Chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh tiếp tục xu hướng cải thiện
Tăng trưởng kinh tế tiếp tục xu hướng tích cực Thủ tướng Chính phủ: Điều hành kinh tế không cầu toàn, không nóng vội, không giật cục |
Các doanh nghiệp đã đánh giá tích cực hơn về cải cách môi trường kinh doanh tại các địa phương. Ảnh: H.Dịu |
Tích cực hỗ trợ dN hội nhập quốc tế
Theo khảo sát gần 10.700 doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại Việt Nam tại báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023 mới được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 9/5/2024, chất lượng điều hành kinh tế địa phương đã có nhiều cải thiện.
Các doanh nghiệp đánh giá cao công tác hỗ trợ doanh nghiệp. Năm 2023, 73,3% doanh nghiệp cho biết thủ tục tư vấn tiếp cận vốn là dễ dàng; 75% doanh nghiệp đánh giá thủ tục tiếp cận dịch vụ tư vấn hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị là dễ thực hiện; 75% doanh nghiệp nhận thấy thủ tục hỗ trợ tiếp cận mặt bằng khu, cụm công nghiệp là thuận lợi; 77,1% doanh nghiệp dễ tiếp cận sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật. Những kết quả này đều tăng so với các con số của năm trước.
Đáng lưu ý, một số chỉ tiêu về hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế năm 2023 tăng mạnh so với năm 2022. 44,6% doanh nghiệp đánh giá chất lượng cung cấp thông tin về các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của cơ quan nhà nước địa phương đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (năm 2022 là 32,6%); 66,7% cho biết vướng mắc trong thực hiện các văn bản thực thi các FTA được cơ quan nhà nước địa phương giải đáp hiệu quả (năm 2022 là 56,9%). Nhờ vậy, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn về tìm kiếm khách hàng đã giảm dần từ năm 2021, các doanh nghiệp cho biết đã chủ động xoay xở tìm kiếm khách hàng, cộng hưởng với các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương nhằm đa dạng hóa khách hàng, thị trường…
Một vấn đề gây bức xúc nhiều năm trong hoạt động doanh nghiệp là chi phí không chính thức cũng tiếp tục trong xu hướng giảm. Kết quả PCI 2023 cho thấy, chỉ 33,3% doanh nghiệp cho biết có chi trả chi phí không chính thức, giảm đáng kể từ con số 42,6% của năm 2022. Nếu so với mức 66% của năm 2015-2016, hoặc con số cao nhất là 70% vào năm 2006 (năm đầu tiên tiến hành khảo sát toàn bộ các địa phương trên cả nước) thì tỷ lệ doanh nghiệp cho biết chi trả chi phí không chính thức năm 2023 là thấp nhất. Điều này cho thấy nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Đảng, Chính phủ và chính quyền các cấp đã đạt được kết quả rõ rệt.
Song mặt khác, vẫn còn một số lĩnh vực cần đẩy mạnh nỗ lực cắt giảm chi phí không chính thức. Cụ thể, vẫn có 69,9% doanh nghiệp phản ánh còn hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp trong năm 2023 dù chỉ tiêu này có giảm từ con số 71,7% của năm 2022. Tỷ lệ doanh nghiệp có chi trả chi phí không chính thức trong một số lĩnh vực của năm 2023 có tăng so với năm trước đó như: đăng ký kinh doanh, thanh, kiểm tra môi trường nói riêng hoặc trong thanh, kiểm tra nói chung.
Kết quả khảo sát năm 2023 cho thấy các doanh nghiệp gia nhập thị trường thuận lợi hơn nhưng vẫn cần phải tiếp tục cắt giảm các điều kiện kinh doanh không cần thiết và không khả thi, không rõ ràng, khó xác định, không phù hợp thực tiễn; bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các loại chứng chỉ trùng lặp về nội dung… Mặc dù vậy, công tác cải cách thủ tục hành chính đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó giảm ấn tượng nhất là lĩnh vực thuế, phí. Năm 2023, các doanh nghiệp ghi nhận chất lượng giải quyết thủ tục hành chính nói chung ở mức cao.
TOP 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023. Biểu đồ: H.Dịu |
Khó khăn lớn nhất là tiếp cận tín dụng
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều vấn đề gây khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó, theo phản ánh từ PCI 2023, khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải là tiếp cận tín dụng. Xét theo chuỗi thời gian, đây cũng là con số cao nhất từ trước đến nay trong khảo sát doanh nghiệp thường niên của VCCI. Nguyên nhân được chỉ ra là do doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng áp đặt điều kiện tín dụng bất lợi cho doanh nghiệp, cùng với đó là một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp phản ánh về thủ tục vay vốn phiền hà. Thậm chí, hiện tượng cán bộ tín dụng cố tình bắt lỗi, kéo dài thời gian xử lý hồ sơ của doanh nghiệp cũng còn tương đối cao.
Với tình hình như trên, cộng thêm tăng trưởng tín dụng ở mức thấp so với cùng kỳ, từ đầu năm 2024 đến nay, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có chỉ đạo để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn.
Cùng với vấn đề về tín dụng, các doanh nghiệp còn phản ánh trở ngại trong tiếp cận đất đai có dấu hiệu gia tăng, môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tính năng động, tiên phong của cán bộ chính quyền địa phương có dấu hiệu chững lại.
Đánh giá cao những hỗ trợ trong sản xuất kinh doanh từ chính quyền địa phương với việc chú trọng lắng nghe ý kiến doanh nhân, doanh nghiệp qua các chương trình như “Cà phê doanh nhân”, nhưng ông Lưu Công Thành, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh bày tỏ mong muốn, lãnh đạo tỉnh quan tâm hơn để xây dựng môi trường bình đẳng hơn nữa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuận lợi hơn trong tiếp cận đất đai cũng như các gói đầu tư khác. Ngoài ra, ông Thành cũng kiến nghị tỉnh Quảng Ninh sớm tháo gỡ khó khăn về vấn đề đất để san lấp mặt bằng, thủ tục giao mặt bằng sớm.
Theo các chuyên gia, tình hình kinh tế trong năm 2024 tiếp tục chịu nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp vẫn cần nhiều hỗ trợ để tăng tốc phục hồi. Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế (VCCI) cho rằng, các địa phương cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Chính quyền các địa phương cũng cần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận nguồn lực để hoạt động, từ tiếp cận thông tin, miễn giảm thuế, tham gia đấu thầu mua sắm công... Đồng thời, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần tập trung giải quyết hiệu quả những khó khăn chủ yếu doanh nghiệp đang gặp phải về tiếp cận tín dụng, tìm kiếm khách hàng, biến động thị trường, đảm bảo tính ổn định, nhất quán của việc xây dựng và thực thi chính sách…
Điều đáng mừng là từ đầu năm đến nay, nhiều chỉ đạo về cải thiện môi trường kinh doanh từ Chính phủ đã được nêu cao. Chính phủ cũng đã ban hành trở lại Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Các doanh nghiệp kỳ vọng, những chỉ đạo chính sách mới này sẽ được chính quyền các địa phương thực hiện kịp thời, hiệu quả để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An: Trách nhiệm càng lớn hơn Chỉ số PCI năm 2023 của tỉnh Long An vươn lên vị trí thứ 2 từ vị trí thứ 10 của năm trước. Đây là niềm tự hào nhưng cũng cho thấy trách nhiệm càng lớn hơn. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo cải cách, cắt giảm thủ tục, cắt giảm thời gian, giảm bớt tất cả phiền hà để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng môi trường đầu tư. Ông Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên: Gỡ khó về mặt bằng và rút gọn thủ tục hành chính Năm nay, chỉ số PCI của tỉnh Hưng Yên vươn lên vị trí thứ 12. Điều này là nhờ các cấp, các ngành trong tỉnh luôn luôn tích cực song hành và đồng hành với doanh nghiệp, những khó khăn của doanh nghiệp đều được tháo gỡ cũng như tạo điều kiện tối đa. Hiện các địa phương đều phấn đấu cải thiện môi trường, thu hút đầu tư nên tạo ra sự cạnh tranh lớn giữa các địa phương trong cải thiện chỉ số PCI. Vì thế, thời gian tới, để tỉnh Hưng Yên lọt vào top 10 địa phương có chỉ số PCI ở mức cao như mục tiêu đặt ra thì phải có những giải pháp đột phá, chính quyền địa phương các cấp mà đặc biệt là những người đứng đầu chính quyền cần lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục song hành và đồng hành hơn nữa với các doanh nghiệp. Theo đó, để kêu gọi doanh nghiệp về đầu tư thì đầu tiên phải có mặt bằng, tức là các khu công nghiệp phải luôn sẵn sàng; thứ hai là các khâu thủ tục hành chính phải được nhanh chóng và rút gọn hơn. Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp: Doanh nghiệp là động lực cho phát triển kinh tế địa phương Việc kiên trì cải cách, đổi mới đã giúp Đồng Tháp nằm trong top 5 bảng xếp hạng PCI trong 18 năm qua. Thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn nên tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, có chiến lược phát triển để tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng. Đồng Tháp luôn xem doanh nghiệp là động lực cho phát triển kinh tế, muốn phát triển thì cộng đồng doanh nghiệp phải lớn mạnh. Ngay sau công bố CPI 2023, tỉnh sẽ nghiên cứu những chỉ số còn thấp, điểm nào còn yếu thì cải thiện, điểm nào đã làm tốt thì phát huy tốt hơn nữa. Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA): Hỗ trợ gia tăng đầu tư Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao việc cải cách thủ tục hành chính, chú trọng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để gia tăng đầu tư vào các địa phương trên cả nước, trong đó có Hà Nội. Hiện nhiều địa phương còn “trải thảm đỏ” để đón nhà đầu tư quốc tế, từ đó giúp các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ có cơ hội xây dựng và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng vẫn còn một số rào cản nhất định như vẫn còn thủ tục ở mỗi địa phương lại có cách hiểu và thủ tục khác nhau dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, thời gian tới, các thủ tục hành chính cần tập trung số hoá, nâng cao nhận thức của các cán bộ phụ trách làm việc với doanh nghiệp và nhà đầu tư khi đến làm việc với địa phương. Ngoài ra, các địa phương cần tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao để tăng thu hút đầu tư nước ngoài. Bình Nam (ghi) |
Tin liên quan
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
16:29 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TPHCM đạt 83,4%
07:42 | 04/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng từ Việt Nam
14:55 | 03/10/2024 Kinh tế
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
20:19 | 02/10/2024 Kinh tế
Tạo đòn bẩy cho ngành nội thất - xây dựng Việt Nam phục hồi và phát triển
16:41 | 02/10/2024 Kinh tế
TPHCM liên kết với 9 địa phương đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa
16:39 | 02/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
Hải quan Nội Bài phát hiện vụ vận chuyển lậu 3kg vàng qua đường hàng không
Vì sao Công ty TNHH Western City bị dừng làm thủ tục hải quan?
Kiểm tra, rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics