“Chip chiến” Mỹ-Trung
Mỹ "tung đòn" với Trung Quốc trong chuỗi cung ứng chip Trung Quốc phản đối việc Mỹ siết chặt xuất khẩu chip bán dẫn Tổng thống Mỹ Joe Biden bác bỏ "Chiến tranh Lạnh" mới với Trung Quốc |
Chính phủ hai nước hiện đang hào phóng hỗ trợ phát triển và sản xuất chip tiên tiến, mặc dù đều không sản xuất các sản phẩm chip tiên tiến trên lãnh thổ của mình để bán ra thị trường.
Theo các chương trình được công bố vào tháng 10/2022, Mỹ đã áp dụng chính sách “kép” vừa trợ cấp cho việc sản xuất chip tiên tiến trong nước, đồng thời dàn xếp với các đồng minh an ninh để không cho Trung Quốc tiếp cận công nghệ sản xuất chip tiên tiến. Mỹ hiện không sản xuất chip tiên tiến hay thiết bị để sản xuất chúng, nên họ phải dựa vào Đài Loan (Trung Quốc) và Hà Lan từ chối cung cấp chip tiên tiến và thiết bị sản xuất chip cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Đồng thời, Washington đang rót hàng tỷ USD vào Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) và Samsung của Hàn Quốc để xây dựng các nhà máy sản xuất chip tiên tiến tại Mỹ. Trung Quốc hiện sản xuất 16% số chip của thế giới, nhiều hơn cả Mỹ, song vẫn chưa thể sản xuất số lượng lớn những chip tiên tiến mà Washington đang nỗ lực ngăn cản nước này tiếp cận.
Nhiều người vẫn cho rằng Trung Quốc chậm hơn 10 năm trong sản xuất chip, nhưng có những dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc hiện có thể thiết kế chip tiên tiến. Mặc dù có nền kinh tế quy mô nhỏ hơn một chút so với Mỹ, song giá trị gia tăng sản xuất của Trung Quốc gần bằng quy mô của Mỹ, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại.
Cường độ và quy mô lớn của trợ cấp công nghiệp giữa các siêu cường kinh tế, cùng với vướng mắc của các chương trình trợ cấp này vì các lý do an ninh quốc gia, đặt ra vấn đề cho các cường quốc nhỏ hơn. Ví dụ, Australia không thể bắt kịp với tốc độ và mức độ của các khoản trợ cấp công nghiệp mới. Chưa kể nguy cơ đáng kể họ bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh thương mại với Mỹ, gây tổn hại cho mối quan hệ kinh tế lớn hơn nhiều giữa Australia và Trung Quốc.
Đã có những dấu hiệu cho thấy điều đó trong Hiệp định khai thác khoáng sản Australia-Mỹ được ký hồi tháng 5 vừa qua. Có hàng nghìn thỏa thuận hợp tác nghiên cứu giữa Trung Quốc và Australia, một số trong số đó có nguy cơ bị đe dọa, đặc biệt nếu Mỹ mở rộng kế hoạch cấm xuất khẩu chip sang các lĩnh vực công nghệ tiên phong khác như chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã công bố.
Từng bị chi phối bởi các lợi ích thương mại kinh doanh và bộ máy kinh tế quan liêu, nhiều chính sách công nghiệp hiện đang chuyển sang lĩnh vực an ninh quốc gia. Giám đốc Văn phòng Tình báo Quốc gia Australia Andrew Shearer đã lưu ý hồi tháng 3/2022 rằng công nghệ là “trọng tâm trong cuộc cạnh tranh địa chính trị mới này”.
Bộ máy hoạch định chính sách ở Canberra đã được cải tổ để đưa tầm nhìn về an ninh quốc gia vào các quyết định chính sách kinh tế thông thường. Điều này thể hiện rõ ở các bộ, ngành như Bộ Tài chính, Văn phòng Đánh giá Đầu tư Nước ngoài và Bộ Ngoại giao và Thương mại, cũng như tầm quan trọng ngày càng tăng của Văn phòng Tình báo Quốc gia và Bộ Nội vụ, và sự thay đổi trọng tâm của nhóm chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes.
Tin liên quan
EU "chia rẽ" về việc áp thuế xe điện Trung Quốc
07:59 | 16/09/2024 Xe - Công nghệ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
Hải quan TPHCM: Đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc trên 1,2 tỷ đồng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform