Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có ảnh hưởng tới doanh nghiệp thép Việt Nam?
Mỹ sẽ vẫn phải nhập khẩu thép
Theo báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán BVSC, lượng thép xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ là không lớn, đạt khoảng 679 ngàn tấn trong năm 2017, chiếm 2% tỷ trọng nhập khẩu thép của Mỹ. Về phía Việt Nam, xuất khẩu chiếm tỷ trọng 18% trong tổng sản lượng thép, trong đó xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 2% sản lượng sản xuất thép của Việt Nam. Do đó, BVSC cho rằng, việc Mỹ bảo hộ ngành thép sẽ không tác động nhiều tới Việt Nam.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu có xảy ra tình trạng lượng thép sụt giảm từ các nước xuất khẩu khác vào Mỹ sẽ chuyển hướng sang Việt Nam? Hiện Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại nhất, bởi họ là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, có vị trí giáp ranh với Việt Nam và hiện có khoảng 36% lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam xuất xứ từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, từ sau khi lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh đột biến do dư thừa (giai đoạn 2014 - 2015), Mỹ đã liên tục áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với thép Trung Quốc. Tính đến nay, Mỹ đang áp dụng 28 biện pháp thuế quan và phi thuế quan đối với nhiều loại sản phẩm thép Trung Quốc. Do đó, sản lượng thép Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ đã sụt giảm mạnh từ 2014 đến nay.
Năm 2017, sản lượng thép Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ chỉ ở mức 740.126 tấn, chiếm 2% sản lượng nhập khẩu thép của Mỹ và 1% sản lượng xuất khẩu thép của Trung Quốc. Như vậy, việc thép Trung Quốc không xuất khẩu được sang Mỹ sẽ tìm cách chuyển sang các nước khác, trong đó có Việt Nam là gần như không đáng lo ngại.
Trong các thị trường nhập khẩu thép chính của Việt Nam thì Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là những thị trường xuất khẩu thép chính vào Mỹ, do đó cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất từ chính sách hạn chế nhập khẩu của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ cũng chỉ chiếm 5 - 12% trong cơ cấu xuất khẩu của các thị trường này, như vậy có tác động nhưng không phải trọng yếu.
Ngoài ra, xuất khẩu thép của các nước này sang Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm thép hiện nay trong nước chưa có khả năng sản xuất hoặc không đủ cung cấp, như thép hợp kim, thép tấm lá, thép cuộn cán nóng… Trong khi đó, những sản phẩm chính của các doanh nghiệp thép Việt Nam là tôn mạ và thép xây dựng vẫn đang được bảo vệ khá vững chắc bởi thuế nhập khẩu và thuế tự vệ thương mại. Do đó, các chuyên gia BVSC cho rằng, chiến tranh thương mại không phải là vấn đề đáng lo ngại với các doanh nghiệp thép Việt Nam.
Mỹ hiện là quốc gia nhập khẩu thép lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên sản lượng nhập khẩu của Mỹ cũng chỉ chiếm 8% tổng thương mại thép toàn cầu. Nên tác động của chiến tranh thương mại lên giá thép và các nguyên vật liệu sản xuất thép sẽ không lớn. Ngoài ra, Mỹ sẽ vẫn buộc phải nhập khẩu thép khi sản xuất nội địa trong ngắn hạn không thể đáp ứng được nhu cầu.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành thép của Mỹ đang ở trạng thái ổn định khi công suất sản xuất gần như không thay đổi (110-117 triệu tấn/năm). Hiệu suất sử dụng bình quân của ngành ở mức 73,9% (năm 2017). Để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ 106 triệu tấn năm 2017, các nhà máy bình quân phải chạy với hiệu suất 95% - là mức hiệu suất gần như không thể đạt được đứng trên góc độ quy mô cả một ngành sản xuất.
Ngoài ra, các sản phẩm của ngành thép rất đa dạng (thép xây dựng, thép tấm, ống thép, thép hợp kim, thép không gỉ, đường ray tàu hỏa..) do đó, ngay cả khi huy động ở hiệu suất tối đa thì nếu chủng loại không phù hợp sẽ vẫn phải nhập khẩu. Do đó, về cơ bản Mỹ sẽ vẫn phải nhập khẩu thép trong vòng ít nhất 2 năm tới trước khi xây dựng các nhà máy mới và đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ bằng sản xuất nội địa.
Trước mắt, giá thép tại thị trường Mỹ sẽ tăng lên do tác động của thuế nhập khẩu, và sản lượng sản xuất của các nước xuất khẩu thép chính vào Mỹ sẽ sụt giảm. Tuy nhiên, với quy mô nhập khẩu của Mỹ chỉ chiếm 8% tổng thương mại thép toàn cầu, đồng nghĩa với việc phần sụt giảm sẽ có tỷ trọng thấp hơn và tác động tới giá thép cũng như các nguyên liệu sản xuất thép là không lớn.
Lo ngại làn sóng trả đũa
Từ những phân tích kể trên, có thể thấy tác động của chiến tranh thương mại đối với ngành thép là không nhiều. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc Chính quyền Mỹ áp dụng chính sách bảo hộ với ngành thép có thể dấy lên các hành động trả đũa của các quốc gia khác. Mới đây nhất, cuối tháng 5/2018 sau khi Mỹ tuyên bố sẽ áp dụng thuế nhập khẩu 25% đối với các nước vốn là đồng minh thân cận bao gồm EU, Mexico và Canada trong khi trước đó 2 tháng đã tuyên bố loại trừ thuế nhập khẩu thép với các quốc gia này đã gây nên sự bất bình và khả năng cao sẽ có những hành động đáp trả (thuế nhập khẩu thép trước đó của EU vào Mỹ chỉ ở mức 3%).
Theo các chuyên gia của BVSC, nếu các hành động trả đũa này chỉ nhằm vào Mỹ thì sẽ không gây ảnh hưởng gì đến ngành thép Việt Nam, tuy nhiên nếu trên một quy mô rộng hơn là bảo hộ sản xuất và hạn chế nhập khẩu từ tất cả các quốc gia thì có thể ảnh hưởng tới Việt Nam.
Trong các sản phẩm thép chính của Việt Nam, thì tỷ trọng xuất khẩu ống thép và thép xây dựng chỉ ở mức 11% -12%, trong khi tôn mạ là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất với tỷ trọng xuất khẩu lên đến 47% sản lượng tiêu thụ. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ như Hoa Sen Group, Thep Nam Kim sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng mạnh nhất nếu hàng rào bảo hộ được nâng cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng như Hòa Phát, Gang thép Thái Nguyên, Pomina sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn từ chiến tranh thương mại do tỷ trọng xuất khẩu thấp./.
Tin liên quan
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
16:29 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VPIM 2024 sở hữu racekit và giải thưởng đặc biệt thế nào?
16:11 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hỗ trợ doanh nghiệp với nguồn vốn đến 80% dự án đầu tư
16:00 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ "đặt đề bài", bảo lãnh vay vốn
14:41 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Generali Việt Nam tặng gần 900 triệu đồng hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bão Yagi
06:07 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp "bắt tay" cùng phát triển công nghệ cao
13:12 | 03/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay
07:37 | 03/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ khí, chế tạo Việt Nam đón sóng công nghệ mới
15:38 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cách nào phá vỡ thế độc quyền trong phân phối xăng dầu?
15:03 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Siêu thị tuyên chiến với thực phẩm “bẩn”
14:00 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
THACO AUTO bàn giao lô 237 xe tải Foton Ollin cho J&T Express Việt Nam
15:58 | 01/10/2024 Xe - Công nghệ
Ứng dụng AI để thúc đẩy năng lực kết nối ngành logistics Việt Nam
14:45 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần hành động nhanh để bắt kịp xu thế “xanh”
14:08 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
Hải quan Nội Bài liên tiếp phát hiện 2 vụ khách nhập cảnh giấu kim loại nghi là vàng
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics