Chinh phục thị trường EU để đưa nông sản Việt đi khắp thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường |
Sau hơn 1 tháng Hiệp định EVFTA có hiệu lực, những ngày đầu tháng 9 liên tiếp diễn ra lễ XK nhiều mặt hàng nông, thủy sản tỷ USD của Việt Nam đi EU theo EVFTA như tôm đông lạnh, cà phê, chanh leo, trái cây nói chung... Ngành nông nghiệp đã chuẩn bị như thế nào để có thể sớm tận dụng EVFTA như vậy, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Ngay trong quá trình đàm phán ký kết EVFTA, ngành nông nghiệp đã được xác định là ngành có rất nhiều lợi thế với 3 trụ cột chính. Cụ thể gồm: Có thể đẩy mạnh thương mại XK nông sản ở một số nhóm mặt hàng đang có lợi thế như tôm, cà phê, trái cây, gạo..; thông qua việc thực thi Hiệp định có thể tiếp thu các công nghệ chế biến hiện đại của EU thông qua đầu tư FDI; có thể nâng cao năng lực quản trị thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quản lý, tập huấn, nâng cao kỹ năng phát triển thị trường để cùng nhau phát triển.
Với ba lợi thế đó, ngay từ đầu ngành nông nghiệp đã phối hợp với Bộ Công Thương, các DN và nông dân chuẩn bị tích cực các điều kiện trước khi Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể như, ngành nông nghiệp tích cực đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất theo chuỗi liên kết từ khâu tổ chức nguyên liệu, chế biến sâu đến tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, ngay khi EVFTA có hiệu lực, ngành nông nghiệp đã "đón sóng" cơ hội này, tập trung đẩy mạnh các đơn hàng XK để tận dụng được ưu đãi về hạn ngạch thuế quan.
Phát lệnh xuất khẩu lô cà phê đầu tiên của Việt Nam sang châu Âu. Ảnh: TTXVN |
Những mặt hàng nào đang có lợi thế thúc đẩy XK sang EU, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Trong ngày 16/9, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với tỉnh Gia Lai tổ chức lễ XK cà phê và chanh leo sang EU theo Hiệp định EVFTA. Ngày 17/9 tại Bến Tre diễn ra Lễ XK trái cây sang thị trường này sau khi được hưởng các ưu đãi về thuế quan; trước đó cũng đã diễn ra Lễ XK tôm sang EU theo EVFTA tại Ninh Thuận.
Gạo, tôm, cà phê, trái cây... đang là những mặt hàng có lợi thế của Việt Nam tại thị trường EU. Cụ thể, với mặt hàng cà phê, Việt Nam hoàn toàn có thể gia tăng giá trị XK vào thị trường EU sau khi thuế suất giảm từ 15% xuống 0%. Trong tháng 8/2020, trị giá XK cà phê của Việt Nam sang EU đạt 76 triệu USD, tăng 34,7% so với tháng 7/2020. EU cũng là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng trị giá XK cả nước (trung bình trị giá XK cà phê sang EU đạt 1,2 - 1,4 tỷ USD/năm trong 5 năm qua).
Gạo Việt XK sang EU cũng có những tín hiệu khả quan. Trong gần 1 tháng triển khai EVFTA, giá gạo XK của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80 - 200 USD/tấn.
Với rau quả tươi, trị giá XK các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang EU trong tháng 8/2020 ước đạt 14,7 triệu USD, tăng 25,2% so với tháng trước. Hiện, EU là thị trường XK thứ tư của rau quả Việt Nam. Với nền tảng sẵn có này cộng thêm việc miễn giảm thuế NK theo cam kết trong EVFTA đang tiếp sức để giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ.
Riêng đối với ngành thủy sản, từ đầu tháng 8 đến nay, XK thủy sản vào EU cũng có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7/2020...
Bộ trưởng có thể chia sẻ rõ hơn, thời gian tới Bộ NN&PTNT sẽ triển khai các giải pháp như thế nào để tận dụng tốt lợi thế, thúc đẩy mạnh mẽ XK nông, thủy sản vào thị trường EU?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Thị trường EU đang mở ra những cánh cửa rộng lớn cho nông sản Việt. Tuy nhiên, để đáp ứng được các yêu cầu của thị trường này, việc tổ chức lại sản xuất theo hướng đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc là vô cùng quan trọng.
Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp các DN, khuyến khích DN tập trung các đơn hàng cho những ngành hàng có lợi thế như rau quả, thủy sản, nhóm sản phẩm cây công nghiệp (chè, cà phê, hạt điều); tập trung đẩy nhanh hơn sản xuất theo chuỗi, kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm; đặc biệt, cần chuẩn bị tốt kỹ năng thương mại để tận dụng các lợi thế.
Song song đó, trong dài hạn, tôi cho rằng cần có các giải pháp căn cơ, bền vững để đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi, liên kết chặt chẽ với nông dân, hình thành quy trình khép kín từ tổ chức nguyên liệu, chế biến, thương mại. Phải xác định, với thị trường EU, chúng ta không chỉ khai thác giá trị tuyệt đối của XK mà còn thông qua thị trường này làm "tín chỉ" để chứng minh trình độ sản xuất của nông dân Việt Nam. Hàng Việt Nam có thể đi đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, từ đó mở rộng dung lượng thị trường.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Thống kê sơ bộ sau hơn 1 tháng Hiệp định EVFTA có hiệu lực, trị giá XK nông, lâm, thủy sản vào EU tháng 8/2020 là 350 triệu USD, tăng 17% so với tháng 7/2020. Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020. Đối với các nhóm hàng nông sản quan trọng trong đó có cả áp dụng hạn ngạch thuế quan, cam kết của EU dành cho Việt Nam như sau: Cà phê: EU xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang, giảm từ 7 - 11% xuống 0%; các loại cà phê chế biến từ giảm 9 - 12% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực ngày 1/8/2020. Thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu của ta trong vòng 3 năm, 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Đối với cá ngừ đóng hộp, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 11.500 tấn. Gạo: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau một lộ trình nhất định. Đường: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 10.000 tấn đường trắng và 10.000 tấn sản phẩm chứa đường trên 80%. Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan. Các sản phẩm củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Gỗ và các sản phẩm gỗ hầu hết sẽ xóa bỏ thuế ngay khi EVFTA có hiệu. Các sản phẩm khác thuộc diện cam kết theo hạn ngạch thuế quan: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 25.000 tấn tinh bột sắn (trên tổng nhập khẩu của EU là 33.000 tấn); 5.000 tấn ngô ngọt (riêng ngô bao tử sẽ không bị hạn ngạch thuế quan và được hưởng thuế suất 0% trong vòng 7 năm); 400 tấn tỏi và 350 tấn nấm. Thuế suất trong hạn ngạch của tất cả các mặt hàng thuộc diện cam kết theo hạn ngạch thuế quan của EU là 0%. |
Tin liên quan
Trung Quốc đề xuất đàm phán với EU để giải quyết vấn đề thuế xe điện
08:21 | 11/09/2024 Xe - Công nghệ
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
Ngành Hải quan: Thu ngân sách khó khăn dần xuất hiện
Tuân thủ pháp luật về hải quan là ưu tiên trong hoạt động của doanh nghiệp
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thông quan gần 400 xe hàng trong ngày thông quan trở lại sau lũ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics