Châu Á lao đao trước “cơn sóng thần” Covid-19 lần thứ hai
Châu Á quay cuồng trong cơn sốt bất động sản bất chấp COVID-19 | |
Thần tốc truy vết ca bệnh Covid- 19 tại các khu công nghiệp | |
Đẩy mạnh xuất khẩu sang châu Á: Hướng đi đúng trước áp lực Covid-19 |
Mối quan ngại lớn đang nằm ở những góc nghèo đói của khu vực, nơi đã tránh được điều tồi tệ nhất cho tới tận hiện nay. Campuchia đã phải chứng kiến làn sóng đại dịch nghiêm trọng hồi tháng trước, tới mức mà nhà lãnh đạo Hun Sen nói rằng đất nước ông đang “bên bờ vực tử thần”. Giờ số ca nhiễm mới đã giảm, nhưng tổng số ca mắc vẫn trên 24.000 người, tăng từ mức chỉ bằng 1/10 con số này hồi đầu tháng 4. Lào có chưa đến 50 ca nhiễm hồi đầu tháng 4, nhưng con số chính thức hiện nay là hơn 1.700 ca. Tại Myanmar, thật khó để biết được mức độ lây lan của dịch bệnh bởi công tác xét nghiệm gần như đã dừng lại sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 2/2021.
Tất cả xảy ra vào thời điểm các nền kinh tế và các hộ gia đình đều lao đao do hậu quả của hơn 1 năm thực hiện các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, và giờ đây hầu như không có một chính phủ nào háo hức lặp lại các lệnh phong tỏa như năm 2020. Tiến độ tiêm vaccine vẫn chậm chạp, đường biên giới còn nhiều lỗ hổng, trong khi số ca nhiễm ở Trung Quốc đã bắt đầu tăng lên. Lào có khoảng 5.000km đường biên giới giáp với 5 nước láng giềng, và các ca nhiễm ban đầu trong làn sóng lây nhiễm lần này có liên quan tới những người đã vượt qua sông Mekong từ Thái Lan.
Tiếp theo là những nơi giàu có hơn, như Singapore và Đài Loan - từng được coi là "thiên đường trú ẩn" vì thành công trong việc kiềm chế dịch bệnh - giờ cũng đang vật lộn với các đợt bùng phát và phải áp đặt các lệnh hạn chế nghiêm ngặt hơn. Nhật Bản hoàn toàn đang là một “mớ bòng bong”, với một làn sóng lây nhiễm mới, tỷ lệ tiêm vaccine ngừa Covid-19 thấp nhất trong số những quốc gia thịnh vượng, trong khi Thế vận hội cận kề ngày khai mạc nhưng bị hơn 80% dân chúng phản đối.
Châu Á không phải là trường hợp cá biệt. Các chính quyền Nam Mỹ đang chật vật đối mặt với các làn sóng mới và một biến thể đáng lo ngại của virus SAR-CoV-2 xuất hiện ở Brazil, nơi vị tổng thống từng giễu cợt dịch bệnh đã phó mặc các bệnh viện tự đương đầu với thảm kịch. Tuy nhiên, đây là một ví dụ điển hình - và không phải là đầu tiên trong đại dịch này - về việc chúng ta đã lặp lại các sai lầm như thế nào.
Có hai bài học cần được đưa ra xem xét. Đầu tiên, đơn giản là không có cách nào để kiểm soát dịch bệnh nếu không có vaccine. Đó là lý do mà nhiều khu vực tại châu Âu và Mỹ giờ đây đã chứng kiến số ca nhiễm giảm hẳn và đang thảo luận về kế hoạch du lịch trong mùa Hè này. Bài học quan trọng thứ hai là từ Ấn Độ,và cả Brazil. Đó là cái giá mà cả thế giới rộng lớn hơn sẽ phải trả cho khi để những điểm nóng phát triển mà không có sự kiểm soát, khi năng lực xét nghiệm, truy vết và giải mã gen hạn chế, trong khi đây là những năng lực cần thiết để cho phép các cơ quan y tế bám sát được diễn biến của dịch bệnh và hành động thích hợp.
Cần kiểm soát được các biến chủng của virus trước khi chúng bùng phát và chúng ta không thể bỏ qua những gì đang xảy ra trên khắp khu vực này. Biến thể mang đột biến kép xuất hiện ở Ấn Độ từ khoảng tháng 12/2020 nhưng không được giám sát. Sẽ còn có thêm nhiều biến chủng nữa xuất hiện trong giai đoạn hiện nay của đại dịch. Điều này có nghĩa rằng khu vực rất cần sự ủng hộ và quan tâm khẩn cấp từ bên ngoài. Nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra.
Tin liên quan
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Hòa Bình Group cung cấp thiết bị cho chuỗi sự kiện của Sun Pharma tại Việt Nam
10:21 | 03/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
WinCommerce sở hữu mô hình bán lẻ tương tự “gã khổng lồ” trăm tỷ USD của Ấn Độ
10:00 | 29/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
16:00 | 09/10/2024 Hải quan thế giới
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
11:50 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
RCEP - Cơ hội vàng để nâng cao vị thế ASEAN
08:00 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Đông bên bờ vực của cuộc chiến dầu mỏ
10:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan phá vụ buôn lậu 240 kg cocaine
09:55 | 08/10/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc ngừng mua vàng dự trữ tháng thứ năm liên tiếp
08:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc có thể là thể chế tiếp theo hạ lãi suất
08:36 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức có thể suy thoái năm thứ 2 liên tiếp
08:31 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
09:20 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
06:44 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Hà Nam Ninh đồng hành cùng DN tiêu biểu tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu vấn đề Biển Đông và giải pháp cho Myanmar
Rút ra nhiều bài học từ hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
Bắt ô tô tải chở gần 1.600 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics