Chặng đường 57 năm ASEAN tăng cường kết nối và tự cường
Ở tuổi 57, ASEAN ngày càng khẳng định sức sống, thương hiệu, vai trò trung tâm của mình. Và trong chặng đường 57 năm phát triển của ASEAN, Việt Nam luôn khẳng định là một thành viên tích cực, trách nhiệm, giữ vai trò nòng cốt trong sự phát triển của ASEAN.
Hình mẫu hợp tác khu vực
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967, hiện bao gồm 10 nước thành viên là: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia (Timor-Leste đang trong lộ trình để được kết nạp làm thành viên chính thức).
Sự ra đời của ASEAN cách đây 57 năm đã phản ánh nguyện vọng chung của nhiều quốc gia trong khu vực về hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển. Dù còn có sự khác biệt về tôn giáo, về trình độ phát triển, về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin... song các nước đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ và cùng nhau phát triển về mọi mặt.
Kể từ khi ra đời đến nay, ASEAN đã chứng minh được vai trò quan trọng trong việc đưa Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, thịnh vượng và ổn định; từ một khu vực kinh tế lạc hậu trở thành một đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập toàn cầu.
Từ dân số khoảng 260 triệu người khi mới thành lập, ASEAN hiện là ngôi nhà chung của hơn 650 triệu người dân và là một thị trường nhiều tiềm năng. Dự báo đến năm 2050, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới.
Thành công quan trọng nhất của ASEAN trong suốt 57 năm qua là đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á, các quốc gia thành viên xây dựng được mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp. Những khác biệt giữa các thành viên, những bất đồng hay tranh chấp nhất định đều được ngăn chặn và hóa giải trên cơ sở lợi ích chung.
Nền tảng cho những thành công trong gần 6 thập kỷ qua chính là những cơ chế hợp tác nội khối của ASEAN được triển khai thông qua các hiệp ước, diễn đàn, hội nghị, dự án, chương trình phát triển, việc xây dựng Khu vực tự do thương mại ASEAN và các hoạt động văn hóa-thể thao khu vực.
Có thể kể đến, đó là việc ASEAN thúc đẩy sự ra đời và dẫn dắt Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mở rộng (ADMM+), đóng góp ngày càng quan trọng vào việc giải quyết những vấn đề chung của khu vực.
Tiêu biểu là việc ASEAN đã bày tỏ lập trường kiên định trong việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông và khu vực, như Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) đang được kỳ vọng sớm hoàn tất, cùng nhiều tiến triển quan trọng khác.
Thành công quan trọng nhất của ASEAN trong suốt 57 năm qua là đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á, các quốc gia thành viên xây dựng được mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp. |
Đặc biệt, Cộng đồng ASEAN đã bước vào năm thứ 9 hình thành và phát triển, kể từ mốc 31/12/2015 và đang trên hành trình hiện thực hóa Tầm nhìn đến 2025 và xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025. Hiện ASEAN đang nỗ lực hoàn tất Kế hoạch tổng thể 2025 trên cả ba trụ cột (Chính trị-an ninh, Kinh tế, Văn hóa-Xã hội) của Cộng đồng ASEAN và xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 nhằm chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Theo đó, ASEAN tập trung nâng cao năng lực thể chế và thúc đẩy hợp tác theo các xu hướng lớn hiện nay, như phục hồi bao trùm, phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn…
Bên cạnh đó, ASEAN cũng đã tạo dựng được quan hệ hợp tác khá chặt chẽ với nhiều nước và tổ chức quan trọng trên thế giới, trong đó có tất cả các nước lớn.
Đến nay đã có 94 đối tác cử Đại sứ tại ASEAN, 54 Ủy ban ASEAN tại nước thứ 3 và các tổ chức quốc tế (ACTCs) được thành lập. ASEAN có 11 đối tác đối thoại (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga, Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu (EU) và Anh), 4 đối tác đối thoại theo lĩnh vực và 4 đối tác phát triển.
Nhìn chung, ASEAN đã thành công trong tạo ra môi trường để các nước thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, tăng cường hợp tác, ngăn ngừa sự cố, giải quyết khác biệt, tranh chấp, qua đó thúc đẩy hoà bình, ổn định và an ninh ở khu vực. Các diễn đàn/cơ chế do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt thu hút được sự tham gia của các đối tác vào hợp tác khu vực.
Hiện nay, ASEAN đang chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới, sau khi hoàn thành thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, trong bối cảnh thế giới và khu vực đang biến chuyển nhanh chóng.
Tình hình mới đặt ra nhiều câu hỏi lớn cho ASEAN hiện tại cũng như tương lai, đó là làm cách nào để ASEAN duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới; cách thức để cân bằng giữa quá trình đổi mới phát triển với duy trì các giá trị cốt lõi của ASEAN...
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo ASEAN nhận định, những thách thức cũng như cơ hội do môi trường địa chính trị mang lại có thể là cơ sở để ASEAN xây dựng Tầm nhìn sau năm 2025 thực sự phù hợp và đáp ứng được sự phát triển của Cộng đồng ASEAN.
Gần đây, tại hội nghị cấp cao ASEAN-42 tổ chức tại thị trấn Labuan Bajo, tỉnh Đông Nusa Tenggara của Indonesia (tháng 5/2023), các lãnh đạo thành viên ASEAN đã thông qua Lộ trình kết nạp Timor-Leste làm thành viên chính thức. Việc nâng tổng số thành viên lên 11 được cho là sẽ góp phần củng cố vai trò trung tâm của Hiệp hội, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.
Việt Nam - những đóng góp và dấu ấn nổi bật trong ASEAN
Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 28/7/1995. Chặng đường gần 30 năm đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp chủ động, tích cực, trách nhiệm vì một ASEAN vững mạnh, đoàn kết, có vai trò, vị thế ở khu vực và trên thế giới.
Kể từ khi tham gia “ngôi nhà chung” đến nay, với tư cách là một thành viên, cũng như khi đảm nhận những trọng trách của Hiệp hội, Việt Nam luôn khẳng định được vai trò nòng cốt, dẫn dắt và ghi đậm dấu ấn đóng góp trong sự phát triển của ASEAN.
Trên tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam sát cánh cùng các nước thành viên đóng góp thiết thực vào nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, duy trì sự đoàn kết, thống nhất và phát huy vai trò trung tâm của Hiệp hội, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.
Chính sách, đường hướng tham gia hợp tác ASEAN đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ mới, một trọng tâm chiến lược của ngoại giao đa phương của Việt Nam.
Phát huy vai trò là hạt nhân thúc đẩy đoàn kết, thống nhất, ngay sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm 1999) vào Hiệp hội. Nỗ lực này đã góp phần hiện thực hóa ý tưởng về một ASEAN bao gồm toàn bộ 10 nước Đông Nam Á, tạo ra sự chuyển biến mới về chất đối với ASEAN và tình hình khu vực vào thời điểm đó.
Những đóng góp nổi bật của Việt Nam có thể kể đến là 3 lần đảm trách vai trò Chủ tịch ASEAN (năm 1998, 2010 và 2020). Trong đó, tháng 12/1998, chỉ ba năm sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6, thông qua Chương trình Hành động Hà Nội, góp phần quan trọng tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác, định hướng cho sự phát triển và hợp tác của Hiệp hội nhằm thực hiện Tầm nhìn ASEAN năm 2020.
Trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2010, với mục tiêu đẩy mạnh hiện thực hoá Tầm nhìn của ASEAN thành hành động, nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam đã ghi dấu những quyết định quan trọng như thông qua Kế hoạch Tổng thể đầu tiên về Kết nối ASEAN (MPAC 2015); mở rộng cơ chế Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) để Nga và Mỹ tham gia cũng như hình thành khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa ASEAN với các Đối tác thông qua cơ chế ADMM+.
Năm Chủ tịch ASEAN 2020, trong bối cảnh chưa từng có tiền lệ, Việt Nam đã thúc đẩy Cộng đồng ASEAN gắn bó và ứng phó hữu hiệu, kịp thời trước các thách thức chưa từng có của đại dịch COVID-19, giữ vững đoàn kết, duy trì đà liên kết của ASEAN, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho người dân cũng như đẩy mạnh các nỗ lực phục hồi.
Các sáng kiến được Việt Nam đề xuất trong bối cảnh này, trong đó có hình thức họp trực tuyến, tiếp tục được các nước thành viên thúc đẩy, góp phần tăng cường khả năng thích ứng, tự cường của ASEAN, cũng như đẩy nhanh quá trình phục hồi hậu đại dịch của khu vực.
Bên cạnh việc hoàn thành tích cực vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Việt Nam còn tham gia đóng góp quan trọng vào các quyết sách nhằm định hướng phát triển của ASEAN như thúc đẩy hoàn tất ý tưởng ASEAN-10, thông qua Chương trình Hành động Hà Nội 1998, Tầm nhìn ASEAN 2020 (1997), Tuyên bố Hoà hợp ASEAN (2003) về xây dựng Cộng đồng ASEAN, Hiến chương ASEAN (2007), Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 (2015), và trong giai đoạn hiện nay là xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến 2045.
Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển và thành công của ASEAN
Đặc biệt, trong bối cảnh ASEAN đang chuẩn bị bước sang giai đoạn phát triển mới, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 ở Indonesia tháng 9/2023, Việt Nam đã đề xuất sáng kiến đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN nhằm bổ trợ cho các diễn đàn, cơ chế chính thức của Hiệp hội, tạo cơ hội trao đổi rộng rãi về các ý tưởng, sáng kiến về hợp tác khu vực, góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN tự cường và bền vững.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 đã diễn ra tại Hà Nội (ngày 23/4/2024), thu hút sự tham dự của gần 400 đại biểu. Đây là dấu ấn rất nổi bật của Việt Nam trong ASEAN, là một trong những sự kiện đối ngoại đa phương quan trọng hàng đầu mà Việt Nam chủ trì tổ chức trong năm 2024, cho thấy những đóng góp chủ động của Việt Nam cho hợp tác khu vực, thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, đặt người dân ASEAN ở vị trí trung tâm trong mọi quyết sách.
Sứ mệnh của Diễn đàn Tương lai ASEAN chính là góp phần vào quá trình đi tìm lời giải cho các câu hỏi về tương lai của ASEAN, để hơn bao giờ hết, ASEAN không bị động trên hành trình phát triển và cũng không ai bị bỏ quên trong chính “ngôi nhà” ASEAN rộng lớn.
Ngoài ra, trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, Việt Nam đã đảm trách vai trò điều phối viên, góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác thực chất, hiệu quả giữa ASEAN với nhiều đối tác quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và chuẩn bị tiếp nhận điều phối hai đối tác là New Zealand và Anh từ sau tháng 7/2024 trong nhiệm kỳ 3 năm.
Việt Nam cũng luôn nằm trong top đầu các quốc gia có tỷ lệ thực hiện các cam kết về liên kết kinh tế khu vực ASEAN, đồng thời, là nước tham gia khởi xướng ý tưởng hình thành Cộng đồng Văn hoá-xã hội ASEAN, dành quan tâm cao cho việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN hoà hợp, gắn bó, có bản sắc, lấy người dân làm trung tâm. Cam kết của Việt Nam đối với ASEAN là nhất quán, xuyên suốt.
Có thể khẳng định, trong suốt hành trình 29 năm qua kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN.
Các chuyên gia, học giả có tiếng về nghiên cứu ASEAN đều chung nhận định rằng gần ba thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng minh một cách không thể phủ nhận rằng tư cách thành viên ASEAN đã tạo ra động lực mới không chỉ cho chính Việt Nam mà còn cho tổ chức “57 tuổi” này./.
Tin liên quan
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tây mà là… của ta
06:12 | 29/09/2024 Người quan sát
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu tăng trưởng sau bão, Thủ tướng kêu gọi "mỗi người làm việc bằng hai"
19:28 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cuba trao tặng Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
20:17 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công
19:26 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hội đàm với Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba
14:34 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Cuba diễn ra trọng thể
08:15 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
21:29 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III đã vượt mốc 20.000 đồng/lít
15:20 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:57 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh
15:43 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Bùng nổ thương hiệu xe đạp lạ, khẳng định tiềm năng thị trường thể thao Việt Nam
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
Tây mà là… của ta
Bộ Y tế đồng tình tăng thuế để giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics