Cần những cải cách mạnh mẽ trong ưu đãi thuế
Ông Nguyễn Việt Anh, Chuyên gia cao cấp về thuế của Ngân hàng Thế giới |
Thực tế thời gian qua, Việt Nam có khá nhiều chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ông đánh giá như thế nào về các chính sách này?
Việt Nam đang có một hệ thống đa dạng các hình thức ưu đãi thuế, được quy định ở nhiều văn bản luật khác nhau. Điểm chung của đại đa số các ưu đãi thuế này là ưu đãi dựa trên lợi nhuận như các hình thức miễn, giảm thuế đối với thuế TNDN, miễn thuế nhập khẩu các trang thiết bị, ưu đãi thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó là hàng loạt các ưu đãi tài chính ngoài thuế khác như miễn, giảm tiền thuê đất, áp dụng thời gian thuê đất đặc biệt, hỗ trợ đào tạo và tuyển dụng lao động…
Kinh nghiệm quốc tế trong việc miễn thuế TNDN ở hầu hết các nước đang phát triển cho thấy, loại hình ưu đãi thuế này rất kém hiệu quả. Điều này bắt nguồn từ thực tế là các biện pháp miễn giảm thuế TNDN không nhắm vào mục tiêu chi cho đầu tư một cách rõ ràng và vì thế thực sự số tiền giảm thuế có thể không tương xứng với số tiền đầu tư. Các công ty có thể hưởng lợi ngay cả khi họ không đầu tư. Bên cạnh đó, miễn giảm thuế TNDN cũng tạo điều kiện cho việc tránh thuế - chẳng hạn như việc chuyển giá giữa các dự án đầu tư có sự chênh lệch về thuế suất.
Với những chính sách ưu đãi về thuế đang được áp dụng, mức thuế suất trung bình hiệu quả (EATR) đối với các doanh nghiệp được áp dụng các ưu đãi thuế ở mức cao nhất còn thấp hơn mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp danh nghĩa 20% rất nhiều, xuống dưới mức 10%. Đồ thị dưới đây cho thấy, sau khi áp dụng các ưu đãi thuế, mức thuế suất trung bình hiệu quả của Việt Nam chỉ còn kém Singapore, vốn được coi là một thiên đường thuế trong khu vực và thấp hơn rất nhiều nền kinh tế khác trong khu vực như Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia…
Đáng chú ý, số liệu về tỷ lệ số thu từ thuế trên GDP từ năm 2010 đến nay cho thấy xu thế giảm dần (từ 22,4% năm 2010 xuống 18,4% năm 2019), trong đó, thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập cá nhân vẫn có xu thế tăng nhẹ trong khi thuế xuất nhập khẩu và thuế TNDN có xu hướng giảm. Việc giảm thuế XNK có nguyên nhân từ việc thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan. Trong khi đó, việc giảm thuế TNDN chỉ xuất phát từ việc giảm loại thuế này trong nhiều năm (từ mức 25% năm 2008 xuống còn 20% năm 2016).
Tuy nhiên, so sánh hai mức thuế suất của năm 2008 và 2016 này cho thấy thuế suất danh nghĩa chỉ giảm 20% (từ mức 25% xuống còn 20%), tỷ lệ số thu từ thuế TNDN tính trên GDP lại giảm tới 35% (từ mức 6,9% trên GDP của năm 2010 xuống mức 4,5% trên GDP của năm 2019). Điều này đòi hỏi xem xét lại những điểm bất hợp lý hay chính là lỗ hổng về chính sách qua các ưu đãi thuế cũng như trong quản lý thuế để chống xói mòn cơ sở thuế quan trọng này. Bài học từ các nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines cho thấy nếu không thay đổi cách thức cấp ưu đãi đầu tư thì mặc dù có thể thu hút được đầu tư, tăng trưởng GDP duy trì ở mức cao nhưng thu ngân sách không tăng tương xứng và hệ quả là không đáp ứng được nhu cầu chi, đặc biệt là chi đầu tư phát triển.
Với các doanh nghiệp FDI - khối doanh nghiệp đang được hưởng khá nhiều chính sách ưu đãi thuế, ông có cho rằng những chính sách đó là động lực để nước ra thu hút đầu tư?
Nhiều nghiên cứu quốc tế cho thấy, các ưu đãi đầu tư hiếm khi là những lý do hàng đầu khi các tập đoàn đa quốc gia cân nhắc đầu tư vào một quốc gia. Các điều kiện như sự ổn định chính trị, môi trường thế chế, quy mô thị trường nội địa, nguồn nhân lực, chất lượng hạ tầng là những yếu tố còn quan trọng hơn mức thuế suất. Các nhà đầu tư chỉ cân nhắc đến vấn đề ưu đãi đầu tư trong giai đoạn cuối, khi so sánh các địa điểm đầu tư tiềm năng.
Mức thuế suất thuế TNDN của Việt Nam thuộc nhóm thấp trong khu vực Đông Nam Á. |
Với thuế TNDN hạ xuống mức 20% từ năm 2016, có thể nói đây là mức thuế có tính cạnh tranh rất cao trong khu vực. Theo đó, thuế suất TNDN của Việt Nam thấp hơn mức trung bình của toàn cầu, của châu Á cũng như của ASEAN-5 (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam). Như vậy, bản thân mức thuế suất TNDN thấp này đã là một ưu đãi lớn đối với tất cả các nhà đầu tư. Như vậy, nếu không hiểu rõ động lực của nhà đầu tư mà tiếp tục đưa ra các ưu đãi đầu tư dàn trải sẽ trở nên lãng phí vì một trong những tác động của ưu đãi là giảm thu ngân sách.
Để tiếp tục thu hút đầu tư, theo ông, thời gian tới, các chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp cần tập trung vào những lĩnh vực nào? Mức ưu đãi ra sao để vừa đảm bảo được ưu đãi cho doanh nghiệp vừa đảm bảo tính công bằng, minh bạch?
Trong bối cảnh này, đặc biệt khi Việt Nam mong muốn thu hút các nhà đầu tư thế hệ mới, muốn gắn chặt chẽ hơn các ưu đãi thuế với hiệu quả của đầu tư, cần có những cải cách mạnh mẽ trong việc xây dựng các chính sách về ưu đãi thuế, trong đó, ưu tiên hàng đầu là giảm dần và tiến tới loại bỏ các miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thay vào đó là các hình thức ưu đãi thuế dựa trên chi phí, chẳng hạn như khấu hao nhanh, tăng mức chiết trừ khi tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Đây chính là những ưu đãi thuế gắn với các hạng mục đầu tư thực tế (ví dụ đầu tư vào nghiên cứu phát triển, đào tạo...).
Theo đó, việc ưu đãi thuế/trợ cấp thuế sẽ được quy định theo tỷ lệ phần trăm trên chi phí đầu tư vào nghiên cứu phát triển hay là đào tạo hay là những lĩnh vực được khuyến khích khác. Đây có thể sẽ là một khoản chi phí được chiết trừ cao hơn mức chi phí nghiên cứu phát triển thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra khi tính thuế thu nhập, và như vậy, việc giảm thuế được tính toán cụ thể hàng năm, khi quyết toán và có tờ khai đầy đủ và rõ ràng về chi phí hàng năm của doanh nghiệp.
Việc thiết kế các ưu đãi đầu tư theo mô hình dựa trên chi phí cũng sẽ góp phần tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước. Cụ thể, các ưu đãi thuế sẽ được tính toán trực tiếp trong tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm. Trên cơ sở đó, cơ quan Thuế sẽ có thông tin để kiểm chứng các nội dung như giá trị đầu tư, số lượng việc làm thực tế được tạo ra… hạn chế được các hình thức gian lận thuế thông qua cơ chế ưu đãi đầu tư trước đây. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cũng thu thập được số liệu để phân tích lợi ích/chi phí của các ưu đãi thuế, vì các ưu đãi này đều gắn với từng hạng mục đầu tư thực tế. Qua đó, có thể bảo đảm từng đồng tiền ngân sách bỏ ra hỗ trợ đầu tư thông qua các ưu đãi thuế sẽ mang lại những lợi ích kinh tế đích thực.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
14:38 | 11/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thanh toán vốn đầu tư công qua KBNN bằng 39,4% kế hoạch sau 8 tháng
14:29 | 10/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm vi phạm về hoá đơn, tránh thiệt hại cho ngân sách
09:05 | 07/09/2024 Thuế - Kho bạc
Chuyển quyền sử dụng đất thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
15:25 | 06/09/2024 Thuế - Kho bạc
Kho bạc Nhà nước thông báo mua 150 triệu USD từ ngân hàng thương mại
16:24 | 05/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cảnh báo website giả mạo Cổng thông tin điện tử Kho bạc Nhà nước
10:26 | 04/09/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform