Chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Yếu thế trong chuỗi cung ứng
Nhiều DN Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam “than phiền” rằng tỷ lệ linh kiện nội địa mà các công ty sản xuất Nhật Bản thu mua được rất thấp. Hầu hết các linh kiện nội địa đều do các công ty Nhật Bản cung cấp tại Việt Nam.
Ông Hironobu Kitagawa, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) nhìn nhận, khó khăn trong việc thu mua các bộ phận và linh kiện nội địa vẫn là một vấn đề lớn đối với các công ty Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam. Cụ thể, tỷ lệ thu mua nội địa của các nhà sản xuất Nhật Bản ở Việt Nam là 34,2% vào năm 2016. Con số này hoàn toàn là thấp hơn so với tỷ lệ 67,8% ở Trung Quốc; 57,1% ở Thái Lan và 40,5% ở Indonesia.
Câu chuyện Samsung liên tục mở rộng vốn đầu tư tại Việt Nam với hàng loạt các dự án lớn nhưng lại rất khó khăn trong việc tìm kiếm DN Việt tham gia vào chuỗi cung ứng đã được nhắc đến từ lâu. Từ năm 2007 đến nay, Samsung đã có cố gắng và muốn đưa các DN Việt Nam vào chuỗi cung ứng bởi điều này sẽ mang lại lợi ích cho Samsung như chi phí thấp, đơn đặt hàng cần nhiều và nhanh thì nhà cung ứng nội địa sẽ lập tức có ngay mà không phải NK. Mặc dù số lượng DN Việt Nam tham gia được chuỗi cung ứng cho Samsung đã tăng lên song nhà đầu tư tỷ đô này vẫn đang “mải miết” tìm kiếm thêm “vệ tinh”.
Đưa ra 2 ví dụ nêu trên để thấy rằng, việc tham gia vào chuỗi cung ứng cho các DN FDI đang hoạt động ở Việt Nam còn hạn chế. Ngoài lý do DN ngoại mang theo chuỗi cung ứng sản xuất vào Việt Nam thì còn có nguyên nhân là công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn chậm phát triển. Thực tế này cũng được chính Bộ Công Thương thừa nhận dù sự gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp sản xuất quan trọng như ô tô, dệt may, da giày, điện tử, cũng như việc tham gia sâu rộng vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu đang là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam.
Theo đó, những lĩnh vực được coi là “chủ chốt” của nền kinh tế, nhưng tỷ lệ nội địa hóa rất nhỏ. Đơn cử như trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày, tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may đạt thấp (tỷ lệ giá trị gia tăng năm 2015 đạt 51,1%). Ngành da giày tỷ lệ cung ứng chỉ khoảng 20- 25%, còn lại phải NK, năng lực thiết kế mẫu mã còn yếu... Hoặc là trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô vốn được kỳ vọng là sẽ trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, nhưng đến thời điểm này, tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi mới đạt bình quân khoảng 7-10%.
Bản lĩnh làm từ cái nhỏ
Thực tế nêu trên sẽ đặt ra thách thức vô cùng lớn cho các DN Việt Nam. Bởi theo ông Hironobu Kitagawa, khi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN hoàn toàn áp dụng vào năm 2018, các DN Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà chế tạo từ các nước láng giềng cung cấp các sản phẩm với giá thành thấp hơn do việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan này.
Tuy nhiên, theo GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trình độ người Việt Nam không thua kém các nước trong khu vực, vì ở các nhà máy công nghệ cao của DN FDI, phần lớn người Việt Nam đều đang làm việc. Do đó, DN cần chủ động đầu tư sản xuất, công nghệ, giới thiệu sản phẩm… hơn là chờ hỗ trợ.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Văn Vinh, Quản lý vùng Công ty TNHH Fuji Machine Việt Nam cho biết, công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam chưa phát triển cũng có nguyên nhân do chính sách nhưng đó chỉ là phần nhỏ. Tôi cho rằng, DN phải bắt tay vào làm để nêu ra khó khăn cụ thể , từ đó những người làm chính sách mới giải quyết.
Để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng, theo ông Vinh, DN Việt Nam nên mạnh dạn đầu tư sản xuất những thứ đơn giản để dần dần thâm nhập chuỗi cung ứng của nhà sản xuất, từng bước tạo dựng vị thế để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu. “Nếu chúng ta cứ để nhà sản xuất NK nguyên vật liệu rồi chỉ thực hiện gia công, đến một ngày nào đó khi không còn lợi thế cạnh tranh lao động giá rẻ thì chúng ta sẽ mất hẳn lợi thế bởi các nhà máy ở Việt Nam đã dịch chuyển sang các nước”, ông Vinh nêu ý kiến.
Cũng nhìn từ góc độ DN, một vị chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp cho rằng, DN Việt Nam thiếu bản lĩnh làm những cái nhỏ nhưng chính những cái nhỏ lại tạo nền tảng tốt cho DN khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Câu chuyện tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Công ty CP Cao su Hà Nội là một ví dụ. Ông Phạm Hồng Việt, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Hà Nội cho rằng, DN cần xác định rõ, khi đã tham gia phải tham gia ngay từ đầu, tức là từ khi phát triển sản phẩm đó chứ không phải lúc họ đã có sản phẩm trên thị trường. Khi họ định đưa ra sản phẩm gì thì chuỗi đó phải tham gia ở đâu. Ông Việt chia sẻ: “Khi Samsung có ý định đưa ra sản phẩm điện thoại Galaxy S8, chúng tôi đã tham gia chuỗi cung ứng cho sản phẩm này. Dù chỉ đóng góp nhỏ- sản xuất bao bì cho Samsung nhưng DN cũng tạo được vị thế nhất định”.
Tin liên quan
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
Hải quan TPHCM: Đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc trên 1,2 tỷ đồng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform