Chỉ nên coi sự hỗ trợ từ Chính phủ là một trong số các khả năng duy trì sự tồn tại
Luật sư Hà Huy Phong |
Đợt bùng phát đại dịch Covid-19 lần này đã là lần thứ 4 và dường như doanh nghiệp đã phần nào "quen" với những khó khăn bủa vây do tác động của dịch. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đợt bùng dịch này còn kéo dài và có phần phức tạp hơn những lần trước. Ông có thể phân tích đâu là những khó khăn mà doanh nghiệp sẽ gặp phải đợt này?
- Mặc dù doanh nghiệp đã phần nào quen với tình trạng dịch bệnh, nhưng chắc chắn là rất khó có thể quen những khó khăn gây ra do dịch bệnh. Chưa có giải pháp “sống chung với lũ” nào được đưa ra và thực hiện có hiệu quả, nên cộng đồng doanh nghiệp vẫn chủ yếu là cầm cự để mong chờ ngày thoát khỏi tình trạng này. Tuy vậy, diễn biến của dịch bệnh còn rất phức tạp, không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới, nên một lối thoát thực sự là chưa sáng rõ, cộng đồng doanh nghiệp chủ yếu vừa đi vừa dò đường.
Thị trường khó khăn trong thời gian dài sẽ làm đứt gãy các mối quan hệ và mạng lưới cộng tác, liên kết kinh doanh. Nói cách khác, chuỗi cung ứng và hệ sinh thái của hầu hết các doanh nghiệp đều bị phá vỡ nên doanh nghiệp sẽ phải bắt tay làm lại từ đầu trong thời gian tới. Ví dụ: một nhà máy sản xuất vẫn tìm cách cầm cự được nhưng hệ thống đại lý đã bị hao hụt vì nhiều cửa hàng đã phải thoái lui khỏi thị trường hoặc chuyển đổi sang mô hình kinh doanh khác. Bên cạnh đó, do phải cắt giảm nhân sự nên lực lượng lao động cũng có sự xáo trộn và thay đổi, dẫn tới doanh nghiệp phải cơ cấu lại các bộ phận sản xuất, kinh doanh theo một cách méo mó để đối phó với hoàn cảnh. Trong lần bùng phát thứ tư này, nhiều doanh nghiệp đã thực sự kiệt quệ bởi các nguồn lực dự phòng đã trang trải hết cho các đợt bùng phát dịch trước đó, trong khi quãng thời gian ngắn hết dịch cục bộ vừa qua, doanh nghiệp chưa kịp phục hồi và tích lũy.
Nhiều doanh nghiệp đã tìm cách bán tháo tài sản nhưng lại gặp phải tình trạng thiếu thanh khoản của thị trường nên tình hình tài chính càng trở nên trầm trọng hơn.
Đáng chú ý, một số tổ chức tín dụng vẫn đứng ngoài cuộc với sự thờ ơ và bỏ rơi lời kêu cứu của khách hàng. Có rất nhiều doanh nghiệp mong chờ vào sự thiện chí của ngân hàng để cơ cấu lại các khoản nợ, treo lãi, giảm lãi nhưng không có kết quả. Sự thật như vậy sẽ để lại vết thương rất lớn và khó lành trong tương lai bởi doanh nghiệp bị mất niềm tin vào thị trường vốn và các định chế tài chính. Đó là khó khăn sẽ còn rất lâu dài mới khắc phục được.
Mỗi lần đại dịch bùng phát, Chính phủ cũng như Bộ Tài chính đã luôn có những chính sách tài chính kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp. Ông đánh gía như thế nào về những chính sách đã, đang và sắp được triển khai?
- Trong 1,5 năm vừa qua, Chính phủ và Bộ Tài chính đã có những biện pháp quyết liệt, kịp thời trong việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nên nền kinh tế chúng ta có thể nói là vẫn đứng vững, tạo nên những kì tích khiến cả thế giới quan tâm.
Cốt lõi của những chính sách hỗ trợ mà Chính phủ và Bộ Tài chính đưa ra là khoan thư sức doanh nghiệp, chia sẻ khó khăn và bảo vệ nền kinh tế nội địa. Các biện pháp giãn cách, kiểm soát biên giới rất tốt đã tạo cho nền kinh tế nội địa một không gian phát triển nên cho dù có khó khăn thì cung và cầu vẫn đứng vững, giao thương vẫn được đảm bảo nên doanh nghiệp vẫn có cơ hội. Căn bản của nền kinh tế vẫn phải là thị trường hàng hóa và trong chừng mực nào đó, chúng ta vẫn đảm bảo được những yếu tố cơ bản cho sự duy trì và ổn định của thị trường hàng hóa, nên từ đó thị trường lao động và tiền tệ cũng được hưởng lợi mà duy trì sự tồn tại và ổn định.
Các doanh nghiệp sản xuất chịu gánh nặng rất lớn từ tiền sử dụng đất, tiền thuế nên đã được Chính phủ hỗ trợ ngay từ thời gian đầu của dịch và việc hỗ trợ đó đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, do đại dịch chưa hết, khó khăn vẫn còn chồng chất nên Chính phủ cần duy trì sự hỗ trợ này. Nền kinh tế chỉ sống sót được nếu cộng đồng doanh nghiệp còn tồn tại và duy trì, do đó việc mấu chốt là phải hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.
Theo ông, doanh nghiệp cần phải làm những gì để có thể thụ hưởng được hết những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời, cơ quan quản lý cũng cần có những chế tài như thế nào để tránh tình trạng trục lợi chính sách của những doanh nghiệp không thuộc đối tượng được hỗ trợ?
- Mọi biện pháp hỗ trợ từ bên ngoài chỉ có tính bổ trợ và không thay thế được những hành động của chính doanh nghiệp. Cái gì quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp thì cần phải giữ. Doanh nghiệp phải tự tái cấu trúc lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản trị của mình để thích ứng với tình hình mới. Nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng cơ cấu lại ngành nghề, cơ cấu lại sản phẩm, dịch vụ, cơ cấu lại nhân sự, thậm chí chịu đau cắt bỏ những bộ phận hao tổn tài chính để duy trì sự tồn tại.
Doanh nghiệp nên coi sự hỗ trợ từ Chính phủ là một trong số các khả năng để duy trì sự tồn tại, và xem xét kỹ sự hỗ trợ đó sẽ giải quyết được phần nào trong một tổng thể chung để từ đó đưa ra các quyết sách phù hợp, tức là biến sự hỗ trợ từ Nhà nước thành những giá trị có ý nghĩa thật sự. Tôi nói ví dụ, Nhà nước cho nợ tiền sử dụng đất, tiền bảo hiểm thì doanh nghiệp sử dụng quỹ tài chính dự chi cho các nguồn đó sang đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Việc kiểm soát hoạt động trục lợi thực tế phải do cơ quan Nhà nước thực hiện, chứ tự thân doanh nghiệp khó có thể đảm trách, nên các cấp cơ sở cần xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ và đảm bảo các chính sách hỗ trợ được triển khai kịp thời và trực tiếp. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra các đối tượng hưởng hỗ trợ để phát hiện và xử lý tiêu cực, triệt để thu hồi lại các khoản hỗ trợ sai mục đích và đối tượng.
Hiện nay, Bộ Tài chính vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến, xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới. Ông có những khuyến nghị gì để những chính sách này thực sự trở thành đòn trợ lực thật sự cho doanh nghiệp?
- Bộ Tài chính cần khảo sát ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp để tìm ra giải pháp nào đã có hiệu quả trong thời gian qua để tiếp tục duy trì, cũng như tìm hiểu tâm tư của doanh nghiệp xem cần hỗ trợ ở nội dung nào để từ đó tiếp tục đưa ra giải pháp hỗ trợ mới. Tôi có tiếp xúc với một số doanh nghiệp thì thấy các vấn đề về tiền bảo hiểm xã hội, lãi suất tiền vay đang là những gánh nặng lớn nhất của họ hiện nay.
Cá nhân tôi thấy rằng, cần tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Mặc dù có những chương trình truyền thông mạnh mẽ về việc giảm lãi suất cho vay, nhưng cốt lõi là các hành động thiết thực như cơ cấu lại các khoản nợ, miễn giãm lãi vay… thì ít có ngân hàng nào thực hiện nên doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng khó khăn. Cần khoanh nợ cho doanh nghiệp và ngân hàng nên có các hành động thực tâm hơn với doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
22:27 | 09/09/2024 Tài chính
Khẩn trương bố trí ngân sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra
19:09 | 09/09/2024 Tài chính
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
15:55 | 09/09/2024 Tài chính
Đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm chủ động tạm ứng, bồi thường thiệt hại do bão số 3
14:34 | 09/09/2024 Tài chính
Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
08:32 | 09/09/2024 Tài chính
Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm vi phạm về hoá đơn, tránh thiệt hại cho ngân sách
09:05 | 07/09/2024 Thuế - Kho bạc
Tăng thuế rượu bia, thuốc lá cần đi đôi với phòng, chống buôn lậu, trốn thuế
16:41 | 06/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chuyển quyền sử dụng đất thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
15:25 | 06/09/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 62,1 nghìn tỷ đồng
10:48 | 06/09/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần quay về trạng thái bình thường
07:45 | 06/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính tuyển dụng nhân viên lễ tân và lái xe
20:33 | 05/09/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước thông báo mua 150 triệu USD từ ngân hàng thương mại
16:24 | 05/09/2024 Thuế - Kho bạc
Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó bão số 3
16:23 | 05/09/2024 Tài chính
Phấn đấu thu ngân sách năm 2024 vượt trên 10% dự toán Quốc hội giao
20:12 | 04/09/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng tăng gần 18%
19:54 | 04/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics