng phí trong bố trí đầu tư công từ nguồn dự phòng
15:38 | 27/06/2024 Tài chính
Rà soát chính sách, khắc phục "5 thiếu" của ngành dược liệu Việt Nam
20:31 | 26/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Thêm 2 doanh nghiệp nợ hơn 33 tỷ đồng thuế bị dừng làm thủ tục hải quan
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
Nhập khẩu hơn 8.000 ô tô trong nửa đầu tháng 9
Nghệ An: Hải quan – Biên phòng phối hợp bắt giữ 104 vụ vi phạm
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform