Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng
Nguy cơ khủng hoảng năng lượng vẫn hiện hữu ở châu Âu |
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, vẫn còn nhiều yếu tố có khả năng gây bất ổn cho "Lục địa già", có thể đẩy khu vực này quay lại một cuộc khủng hoảng năng lượng mới.
Trên thực tế, châu Âu rất dễ bị tổn thương về năng lượng. Đáng tiếc là những thách thức vẫn chưa kết thúc và không thể đánh giá thấp rủi ro xảy ra sự cố.
Sự lạc quan hiện nay dựa trên thực tế là bất chấp các đợt rét đậm của mùa Đông năm nay, khu vực này vẫn ổn định nhờ trữ lượng khí đốt cao. Thậm chí, ngay cả khi xung đột Israel-Palestine leo thang vào tháng 10/2023, tình hình căng thẳng trên Biển Đỏ dường như không ảnh hưởng đến nguồn cung khí đốt của châu Âu.
Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí châu Âu tại HSBC Holdings, Kim Fustier, nhấn mạnh: “Đây là mùa Đông thứ hai châu Âu trải qua mà không có khí đốt của Nga. Thực tế là mùa đông 2022-2023 trôi qua mà không có vấn đề gì lớn xảy ra đã giúp xoa dịu các nhà giao dịch”.
Trading Economics nhận định nhu cầu tổng thể về khí đốt yếu và sẽ vẫn ở mức thấp hơn so với giai đoạn trước khi bùng phát xung đột Nga-Ukraine. Do đó, châu Âu dự kiến bước vào mùa Xuân với hơn 50% công suất lưu trữ khí đốt dưới lòng đất.
Tuy nhiên, nhiều dự đoán cho rằng hiện tượng giá xăng giảm sẽ sớm chấm dứt và các nước châu Âu cũng như Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng khác trong những tháng tới.
Ông Balint Koncz, người đứng đầu bộ phận kinh doanh khí đốt tại MET International ở Thụy Sĩ cho biết: “Chỉ cần nhìn vào giá cả, có vẻ như cuộc khủng hoảng đã kết thúc. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang phụ thuộc vào các yếu tố toàn cầu, điều này có thể thay đổi nhanh chóng”.
Bất chấp các khoản đầu tư quốc tế lớn đổ vào việc tạo ra các tuyến trung chuyển LNG, hầu hết công suất khai thác mới sẽ không có sẵn cho đến năm 2025 và 2026. Và thỏa thuận về tuyến trung chuyển cung cấp khí đốt từ Nga qua Ukraine đến các nước Trung và Tây Âu sẽ hết hạn vào cuối của năm 2024. Hiện không có bất cứ thông tin nào về thời gian gia hạn của thỏa thuận.
Việc đóng cửa tuyến trung chuyển sẽ làm giảm nguồn cung cấp khí đốt. Hơn nữa, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan đang gây căng thẳng cho các hệ thống năng lượng và có thể làm tăng nhu cầu về LNG. Theo những gì được báo cáo trên trang Politico.eu, việc Chính phủ Mỹ đang xem xét lại chiến lược xuất khẩu khí đốt tự nhiên liên quan đến khí hậu đang khiến ngành năng lượng vốn rất mong manh của châu Âu lo sợ.
Nếu Bộ Năng lượng Mỹ dừng phê duyệt giấy phép xuất khẩu LNG có nguy cơ chặn các dự án mà châu Âu phụ thuộc vào để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình. Đối với EU, đây sẽ là một “cú sốc” do từ năm 2023, khối này đã tăng gấp ba lần lượng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ, đạt 60 tỷ m3
Tin liên quan
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khánh thành đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối
21:42 | 29/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thách thức không nhỏ của nền kinh tế lớn nhất châu Âu
09:06 | 22/08/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan TPHCM: Tập trung giải pháp thu NSNN những tháng cuối năm
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
Ngành Hải quan: Thu ngân sách khó khăn dần xuất hiện
Tuân thủ pháp luật về hải quan là ưu tiên trong hoạt động của doanh nghiệp
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics