Chính sách tiền tệ có nên chuyển từ “chặt chẽ, thận trọng” sang “nới lỏng, thận trọng”?
3 "bài học lớn" của chính sách tiền tệ trong năm 2022 Ngân hàng Việt hấp dẫn nhà đầu tư ngoại, nhưng thận trọng nới room Chính sách tiền tệ “ngược dòng” hỗ trợ nền kinh tế |
Điều hành chính sách tiền tệ cần hướng đến cân bằng các mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô. Ảnh: ST |
Tình hình nhiều biến động
Trong mọi chỉ đạo của Chính phủ, chính sách tiền tệ luôn được yêu cầu điều hành theo hướng chắc chắn, chủ động, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hiệu quả với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trong điểm. Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai các giải pháp giảm chi phí, lãi suất cho vay cả vay cũ và vay mới; tăng khả năng tiếp cận vốn, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các động lực tăng trưởng, các lĩnh vực ưu tiên… Những chỉ đạo này phải thực hiện trên nền mục tiêu chung: ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn…
Nêu ra những chỉ đạo trên để cho thấy, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, thách thức nên mọi chính sách đưa ra phải hợp lý và tạo ra những đột phá cho kinh tế phục hồi. Với chính sách tiền tệ, “bài toán” giữa ổn định tỷ giá và hạ lãi suất đã không ít lần được mang ra cân đo đong đếm. Chẳng hạn năm 2022, áp lực mất giá đồng tiền tăng mạnh, hàng loạt quốc gia thắt chặt chính sách tiền tệ thì lãi suất trong nước khó có thể giảm xuống, bởi rõ ràng, nếu đồng Việt Nam mất giá mạnh, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phải hứng chịu những ảnh hưởng rất tiêu cực, từ đó tác động mạnh tới nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta.
Bước sang năm 2023, nhiều ngân hàng trung ương thế giới có dấu hiệu “hãm phanh” đà tăng lãi suất, dù chưa đưa ra thông tin về giảm lãi suất nhưng Việt Nam đã đi trước. Theo đó, khi tỷ giá ổn định trở lại, với điều kiện tăng chậm lại của lạm phát, 3 cú “lội ngược dòng” giảm lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-1,5%/năm trong tháng 3, tháng 4 và tháng 5/2023 của NHNN được coi là những bước đi táo bạo. Theo NHNN, việc liên tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ, qua đó tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất giảm, tỷ giá ổn định nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng lại ở mức rất thấp trong nhiều năm qua (trừ năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19). Hiện 5 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng khoảng 3%, dù nguyên nhân chủ yếu đến từ những khó khăn của doanh nghiệp, nên đây vẫn là vấn đề gây nhức nhối và cần có giải pháp căn cơ để khắc phục.
Nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng
Mặc dù sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và tài khóa đã có được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh phải chặt chẽ hơn nữa, kết hợp với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách hành chính. Theo vị chuyên gia này, chính sách tiền tệ cần đa mục tiêu hơn, thêm trọng tâm ổn định tiền tệ - tài chính, chuyển trạng thái từ “chặt chẽ, thận trọng” sang “nới lỏng, thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng”. TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, dư địa của chính sách tài khoá vẫn còn, sự phối hợp nên đẩy mạnh trong cung tiền – kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, phát triển thị trường chứng khoán, tăng năng lực tài chính cho các tổ chức tín dụng, hoàn thiện thể chế hệ thống tài chính…
Tương tự, bà Hà Thị Kim Nga, chuyên gia cao cấp của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) gợi ý, các chính sách cần được cân nhắc, phối hợp một cách thận trọng. NHNN nên dựa vào lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát và tránh các áp lực lên tỷ giá. Bên cạnh đó, vị này cũng cho rằng cần đảm bảo sự ổn định khu vực tài chính khi xử lý các nút thắt của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản.
Trong trao đổi với báo chí về vấn đề này, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà nêu rõ các công cụ điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng đứng trước nhiều thách thức, xử lý sao cho hài hòa nhiều mục tiêu. Bài toán khó đặt ra ở đây là NHNN phải tìm được điểm hài hoà, chính sách tiền tệ cần hướng đến cân bằng các mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, hướng đến mục tiêu chung dài hạn ổn định hệ thống ngân hàng.
Cùng với những nhận định nêu trên, một trong những vấn đề được mang ra “mổ xẻ” và bàn luận nhiều nhất của chính sách tiền tệ là lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, trong khi doanh nghiệp đang “sống mòn” trước những khó khăn, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường đã lên tới con số trung bình hơn 17,6 nghìn doanh nghiệp mỗi tháng. Đây là thực trạng nếu kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế, khiến mọi chính sách hỗ trợ có thể không còn hiệu quả.
Vì thế, chính sách tiền tệ nới lỏng thận trọng phải song hành với nỗ lực mở rộng chính sách tài khóa bằng các giải pháp về tiếp tục miễn giảm thuế phí, thúc đẩy giải ngân đầu tư công… Những giải pháp này khi được phối hợp đồng bộ sẽ giúp thị trường có dòng tiền thực, khơi thông những điểm nghẽn về thị trường đầu ra, giúp doanh nghiệp lấy lại niềm tin để tiếp tục đầu tư, kinh doanh.
NHNN cho biết, đến nay, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất phát sinh mới có xu hướng giảm dần trong tháng đầu năm 2023. Lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 6,1%/năm (giảm 0,37%/năm so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 9,07%/năm (giảm 0,9%/năm so với cuối năm 2022). |
Tin liên quan
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Vai trò của bảo hiểm trở nên quan trọng hơn qua khắc phục hậu quả bão lũ
14:33 | 06/10/2024 Tài chính
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
18:49 | 06/10/2024 Kinh tế
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
15:47 | 06/10/2024 Kinh tế
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
15:15 | 06/10/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
09:27 | 06/10/2024 Kinh tế
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
09:03 | 06/10/2024 Kinh tế
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Giải ngân gói tín dụng kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TPHCM đạt 83,4%
07:42 | 04/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng
Hải quan Dinh Bà phối hợp bắt đối tượng ôm hơn 4 kg ma túy bơi từ Campuchia về Việt Nam
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics