Châu Á đối mặt với "thách thức kép"
Châu Á đối mặt với làn sóng COVID-19 mới |
Trong bối cảnh này, các nước châu Á đã buộc phải kích hoạt trở lại các biện pháp hạn chế và phong tỏa từng phần - vốn góp phần kiềm chế được tỷ lệ lây nhiễm ở mức thấp và được đánh giá đạt thành công bước đầu trong cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2. Điều này đang khiến châu Á phải đối mặt với “thách thức kép”, làm thế nào để vừa vượt qua giai đoạn chống dịch mới được dự báo sẽ khó khăn bởi virus SARS-CoV-2 đã biến chủng với khả năng lây lan mạnh hơn, vừa khôi phục được kinh tế.
Trên thực tế, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á đang chứng số ca nhiễm mới và tử vong liên tục tăng. Điển hình như Philippines, trong khoảng 1 tuần qua, số ca nhiễm mới trong ngày ở quốc gia Đông Nam Á này tăng liên tiếp từ mức trên 4.000 lên hơn 5.000 và nay đã vượt qua 6.000 ca. Hai tháng sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm hồi sinh nền kinh tế, các ca mắc mới tại Philippines tăng hơn 6 lần, trong khi số ca tử vong cũng tăng gấp đôi. Làn sóng lây nhiễm mới cũng xuất hiện tại Đông Bắc Á, khu vực vốn đã kiểm soát hiệu quả được làn sóng lây nhiễm thứ nhất. Trong những ngày qua, Nhật Bản ghi nhận số bệnh nhân Covid-19 tăng mạnh, trong đó có những ngày hơn 1.000 ca nhiễm mới. Riêng thủ đô Tokyo liên tục phát hiện trên 300 ca một ngày, ngày 1/8 thậm chí ghi nhận 472 ca, mức cao nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở nước này vào giữa tháng 1.
Tại Trung Quốc đại lục, từ cuối tháng 7, nhiều ổ dịch mới đã xuất hiện tại các địa phương, mới nhất là ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, miền Đông Bắc và Khu tự trị Tân Cương miền Tây Bắc. Lần đầu tiên kể từ giữa tháng 4, số ca mắc mới hằng ngày ở Trung Quốc vượt con số 100, mặc dù nước này đã đóng cửa biên giới với hầu hết các nước vào cuối tháng 3 và chỉ bắt đầu nới lỏng một số hạn chế đối với một số quốc gia nhất định. Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc), nơi từng được đánh giá là một trong những “điểm sáng” chống Covid-19 khi dịch bùng phát cuối tháng 1, cũng đang đối phó với làn sóng lây nhiễm mới, làn sóng thứ ba. Từ đầu tháng 7 tới nay, hơn 2.000 ca nhiễm mới đã được ghi nhận, tương đương trên 60% tổng số ca nhiễm tại đặc khu này cho tới nay. Trong 9 ngày liên tiếp, số ca nhiễm hằng ngày ở vùng lãnh thổ này đều hơn 100 ca.
Trong số các nước châu Á đã khống chế thành công đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là hình mẫu chống dịch nhờ các biện pháp phù hợp, quyết liệt, kịp thời và sự đoàn kết của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều nước láng giềng đang đương đầu với làn sóng lây nhiễm thứ hai, Việt Nam cũng đã bước vào giai đoạn chống dịch mới khi ghi nhận ca lây nhiễm mới trong cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng vào cuối tháng 7 vừa qua, sau hơn 3 tháng không có ca lây nhiễm cộng đồng.
Lý giải về làn sóng dịch thứ hai tấn công châu Á, giới chuyên gia cho rằng một phần nguyên nhân là từ những ca ngoại nhập. Tại Hàn Quốc, đây là một trong những yếu tố chính dẫn tới đợt lây nhiễm mới nhất ở nước này. Gần 20 người dương tính với virus SARS-CoV-2 trên tàu đánh cá nước ngoài cập cảng Hàn Quốc đã tiếp xúc với khoảng 200 người, từ đó gây ra các chùm lây nhiễm. Những ổ dịch mới tại hai tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang của Trung Quốc được cho cũng bắt nguồn từ các ca ngoại nhập. Tại Việt Nam, các chuyên gia xác định chủng virus ở bệnh nhân Đà Nẵng là chủng mới xâm nhập từ bên ngoài.
Ngoài ra, làn sóng thứ hai có cơ hội bùng phát là do không đảm bảo được giãn cách xã hội sau khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng. Như tại Nhật Bản, đợt bùng phát mới được cho bắt nguồn từ các quán bar, hàng karaoke, nơi rất đông người, nhân viên và khách hàng thường xuyên tiếp xúc gần. Do đó, kể từ ngày 1/8, chính quyền thủ đô Tokyo một lần nữa yêu cầu các cơ sở này đóng cửa sớm (lúc 22 giờ tối) để hạn chế sự lây lan của virus.
Đặc biệt, các nhà khoa học xác định hiện virus SARS-CoV-2 đã biến chủng khó lường. Như chủng virus SARS-CoV-2 ở Hong Kong trong làn sóng dịch thứ ba này được đánh giá có khả năng lây nhiễm tăng 31% so với trước đây, tương tự như chủng mới phát hiện ở Đà Nẵng. Số ca bệnh không có triệu chứng ngày càng tăng, dẫn tới “sự lây nhiễm thầm lặng” khó kiểm soát. Trong khi đó, hệ thống y tế lạc hậu của nhiều quốc gia không có khả năng chống đỡ khi dịch tái bùng phát.
Cho dù châu Á đang vất vả chống chọi với làn sóng Covid-19 thứ hai, song Giáo sư y khoa Dale Fisher tại Đại học Quốc gia Singapore nhận định châu lục này có khả năng kiểm soát dịch tốt “chừng nào các quốc gia có thể xác định các ca mắc bệnh và dập tắt những trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng”. Theo vị giáo sư này, về tổng thể, châu Á đang làm rất tốt nhờ vào hành vi của cộng đồng trong khu vực, là “cộng đồng người dân tôn trọng chính phủ, và chính phủ đang đưa ra các hướng dẫn rõ ràng về những gì sẽ làm”. Đó có thể coi là chìa khóa để châu Á vượt qua những thách thức trong giai đoạn chống dịch mới.
Tin liên quan
Vinamilk được vinh danh tại hạng mục Green Leadership
07:21 | 17/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
“Cửa sáng” xuất khẩu tới thị trường châu Á - châu Phi
08:20 | 19/06/2024 Kinh tế
Để duy trì "phép màu kinh tế" châu Á
07:57 | 02/06/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics