Chế tài xử phạt lái xe uống rượu bia: Cần sửa quy định người gây tai nạn có thể rời khỏi hiện trường
Ngưỡng phạt nồng độ cồn đang ở mức trung bình
Hiện đang có một số ý kiến cho rằng, ở nước ta, mức "được uống" khi lái xe cao hơn, trong khi chế tài xử phạt lại nhẹ hơn so với các nước, theo ông Trần Hữu Minh, tuy trên thế giới có một vài quốc gia cấm tuyệt đối không cho phép nồng độ cồn trong máu khi mà điều khiển phương tiện cơ giới, nhưng số lượng quốc gia như vậy không nhiều. Hiện có CH Sec, Slovakia, Rumani, Hungary là cấm tuyệt đối.
Còn lại về cơ bản các quốc gia cho phép người tham gia giao thông có một ngưỡng giới hạn cho người tham gia giao thông. Ngưỡng này thường dao động từ 20mg/100ml máu, cho tới 80mg/100ml máu.
Trong đó, ngưỡng 50mg/100ml máu là ngưỡng phổ biến nhất. Một số quốc gia có yêu cầu ở ngưỡng thấp như Thụy Điển là 20mg/100ml máu. Tuy nhiên, ngưỡng 80mg/100ml máu cũng có nhiều quốc gia phát triển áp dụng như Anh, Manta có ngưỡng 80mg/100ml máu.
Tại Việt Nam quy định ngưỡng đối với người đi xe máy là 50mg/100ml máu, còn với người đi ô tô là cấm tuyệt đối. Tức là lực lượng chức năng kiểm tra phát hiện có nồng độ cồn là vi phạm. Như vậy, có thể thấy, ngưỡng quy định của Việt Nam đang ở mức trung bình tiên tiến của thế giới, không phải cao.
Đánh giá về mức phạt tài xế, người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn hiện nay, PGS.TS Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương, Đại học Y tế công cộng, Bộ Y tế cho rằng, chế tài xử phạt vi phạm nồng độ cồn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng ở mức phạt tiền và tạm giữ giấy phép lái xe, theo tôi, mặc dù mức phạt tiền cũng không hề thấp, có những hành vi bị phạt lên tới gần 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, mức phạt này còn chưa đủ sức răn đe với nhiều lái xe và việc chỉ xử phạt hành chính bằng tiền và tạm giữ giấy phép lái xe chứ chưa có những hình thức xử phạt nặng hơn và việc thực thi các quy định này đôi khi còn chưa đạt hiệu quả cao.
Đặc biệt là chưa có thêm những hình phạt khác như nhiều quốc gia khác áp dụng như: Lao động công ích, phạt tù, thu hồi vĩnh viễn giấy phép lái xe...
Đây cũng là những giải pháp mà chúng ta có thể bổ sung, áp dụng để tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật.
Điều này có thể lý giải vì sao tình trạng uống rượu bia lái xe ở Việt Nam vẫn khá phổ biến, gây ra những vụ tai nạn thương tâm như chúng ta thấy trong thời gian vừa qua. Tôi không nghĩ là "tửu lượng" của người Việt Nam cao hơn, nhưng các nghiên cứu gần đây đều cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam giới là rất cao, lên tới 77%. Ngoài ra, việc sử dụng ở mức có hại (uống nhiều rượu bia trong một lần uống và uống nhiều ngày trong tuần) cũng cao hơn nhiều so với các quốc gia khác.
Trong năm 2018 và 5 tháng đầu năm 2019, Phòng CSGT CATP Hà Nội đã xử lý 825 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Internet. |
Giải pháp nào?
Đề xuất giải pháp cho tình trạng trên, ông Trần Hữu Minh cho rằng đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về tăng chế tài với vi phạm nồng độ cồn ở lái xe, phạt tiền cao nhất đến 40 triệu đồng và tước bằng 2 năm, đồng thời bổ sung chế tài với chủ đơn vị vận tải có lái xe vi phạm nồng độ cồn là hết sức cần thiết.
Bởi trong kinh doanh vận tải cách tiếp cận không chỉ xử lý lái xe mà còn xử lý trách nhiệm liên đới của chủ phương tiện và doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Doanh nghiệp chủ phương tiện là pháp nhân mà biết rõ nhất về hành và điều kiện sức khỏe của lái xe. Họ cũng là chủ thể có ảnh hưởng lớn nhất đối với lái xe. Khi mà lái xe kinh doanh vận tải vi phạm nghiêm trọng thì đương nhiên doanh nghiệp và chủ phương tiện cũng phải liên đới chịu trách nhiệm, vì họ đã buông lỏng quy trình quản lý an toàn giao thông để tạo điều kiện dẫn tới vi phạm.
Quy định này còn là công cụ để tạo động lực cho doanh nghiệp và chủ phương tiện chủ động tích cực quản lý an toàn giao thông tốt hơn. Ngoài việc nâng cao mức phạt đối với lái xe và doanh nghiệp thì vấn đề quan trọng hơn là chúng ta có một hệ dữ liệu để quản lý vi phạm và xử phạt lũy tiến đối với sai phạm. Nếu làm được việc này, chắc chắn là nhận thức và hành vi của doanh nghiệp cũng như lái xe sẽ thay đổi một cách toàn diện.
“Đặc biệt, quy định người gây tai nạn có thể rời khỏi hiện trường là bất cập lớn cần phải sửa đổi trong thời gian tới. Bởi nếu chúng ta cho phép di dời khỏi hiện trường thì trong một số trường hợp, các yếu tố cấu thành tội phạm có thể thay đổi, đặc biệt trong trường hợp vi phạm nồng độ cồn thì sau một thời gian mức độ nồng độ cồn sẽ thay đổi rất nhiều, thậm chí không còn.
Khi đó chúng ta có thể không xác định được ra nguyên nhân gốc, như vậy không có giải pháp hiệu quả. Bởi vậy, bổ sung các quy định để nghiêm cấm việc gây sức ép, hành hung với người gây tai nạn để đảm bảo họ có mặt tại hiện trường và hợp tác đầy đủ với cơ quan chức năng là điều quan trọng và cần thiết. Tôi cho rằng đây là bất cập lớn cần phải sửa đổi trong thời gian tới”, ông Minh phân tích thêm.
Cũng theo ông Minh, thực ra, tất cả các giải pháp kể cả từ quy định pháp luật, tuyên truyền và xử phạt hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện cơ giới chỉ là những giải pháp mang tính phần ngọn, cuối cùng.
Chúng ta cần thực hiện những giải pháp mang tính nền tảng để tạo ra một môi trường có văn hóa ứng xử giao thông tốt. Có nhiều giải pháp mà chúng ta có thể thực hiện trong đó đặc biệt quan trọng là những giải pháp toàn diện để kiểm soát tác hại của rượu bia trong xã hội (bao gồm kiểm soát sự sẵn có, kiểm soát khả năng tiếp cận của từng nhóm dân cư...). Đây chính là những nội dung cơ bản ở trong Luật Phòng chống tác hại rượu bia sắp được trình Quốc hội…
Tin liên quan
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường điện tử
20:54 | 12/06/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Honda Việt Nam: Tăng cường vai trò quản lý, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
15:53 | 29/03/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
10:37 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
19:28 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
18:55 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
13:45 | 20/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
08:01 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
21:07 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
15:11 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform