Cần sửa đổi quy định xử lý vi phạm kinh doanh rượu nhập lậu
Theo Bộ Quốc phòng, trong 5 năm thi hành Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch số 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 7/12/2012 của Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn xử lý vi phạm về kinh doanh rượu lậu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá nhập lậu (gọi tắt là Thông tư liên tịch 36) đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền áp dụng xử lý hiệu quả, đúng quy định của pháp luật đối với tang vật bị tịch thu là rượu lậu. Đồng thời đã hạn chế cơ bản tình trạng rượu không có nguồn gốc, kém chất lượng thâm nhập vào thị trường nội địa.
Thống kê trong 2 năm 2015 và 2016, các lực lượng của Bộ Quốc phòng trực tiếp phát hiện và phối hợp với các lực lượng, cơ quan chức năng tiến hành bắt giữ và xử lý tổng số 22 vụ với 26 đối tượng, tịch thu 3.598 chai rượu nhập lậu với tổng giá trị trên 1,6 tỷ đồng.
Theo Bộ Công Thương, trong 2 năm 2015 và 2016, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 344 vụ, tổng trị giá tang vật bị tịch thu trên 5 tỷ đồng, với tổng số lượng rượu tiêu hủy trên 27.207 chai các loại. Tuy nhiên, thực tế qua công tác kiểm tra mặt hàng rượu ngoại nhập lậu được lực lượng Quản lý thị trường phát hiện chủ yếu trên khâu lưu thông, đa phần không xác định được chủ sở hữu, số lượng hàng hóa trong một vụ vi phạm thường nhỏ lẻ hoặc nhãn hiệu rượu trong vụ việc không đồng nhất.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 36 thì rượu nhập lậu bị tịch thu trong một vụ vi phạm buộc phải tiêu hủy trong các trường hợp sau: Không có nhãn hiệu, không xác định được nhà sản xuất hoặc có số lượng dưới 100 đơn vị sản phẩm. Trường hợp có số lượng từ 100 đơn vị sản phẩm trở lên được giám định theo quy định nhưng có tối thiểu 1 đơn vị sản phẩm có thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng không phù hợp thì bị tiêu hủy.
Trường hợp số lượng rượu nhập lậu bị tịch thu từ 100 đơn vị sản phẩm trở lên, giám định có thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng phù hợp với thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng tương ứng của sản phẩm rượu đối chứng cùng loại do nhà sản xuất chính thống cung cấp và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của Việt Nam hoặc phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thì được bán đấu giá.
Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng, thực tiễn áp dụng các quy định rượu nhập lậu là chưa phù hợp với thực tiễn xử lý đối với loại hàng hóa này, gây lãng phí cho xã hội và nhà nước. Bên cạnh đó, việc lấy mẫu giám định tối thiểu 0,5% số lượng rượu bị tịch thu cũng không hợp lý, gây tốn kém cho chi phí lấy mẫu giám định. Bộ Quốc phòng cho rằng, có vụ việc tang vật rượu nhập lậu bị tịch thu cùng chủng loại, một nhãn hiệu, được đóng gói thống nhất như nhau, cùng ký mã hiệu, cùng dung tích, cùng nhà máy sản xuất, có hình thức bên ngoài giống nhau thì việc lấy quá nhiều mẫu đối với vụ việc này là không cần thiết.
Mặt khác, trước khi gửi mẫu giám định đối với mặt hàng rượu nhập lậu, các lực lượng chức năng cần có thông tin của nhà sản xuất để đối chứng, xác định xem có phải là rượu do cơ sở sản xuất hay không, nếu đúng cơ sở sản xuất mới giám định theo thành phần, hàm lượng, chỉ tiêu của cơ sở để xác định sự phù hợp với quy chuẩn quốc gia. Trong khi đó, đối với rượu nhập lậu thường được sản xuất bằng nhiều nguồn và từ nhiều nước khác nhau, việc tra cứu thông tin hoặc liên hệ với nhà sản xuất là rất khó khăn đối với lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất về kho hàng, phương tiện bảo quản đối với rượu nhập lậu ở nhiều địa phương còn nhiều hoặc có nhưng không đủ điều kiện đặc thù đảm bảo chất lượng sản phẩm rượu theo quy định.
Cũng theo nhiều UBND các tỉnh, thành phố và các đơn vị hải quan địa phương, hiện các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư liên tịch 36 đã hết hiệu lực thi hành. Do đó, để việc xử lý rượu nhập lậu đảm bảo phù hợp với thực tế, tránh lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện tiêu hủy và thất thoát tài sản thuộc sở hữu nhà nước, đồng thời thống nhất việc áp dụng quy định pháp luật của các lực lượng thực thi, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thay thế Thông tư liên tịch 36.
Đối với quy định về xử lý rượu nhập lậu bị tịch thu, trong trường hợp giảm số lượng đơn vị rượu nhập lậu bị tịch thu buộc tiêu hủy, Bộ Công Thương đề nghị đơn vị được giao chủ trì soạn thảo xem xét, cân nhắc quy định tỷ lệ % mẫu lấy giám định đối với các mức số lượng bị tịch thu khác nhau để phù hợp với thực tế. Ngoài ra, cần quy định cụ thể các thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng cơ bản tối thiểu cần phải giám định đối với rượu nhập lậu bị tịch thu để làm cơ sở cho đơn vị xử lý có căn cứ giám định phù hợp, chính xác.
Cũng theo Bộ Quốc phòng, đơn vị soạn thảo cần sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định cụ thể đối với việc xử lý rượu nhập lậu bị tịch thu, quy định bán đấu giá tang vật cũng như xem xét cân nhắc quy định tỷ lệ % mẫu lấy giám định đối với các mức số lượng bị tịch thu khác nhau để phù hợp với thực tế.
Tin liên quan
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
19:46 | 07/10/2024 Hải quan
Hé lộ thiết kế trụ sở Hải quan tại sân bay Long Thành
18:31 | 07/10/2024 Hải quan
Giải pháp công nghệ mang lại những thay đổi vượt bậc cho ngành Hải quan
18:24 | 07/10/2024 Hải quan
Từ 9 đến 11h ngày 9/10: Tọa đàm trực tuyến “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía”
15:59 | 07/10/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 10/2024 (từ ngày 30/9 đến 6/10/2024)
08:33 | 07/10/2024 Multimedia
Hải quan Thường Phước làm thủ tục thông quan gần 5 triệu m³ cát nhập khẩu
15:27 | 06/10/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Trị: Triển khai ứng dụng trực tuyến quản lý phương tiện vận tải
06:46 | 06/10/2024 Hải quan
Hải quan Tà Lùng, Cao Bằng thu ngân sách tăng mạnh
18:32 | 05/10/2024 Hải quan
Thu ngân sách tháng 9 của ngành Hải quan tiếp tục đà giảm
14:05 | 04/10/2024 Hải quan
Vì sao Hải quan Lạng Sơn vượt thu ngân sách?
13:16 | 04/10/2024 Hải quan
Phấn đấu khởi công xây dựng trụ sở Hải quan tại sân bay Long Thành sớm hơn kế hoạch
09:44 | 04/10/2024 Hải quan
9 tháng, ngành Hải quan thu ngân sách đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng
19:47 | 03/10/2024 Hải quan
Hải quan KCN Trảng Bàng lưu ý doanh nghiệp tránh các rủi ro, vi phạm
19:41 | 03/10/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics