Chỉ cách ứng phó với xung đột Nga - Ukraine
Gạo và nông sản Việt Nam có cơ hội gia tăng xuất khẩu để bù đắp nguồn cung từ Nga và Ukraine đang bị đứt gãy. Ảnh: LT |
Bài toán hóc búa về thanh toán
Hàng loạt DN xuất khẩu hàng sang Nga đang chịu thiệt hại lớn khi một số ngân hàng lớn của nước này bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, khiến nhiều hợp đồng không được thanh toán. TS. Trần Quốc Hùng, Tổng giám đốc Viện Tài chính quốc tế IIF Washington DC đánh giá, tác động nghiêm trọng nhất của xung đột Nga – Ukraine là cấm vận về tài chính. Do đó, trước mắt các DN cần tạo ra kênh chi trả thanh toán với các đối tác Nga một cách rõ ràng, hợp pháp, giảm thiểu nguy cơ bị cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ với các nước phương Tây.
Nhân cơ hội này các DN Việt Nam có thể chuyển sang nhập khẩu ngô và lúa mỳ từ Mỹ để góp phần giảm bớt xuất siêu của Việt Nam qua Mỹ |
“Đây là bài toán hóc búa mà Chính phủ và các cơ quan ngoại giao Việt Nam phải tìm hiểu, nghiên cứu và tranh thủ sự tư vấn của các chuyên gia quốc tế về luật cấm vận của Mỹ để hỗ trợ các DN” – TS. Trần Quốc Hùng nhấn mạnh.
Về phương án DN có thể tìm cách lách qua những ngân hàng chưa bị cấm vận để thực hiện thanh toán, TS. Hùng chỉ ra rằng, việc cấm vận thay đổi hàng ngày, hiện có hơn 10 ngân hàng Nga bị cấm vận, kể cả ngân hàng trung ương, hơn 20 DN Nga trong nhiều lĩnh vực cũng đang bị cấm vận. Vấn đề là những đơn vị chưa bị cấm vận thì có thể bị cấm vận trong những ngày tới. Đây là những bất ổn không biết trước được. Do đó, việc tìm cách giao dịch, đặt các kênh chi trả qua những ngân hàng hoặc DN chưa bị cấm vận cũng không phải phương án ổn định vì trong tương lai có thể bị cấm vận bất ngờ, Việt Nam cũng không chủ động được.
Hơn nữa, theo TS. Trần Quốc Hùng, khi tìm cách lập kênh chi trả qua những đơn vị chưa bị cấm vận, nếu làm với quy mô nhỏ thì không sao, nhưng với quy mô lớn thì khả năng Mỹ sẽ cho là gián tiếp phá hoại và làm giảm hiệu năng của chính sách cấm vận đối với Nga.
Một số ý kiến đặt vấn đề về việc Nga có thể dùng bitcoin để tránh cấm vận tài chính. Tuy nhiên, ông Hùng đánh giá điều này là rất khó vì khi dùng bitcoin mua bán trao đổi cũng phải qua thị trường để đổi thành đồng USD, Euro. Trong khi phạm trù, quy mô của thị trường bitcoin rất nhỏ so với nhu cầu của 1 quốc gia như Nga nên không thể chuyển từ đồng ngoại tệ như USD sang bitcoin thay thể được. Thêm vào đó, dùng bitcoin cũng không thể trốn tránh hoàn toàn, vẫn có thể bị Mỹ hay các nước theo dõi và truy ra ai đang sử dụng nên vẫn phạm vào cáo buộc có giao dịch với đơn vị bị cấm vận và sẽ bị cấm vận thứ cấp.
Đồng tình với nhận định của TS. Trần Quốc Hùng, PGS.TS Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược Việt Nam VESS cho rằng tiền mã hóa, tiền điện tử có giá trị không ổn định do tính chất nguồn cung và cầu. “Cho đến nay việc giao dịch cho các thương vụ thực sự nghiêm túc và ổn định thì không có nhiều hy vọng. Loại tiền này mới chỉ được trao đổi như tài sản chứ chưa đóng vai trò như phương tiện thanh toán. Tuy nhiên vai trò của nó sẽ từ từ hình thành dần. Còn để giải quyết khủng hoảng Nga thì đây không phải là chìa khoá” – TS Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh thêm.
Đa dạng hóa thị trường XNK
Bên cạnh những thiệt hại do vấn đề thanh toán, xung đột Nga – Ukraine còn khiến nhiều DN đang nhập khẩu các loại hàng hóa như lúa mì, ngô… từ Nga bị đứt gãy nguồn cung. Theo các chuyên gia, điều này sẽ mở ra cơ hội và động lực cho Việt Nam tái cấu trúc, tìm kiếm các thị trường mới nhằm đa dạng hóa thị trường. Theo TS Trần Quốc Hùng, Mỹ có thể là một gợi ý rất tốt về nguồn cung ngô và lúa mỳ cho các DN Việt Nam, bởi Mỹ cũng là nước sản xuất lớn các mặt hàng này. Trong khi đó, những năm qua Việt Nam luôn xuất siêu rất lớn qua Mỹ và phía Mỹ cũng đã có ý kiến quan ngại về vấn đề này. Do đó, nhân cơ hội này các DN Việt Nam có thể chuyển sang nhập khẩu ngô và lúa mỳ từ Mỹ để góp phần giảm bớt xuất siêu của Việt Nam qua Mỹ.
Về vấn đề các DN không còn nhập được các loại hàng hóa như phân bón, thức ăn chăn nuôi từ Nga nên phải nhập từ quốc gia khác, khiến giá cả tăng lên, TS Nguyễn Đức Thành cho rằng, DN cần làm quen vì nền kinh tế thị trường là như vậy, không có cuộc khủng hoảng này sẽ có khủng hoảng khác. Những khó khăn này sẽ buộc DN phải đa dạng hóa nguồn cung, đa dạng hóa thị trường và vai trò của Nhà nước là kết nối để quá trình dịch chuyển này diễn ra tốt hơn.
Đối với hoạt động xuất khẩu, các chuyên gia cũng chỉ ra cơ hội lớn cho các loại nông sản của Việt Nam trong bối cảnh nguồn cung từ Nga – Ukraine đang bị cấm vận. TS Trần Quốc Hùng chỉ ra rằng, mỗi năm Nga và Ukraine cung cấp hơn 30% lúa mì cho thị trường thế giới. Chiến tranh và cấm vận đã làm giá lúa mì tăng 50% trong tháng qua và đẩy giá các loại ngũ cốc, nông phẩm khác cũng tăng cao. Nếu chiến sự kéo dài, nguồn cung lúa mì cho thế giới có thể giảm 30%, gây ra khủng hoảng lương thực khiến giá nông sản tăng thêm.
Trong khi đó, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên 6,5 triệu tấn gạo, đứng thứ 2 thế giới, nên việc giá gạo và nông sản tăng sẽ có lợi cho Việt Nam. Thời điểm này là cơ hội rất tốt để Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu gạo và nông sản sang EU.
“Vì cấm vận và vì người dân tự động tẩy chay hàng hóa Nga, EU đang cần có nguồn cung cấp ngũ cốc và nông sản thay thế. Việt Nam nên tập trung nâng cao thị phần của mình tại thị trường Eu – trước mắt là sử dụng hết hạn ngạch xuất 80.000 tấn lúa gạo/năm với thuế suất 0% theo Hiệp định EVFTA. Đặc biệt nên phát triển các loại gạo thơm cấp cao, nhiều giá trị đang được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng” – TS Trần Quốc Hùng khuyến nghị.
Bên cạnh đó, Bắc Phi và Trung Đông cũng là những quốc gia nhập nhiều lúa mì từ Nga và Ukraine và đang bị thiếu hụt, cần tìm nguồn thay thế. Đây là cơ hội cho Việt Nam vươn ra xuất khẩu.
Ngoài ra, việc xuất khẩu sang EU đòi hỏi tiêu chuẩn cao cũng là cơ hội để các DN Việt Nam phải cố gắng nâng cao chất lượng, vì bán được ở châu Âu thì sẽ đủ khả năng cạnh tranh với các thị trường khác trên thế giới. Đây là cơ hội để Việt Nam phát triển và nâng cấp công nghệ nông phẩm của mình, không chỉ gạo mà cả các loại nông phẩm, lương thực khác.
Tin liên quan
Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
23:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
16:16 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
06:12 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EVN, Viettel rút ra bài học kinh nghiệm gì sau bão số 3?
19:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoạt động báo chí có thể được hưởng ưu đãi thuế 15%
08:20 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
19:52 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 366 tỷ USD
16:03 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK triển khai combo “siêu ưu đãi” dành cho doanh nghiệp bảo lãnh
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn năng lượng đồng hành cùng các shipper vào mùa cao điểm
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
20:16 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3: Kiểm nghiệm tretinoin trong mỹ phẩm
16:01 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung bồi dưỡng nhân tài Việt qua kỳ thi kỹ năng nghề thế giới
11:45 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn IPPG kết hợp tổ chức cuộc thi ROBOG thành công rực rỡ
08:40 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan
16:39 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics