Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ Thị trường khả quan, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất |
Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển công nghiệp bán dẫn. Ảnh CTV |
Cần phát triển các doanh nghiệp “đầu đàn”
Chia sẻ tại tọa đàm “Doanh nhân Việt Nam với vai trò dẫn dắt các ngành công nghiệp mũi nhọn” do Báo Công Thương tổ chức ngày 24/9, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đánh giá, thời gian qua, chúng ta đã có một số doanh nghiệp “sếu đầu đàn” có thể dẫn dắt nền kinh tế như Vingroup, THACO, Hòa Phát… Tuy nhiên, số lượng chưa đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế. Hiện nay, phát triển ngành công nghiệp Việt Nam vẫn đang phụ thuộc lớn vào yếu tố bên ngoài.
Ông Vũ Văn Khoa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí cho rằng, trong lĩnh vực cơ khí chế tạo ô tô, xe máy, thủy điện đang có một số tập đoàn mạnh, nhưng ở nhiều lĩnh vực khác, chúng ta chưa có doanh nghiệp đủ mạnh để dẫn dắt ngành công nghiệp chế tạo. Hiện nay, các doanh nghiệp mới chỉ đang xử lý công nghệ nền, chưa có khả năng tự chủ công nghiệp, công nghệ hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài.
Ông Khoa nêu dẫn chứng, đơn cử như trong các chương trình dự án về năng lượng, trong phát triển hạ tầng giao thông đường sắt, đường cao tốc... chúng ta đang phụ thuộc lớn vào doanh nghiệp FDI, như vậy, giá trị thặng dư rất ít, hàm lượng công nghệ mang lại cũng không cao.
Theo chuyên gia kinh tế TS. Trần Đình Thiên, Việt Nam vẫn cơ bản là sản xuất gia công, chưa chạm được nhiều đến tự động hóa, số hóa. Cơ cấu ngành công nghiệp hiện đang có sự chênh lệch, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao, chiếm 22-23% GDP, doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 10%.
Bên cạnh đó, hệ thống chuỗi công nghiệp chưa rõ ràng. Doanh nghiệp công nghiệp, doanh nhân Việt Nam chưa thực sự tạo được sự liên kết công nghiệp giữa trong nước và thế giới; chưa thật sự dẫn dắt được chuỗi công nghiệp của các doanh nghiệp, tập đoàn, thế giới vào Việt Nam. Không những vậy, bước chuyển mình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các doanh nghiệp còn yếu.
Đối với phát triển ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn để giảm bớt sự phụ thuộc và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các chuyên gia cho rằng, cần tập trung phát triển các doanh nghiệp “đầu đàn” gắn với chiến lược phát triển ngành. Cụ thể, xác định lĩnh vực then chốt có sự hiện diện của đội ngũ doanh nghiệp như công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp công nghệ cao…
Khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Theo chuyên gia kinh tế TS. Trần Đình Thiên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có chiến lược xây dựng doanh nghiệp bám sát thực tiễn. Chúng ta mới tập trung số lượng mà chưa có chiến lược doanh nghiệp.
Ông Trần Đình Thiên nêu ví dụ về xây dựng mô hình doanh nghiệp nhiều tầng tại Nhật Bản. Có doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp cực lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ... Từ chiến lược này, chúng ta dễ dàng phân chia, định hình chiến lược phát triển để phù hợp với từng tầng doanh nghiệp.
Theo ông Trần Đình Thiên, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đây là hành động “bơm máu” cho cộng đồng doanh nghiệp, cho nền kinh tế, từ đây, nhiều gương mặt tỷ phú mới sẽ xuất hiện, tạo ra những “sếu đầu đàn” dẫn dắt tăng trưởng kinh tế.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Hoàng Mạnh Tân, Phó Tổng giám đốc Công ty CP quốc tế Sơn Hà; Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, Công ty CP Phát triển Năng lượng Sơn Hà (SHE) cho rằng, trong môi trường kinh doanh có những khó khăn khác nhau, để có một ngành công nghiệp Việt Nam phát triển, tạo ra những trụ cột thì cần các yếu tố.
Đầu tiên, tăng cường niềm tin đối với doanh nghiệp Việt Nam, tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, để doanh nghiệp phát triển, trở thành trụ cột cần thời gian dài, cần chính sách lâu dài để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Ngoài ra, yếu tố về nguồn nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển doanh nghiệp.
“Bản thân doanh nghiệp đã chủ động đào tạo, đào tạo ra rất nhiều kỹ sư nhưng đôi khi thiếu ứng dụng thực tế, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đủ”, ông Hoàng Mạnh Tân nêu, đồng thời cho rằng, hiện nay Việt Nam cũng đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của khu vực, thế giới, trở thành trung tâm sản xuất hàng đầu, do vậy, bên cạnh cơ chế, chính sách từ cơ quan quản lý, bản thân doanh nghiệp cần chủ động các kế hoạch để nắm bắt cơ hội, trở thành những trụ cột phát triển của đất nước, vươn tầm thế giới.
Tin liên quan
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
15:57 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ
14:50 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp đề xuất nhiều vấn đề với cơ quan Hải quan
07:50 | 24/09/2024 Hải quan
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
07:55 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần cải thiện hơn nữa trong cấp phép lao động
07:30 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sun Life Việt Nam đồng hành hỗ trợ người dân vượt qua bão lũ
21:16 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
16:34 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch vụ của hãng tàu COSCO Shipping Lines Vietnam
15:03 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk tích cực thực hiện dự án cánh rừng Net Zero
10:15 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
14:36 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform