Cân nhắc tính khả thi khi giảm giờ làm
Nên nâng trần làm thêm giờ và để linh hoạt theo năm Hướng dẫn thực hiện quy định về tăng giờ làm thêm |
Giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần có tác động lớn đến kinh tế-xã hội nên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Ảnh minh họa: XT |
Khuyến khích doanh nghiệp giảm giờ làm cho người lao động
Hiện Bộ luật Lao động 2019 quy định thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết. Trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động…
Trước kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có báo cáo gửi Chính phủ về việc xử lý các kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam liên quan đến đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động xuống thấp hơn 48 giờ/tuần. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần là một chính sách có tác động lớn đến kinh tế - xã hội. Vì vậy, Bộ sẽ nghiên cứu đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo đảm tính khả thi khi đề xuất chính sách này trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động. |
Theo bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), cùng với việc gia tăng các quyền lợi của người lao động, đề xuất giảm giờ làm việc là mục tiêu an sinh xã hội luôn được tổ chức công đoàn theo đuổi. Do đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất giảm thời gian làm việc từ thời điểm góp ý xây dựng Bộ luật Lao động năm 2019. Khi đó, Quốc hội đã có Nghị quyết giao Chính phủ lựa chọn thời điểm thích hợp, khuyến khích doanh nghiệp giảm giờ làm cho người lao động.
Nếu so sánh với nhóm cán bộ, công chức, viên chức thì công nhân lao động trực tiếp hiện có thời gian làm việc hàng tuần nhiều hơn. Vì thế, nếu giảm giờ làm, người lao động được tạo điều kiện phục hồi sức khỏe, giảm tai nạn lao động, tăng hiệu quả làm việc. Đồng thời, điều này cũng giúp người lao động có thời gian dành cho gia đình, chăm sóc con cái và tham gia các hoạt động xã hội...
“Tuy nhiên, nhiều lao động lo ngại việc giảm giờ làm sẽ đồng nghĩa với giảm thu nhập. Vì vậy, nếu tiền lương trả cho thời gian làm công việc chính đủ để đáp ứng được các nhu cầu của người lao động thì họ sẽ không cần làm thêm, tăng ca. Do đó, vấn đề không chỉ là giảm giờ làm mà còn cần điều chỉnh cả tiền lương của người lao động để chỉ cần làm đủ 8 giờ/ngày, người lao động có đủ thu nhập để chi tiêu. Lúc đó, họ sẽ không cần bán sức lao động để có thêm thu nhập", bà Ngân cho biết thêm.
Tăng năng suất vẫn là cốt lõi
Theo đánh giá của các chuyên gia, để giảm giờ làm, không còn cách nào khác là phải cải thiện năng suất, tăng lương, tăng thu nhập, đảm bảo mức sống của người lao động. Tuy nhiên, ở Việt Nam doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển dựa vào lợi thế lao động giá rẻ, chưa chú trọng đến việc đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại nên năng suất lao động chưa cao.
Những năm qua dù việc đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động được chú trọng nhưng chủ yếu vẫn là lao động làm việc giản đơn, chậm thích ứng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nên năng suất lao động vẫn còn thấp. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, từ năm 2016 đến 2020, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm của Việt Nam là 5,88%/năm và đạt mục tiêu theo Nghị quyết số 05-NQ/TW. Tuy nhiên, năm 2021 và 2022, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm đều dưới 5%/năm, không đạt mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân khách quan chủ yếu là tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế thế giới (theo các tài liệu của OECD, ILO, năng suất lao động của các quốc gia thành viên ASEAN đều suy giảm vào năm 2020, có xu hướng bắt đầu tăng lại vào năm 2021 nhưng chưa đạt được mức độ như trước khi xảy ra đại dịch) và Việt Nam cũng không tránh được mức suy giảm này. Bên cạnh đó, mục tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 là kỳ vọng rất lớn so với tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm từ năm 2016 đến 2021 mới chỉ đạt mức 5,88%/năm.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến quý 1/2024 tại Việt Nam, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,4 triệu người. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ mới chỉ đạt 27,8%, hiện cả nước vẫn còn 37,8 triệu lao động chưa qua đào tạo, thấp hơn so với các nước phát triển. Đây là thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Từ thực trạng trên có thể thấy, nếu giảm giờ làm ngay xuống 40 giờ mỗi tuần sẽ rất khó thực hiện, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng của nền kinh tế.
Nhìn từ các quốc gia đã đạt được mức năng suất vượt trội như Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc, để duy trì được tốc độ tăng năng suất, các quốc gia này đã trải qua những thay đổi cơ cấu mạnh mẽ, gồm những thay đổi công nghệ nhanh chóng, tăng hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và sự hiện diện của các ngành công nghiệp chế biến sâu. Tất cả các yếu tố quyết định này đóng một vai trò quan trọng trong việc kết hợp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và năng suất.
Tin liên quan
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
10:37 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
19:28 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform