Cao su Tây Bắc: “Vàng trắng” thành trắng tay?
Trung Quốc kích thích kinh tế, giá cao su tăng trở lại? | |
Năm 2019, giá cao su vẫn biến động khó lường | |
Doanh nghiệp cao su sẽ đối mặt nhiều khó khăn hơn |
Cần nghiên túc đánh giá, xem xét lại hiệu quả mô hình dân góp đất trồng cao su tại khu vực Tây Bắc. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Hơn 10 năm nhận về 500 nghìn đồng
Phát biểu tại buổi toạ đàm khoa học “Người dân góp đất với công ty để phát triển cây hàng hoá: Từ góc nhìn của mô hình góp đất trồng cao su tại Tây Bắc” diễn ra chiều nay 3/5, tại Hà Nội, TS. Nguyễn Lâm Thành-Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho biết, phát triển cao su tại vùng Tây Bắc là chủ trương lớn của Chính phủ.
Năm 2008, khi giá mủ cao su tại thị trường thế giới ở mức đỉnh điểm, Chính phủ công nhận cao su là cây đa mục đích. Với chức năng mới này, diện tích trồng cao su đã được phát triển mới hoặc mở rộng tại nhiều địa bàn. Tại vùng Tây Bắc, mô hình người dân góp đất trong quỹ đất canh tác với các công ty của Nhà nước để trồng cao su bắt đầu hình thành.
Nhằm chính thức hóa mô hình người dân góp đất trồng cao su tại Tây Bắc, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 990/QĐ-TTg ngày 18/6/2014, cho phép thí điểm mô hình hộ dân góp đất để hợp tác với công ty của Tập đoàn Cao su Việt Nam để phát triển cao su tại Sơn La.
Theo đại diện Tổ chức Forest Trend, khảo sát nhanh tại 6 cộng đồng tại Sơn La của nhóm nghiên cứu tiến hành trong tháng 2, tháng 3 năm 2019 cho thấy: Lợi ích mà hộ thu được thực tế từ cao su đến nay thấp hơn nhiều so với lợi ích mà hộ thu được từ các loại cây hàng năm như lúa, ngô, sắn mà hộ trồng trên cùng các diện tích trước khi góp với công ty để trồng cao su.
Cụ thể, đến nay bình quân mỗi hộ tham gia mô hình nhận được trên dưới 500 nghìn đồng, tương đương dưới 2-3% thu nhập từ các loại cây trồng như ngô và sắn với diện tích tương đương. Trong tương lai, năng suất từ cao su tăng, thu nhập của hộ có thể tăng, tuy nhiên, khoảng cách giữa thu nhập từ cao su so với thu nhập từ các loại cây trồng khác vẫn còn rất lớn.
Bên cạnh đó, với thực trạng cung mủ cao su tại thị trường thế giới vẫn lớn hơn cầu, kỳ vọng lợi ích của hộ thu được từ cao su có thể cao hơn nhiều so với lợi ích của các cây trồng khác có vẻ rất khó có thể đạt được.
Khoảng 75% số hộ tham gia khảo sát cho rằng thu nhập của hộ giảm so với trước khi tham gia góp đất trồng cao su. Cụ thể, 9% số hộ cho rằng thu nhập của mình giảm trên 80%; 38% số hộ cho rằng thu nhập giảm 40-80%.
Đề nghị Chính phủ có cơ chế giải quyết
Phát biểu tại toạ đàm, ông Lò Văn Hùng (bản Củ Pe, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) cho hay, gia đình ông góp đất trồng cây cao su đến nay đã được 11 năm mà chưa được hưởng bất kỳ lợi gì từ cây cao su. Cây cao su không chịu được đất ở Sơn La, sương muối xuống là cây chết. Hiện tại, người dân chỉ mong muốn công ty trả lại đất cho dân để canh tác cây khác.
Ông Lù Văn Hải-Trưởng bản Ta Mo, Mường Bú, Mường La (Sơn La) thông tin thêm: Hiện nay, một số diện tích trồng cây cao su không lên, công ty không trồng bù đắp thêm. Vấn đề chia cổ tức thế nào, tính ra sao, bà con cũng chưa được biết. Công ty từng có công văn thông báo sẽ có cuộc hội nghị họp bàn với bà con phương thức chia cổ tức song đến nay vẫn biệt tăm. Khi người dân hỏi thì câu trả lời nhận được là cổ tức tính theo mật độ cây trồng trên đơn vị diện tích.
“Nhà tôi góp 2,5ha mà hiện chỉ có 800 cây. Tính theo đúng mật độ, 800 cây chỉ tương ứng với 1,7ha, còn 8.000 m2 thì không được chia cổ tức. Chúng tôi yêu cầu không chia thì công ty phải trả lại đất để dân canh tác cây khác. Đây là vấn đề rất bức xúc”, ông Hải nhấn mạnh.
Đứng từ góc độ DN, ông Hồ Anh Đức-Tổng Giám đốc Công ty Cao su Sơn La không đi thẳng giải đáp, làm rõ các vấn đề bất cập đặt ra trong câu chuyện góp đất trồng cao su mà chỉ thông tin ngắn gọn: Tổng số hộ dân góp đất cho công ty là 7.200 hộ với tổng diện tích là 6.039ha.
Về vấn đề an sinh xã hội, công ty đầu tư đến nay là trên 1.200 tỷ đồng. Hiện, công ty đã tuyển 2.500 lao động là người dân tham gia góp đất trồng cao su, ký hợp đồng, đóng bảo hiểm thường xuyên. Tổng thu nhập bình quân hàng năm người lao động trong công ty khoảng 2,9 triệu đồng/người/tháng.
Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Thắng-Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Lai Châu cho hay: Tổng diện tích mà công ty ký hợp đồng với hộ dân góp đất trồng cao su hiện là 7.600ha/4.900 hộ. Năm 2017, công ty đưa vào khai thác mủ cao su, chi lại cho hộ dân góp đất số tiền 2,8 tỷ đồng. Năm 2018, con số chi trả này là 5,3 tỷ đồng.
“2 năm thực hiện khai thác mủ, công ty đã chi trả cho 100% cho hộ dân. Cao su là cây đa mục đích nhưng là cây công nghiệp dài ngày. Những năm đầu, số cây đưa vào khai thác ít, số cây lớn dần từng năm, sản lượng tăng dần. Có vườn cây cao su đỉnh điểm khai thác lên tới 3 tấn/ha. Tổng vốn đầu tư của công ty là hơn 1.000 tỷ đồng trên tổng số hơn 6.900ha, tính toán thu hồi vốn trong vòng 20 năm. Bởi vậy, mọi tính toán phải tính trong vòng 20 năm, nên xét góc độ chung chứ không nên lấy hạt cát ra soi”, ông Thắng nhấn mạnh.
Theo ông Hứa Đức Nhị-Chủ tịch Hội chủ rừng Việt Nam, vấn đề góp đất trồng cao su, người dân nhất là dân miền núi góp vào mấy chục năm mà thu nhập không bằng cây trồng khác khiến người dân rất băn khoăn. Đây là vấn đề rất lớn, cần đánh giá tổng kết, giải quyết vấn đề cụ thể. Các bộ, ngành nên vào cuộc để đánh giá, rút ra những gì cần thiết về cây cao su Tây Bắc, sau đó mới biết là nên nhân lên hay hạn chế lại.
“Thậm chí, một số nơi cây cao su không phát triển được, gặp khó khăn, Tập đoàn Cao su Việt Nam cần đề nghị Chính phủ có cơ chế giải quyết”, ông Nhị nêu quan điểm.
Tin liên quan
Tội phạm đặc biệt nguy hiểm móc nối người nước ngoài để buôn ma túy ở Tây Bắc
21:01 | 24/07/2024 An ninh XNK
Xuất khẩu cao su tăng mạnh trong tháng 6
16:12 | 08/07/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành nhựa và cao su tiếp cận công nghệ mới để đối diện thách thức
15:40 | 05/06/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics