Cẩn trọng với giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Đằng sau quyết định hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Trung Quốc | |
Trung Quốc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với ngân hàng | |
Tăng 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ |
Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD sẽ ít có tác động tới chính sách tiền tệ . Ảnh: ST. |
Ít tác động đến chính sách tiền tệ
Dự trữ bắt buộc là số tiền tối thiếu tính trên tỷ lệ tổng lượng tiền gửi mà TCTD phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo khả năng thanh toán, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tiết kiệm. Dự thảo Thông tư quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các TCTD đang được NHNN công bố lấy ý kiến có nội dung các TCTD hỗ trợ được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các loại tiền gửi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
Theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD, TCTD hỗ trợ là TCTD được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của TCTD được kiểm soát đặc biệt. Hiện tại, các TCTD hỗ trợ bao gồm: Ngân hàng TMCP Đầu từ và phát triển Việt Nam (BIDV) - hỗ trợ Ngân hàng TMCP Đông Á; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - hỗ trợ Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) - hỗ trợ Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank), Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank). Đây đều là những “ông lớn” của ngành ngân hàng, với tổng số dư tiền gửi khách hàng chiếm 40% tiền gửi toàn hệ thống.
Theo quy định hiện hành của NHNN, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng đối với VND là 3%, ngoại tệ là 8%; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đối với VND là 1% và ngoại tệ là 6%. Như vậy, những TCTD được giảm 50% dự trữ bắt buộc thì tỷ lệ này chỉ còn tương ứng là 1,5% và 0,5% (đối với VND); còn 4% và 3% (đối với ngoại tệ). Như vậy, các ngân hàng được giảm sẽ có thêm nguồn vốn để đẩy ra thị trường, hỗ trợ các ngân hàng tham gia tái cơ cấu. Từ đó, sẽ có ít nhiều tác động tới thị trường tiền tệ, trong đó có sự đi xuống của mặt bằng lãi suất.
Tuy nhiên, phân tích thêm về vấn đề này, theo các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, thực chất, đây chỉ là quy định phù hợp, hợp thức hóa với khoản 7 điều 148đ của Luật số 17/2017/QH14 – quy định về quyền và nghĩa vụ của TCTD hỗ trợ (được vay tái cấp vốn với lãi suất ưu đãi đến mức 0%, được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo phương án phục hồi đã được phê duyệt), không phải là nội dung mới. Ngoài ra, các chuyên gia này cũng cho rằng, dự thảo sẽ không có nhiều tác động đến chính sách tiền tệ vì từ dự thảo đến thực tế có độ trễ thời gian khá lớn và ngay cả trong trường hợp được ban hành, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được giảm của từng ngân hàng sẽ còn phụ thuộc vào khoản hỗ trợ thực tế. Khoản hỗ trợ thực tế sẽ được xem xét và chấp thuận rất chặt chẽ và có thể thấp hơn nhiều con số 50%. Hơn nữa, tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện tại đã ở mức rất thấp (3% với tiền gửi VND dưới 12 tháng và 1% với tiền gửi VND từ 12 tháng trở lên). Ngoài ra, tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định là mức tối thiểu, thực tế các ngân hàng thương mại có thể gửi NHNN vượt con số này và được hưởng lãi trên phần vượt, vì vậy việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tối thiểu không đồng nghĩa với việc sẽ có một lượng tiền tương ứng được bơm ra thị trường.
Phối hợp nhiều công cụ
Nhiều chuyên gia cũng đánh giá, dự thảo ít có tác động tới thị trường và chính sách tiền tệ, bởi điều kiện để các TCTD đáp ứng không hề dễ dàng. Hơn nữa, NHNN sẽ áp dụng nhiều công cụ để ổn định thị trường tiền tệ, hỗ trợ thanh khoản của hệ thống các TCTD.
Tuy vậy, đánh giá về tác động của dự thảo Thông tư, nhiều chuyên gia bày tỏ sự không đồng tình, bởi điều này sẽ tạo ra một “sân chơi” không công bằng cho các TCTD. Bởi với các TCTD hỗ trợ được giảm dự trữ bắt buộc thì các chuyên gia băn khoăn liệu có còn được hưởng những ưu đãi khác như được vay tái cấp vốn 0%. Hơn nữa, nếu đánh đồng điều kiện cùng được hưởng 50% thì liệu có công bằng giữa các TCTD hỗ trợ, bởi có TCTD hỗ trợ ít, có TCTD hỗ trợ nhiều. Chuyên gia kinh tế ,TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, NHNN nên có những công cụ khác để bù đắp cho các TCTD đang hỗ trợ TCTD yếu kém, như giảm lãi suất điều hành, đưa những khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại NHNN về cho những ngân hàng thương mại tham gia hỗ trợ…
Mặt khác, một tác động khá đáng lo ngại được nhiều chuyên gia kinh tế chỉ ra là sự gia tăng nợ xấu. Bởi lượng tiền cung ứng ra thị trường của các ngân hàng tăng lên có thể giúp mặt bằng lãi suất giảm xuống. Nên cùng với những chỉ đạo tạo điều kiện về vay vốn cho các doanh nghiệp, các ngân hàng sẽ đẩy vốn tín dụng ra nhiều hơn, có thể tăng nguy cơ gia tăng nợ xấu. Mặc dù hiện nay, tổng nợ xấu trên toàn hệ thống đã và đang giảm nhẹ qua từng năm, theo NHNN, tính đến cuối tháng 12/2018, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017.
Nhìn chung, khách quan mà nói, việc hỗ trợ các TCTD tham gia hỗ trợ các TCTD yếu kém là cần thiết, nhằm làm trong sạch và lành mạnh hoạt động của hệ thống. Nhưng vấn đề thiết yếu cần đặt ra là cách thức thực hiện như thế nào để tạo sự công bằng và đảm bảo bền vững cho ngành ngân hàng nói chung. Do đó, NHNN phải là cơ quan đầu mối, đưa ra những chính sách thực sự khôn khéo để thị trường tiền tệ được ổn định.
Tin liên quan
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều ngân hàng giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3
14:35 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
Hải quan TPHCM: Đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc trên 1,2 tỷ đồng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform