Chờ đợi Gói “trợ thở” lần thứ hai cho nền kinh tế: Tránh vết xe đổ?
Cần ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Ảnh: Hoài Anh |
“Trợ thở” lần thứ nhất còn chậm chạp
Ông Lê Đình Quảng, Phó ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: “Việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lần hai thể hiện tinh thần nhân văn của Chính phủ, góp phần tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động vượt khó trong đại dịch Covid -19. Tuy nhiên, nếu thực hiện gói hỗ trợ lần hai thì cần phải nghiên cứu kỹ về cách thức, phương pháp thực hiện và phải có sự điều chỉnh. Theo đó, cần mở rộng thêm các đối tượng, nới rộng điều kiện bởi vì thực tế có rất nhiều nhóm cần hỗ trợ vẫn chưa được tiếp cận trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường, kéo dài. Các cơ quan chức năng cũng phải tiếp tục rà soát, hoàn thiện và sửa đổi những thủ tục, điều kiện được hưởng hỗ trợ”. Xuân Thảo (ghi) |
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, chưa biết bao giờ kinh tế thế giới mới nối lại các chuỗi sản xuất, cung ứng cũng như các hoạt động du lịch, đi lại, sản xuất... Việt Nam đang phải đối phó với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở giai đoạn hai. Do vậy, việc nhanh chóng đưa ra các giải pháp, chính sách cho giai đoạn hiện nay là rất quan trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại, duy trì sản xuất ở mức hợp lý nhất, tranh thủ cơ hội để nhanh chóng khắc phục, phục hồi lại nền kinh tế với thời gian ngắn và chi phí thấp để khôi phục lại nền kinh tế và giúp Việt Nam phát triển nhanh hơn. Như vậy, xác định sẽ có nhiều khó khăn dồn dập, chồng chất do cú bồi của dịch Covid-19 lên nền kinh tế, Chính phủ đã quyết định tiếp tục nghiên cứu để xây dựng gói “trợ thở” lần thứ hai cho nền kinh tế, sau khi những giải pháp hỗ trợ từ chiến dịch trợ thở lần thứ nhất chưa đem lại hiệu quả thực sự.
Trong lần bùng phát Covid-19 đầu tiên, Chính phủ đã có nhiều gói hỗ trợ nhằm hà hơi tiếp sức cho nền kinh tế như gói hỗ trợ về tài khóa với các biện pháp giãn, giảm thuế, phí, tiền sử dụng đất có quy mô 180.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ tiền tệ 250.000 tỷ đồng và một gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá, hiệu quả các gói hỗ trợ thời gian qua chỉ ở mức vừa phải. Trong đó, với gói 62.000 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội đến nay mới giải ngân được hơn 17.000 tỷ đồng. Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới đây cho thấy, mới có khoảng 3% DN nhận được các hỗ trợ từ chính sách khắc phục khó khăn do dịch Covid–19. Với quãng thời gian từ lúc ban hành cho đến nay là gần 5 tháng thì đây là tỷ lệ rất thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là có sự đùn đẩy, sợ trách nhiệm khiến việc triển khai hỗ trợ bị chậm trễ.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, quy mô gói hỗ trợ nhỏ hơn so với thiệt hại thực tế của DN, người dân, nhưng tác động của các gói hỗ trợ này so với quy mô của chính sách hỗ trợ chiếm tỷ trọng không lớn. Một số DN không phát sinh thuế, không có doanh thu, không hoạt động, nên không có gì để hoãn, giãn thuế… điều đó cho thấy dịch bệnh tác động rất lớn tới DN. Bên cạnh đó, gói 62.000 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội thực hiện chậm và tỷ lệ đạt được rất thấp, vì thế tác động của gói hỗ trợ này chưa chắc đã đạt được mục tiêu đề ra. TS.Nguyễn Đình Cung đã chỉ ra nguyên nhân như: có rất nhiều cơ quan quản lý công dân, nhưng cuối cùng không nắm được thông tin cụ thể của người dân nên khi thực hiện chính sách phải mất thời gian xác minh, gây khó khăn. Bên cạnh đó, đội ngũ thực thi vẫn còn hiện tượng vô cảm trước cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ rất hạn chế, chỉ được giãn, hoãn nghĩ vụ thuế, phí 6 tháng, không được quyền miễn, giảm bởi miễn, giảm thuộc thẩm quyền của Quốc hội, việc ra quyết định của Chính phủ cũng chậm chạp.
Ưu tiên đối tượng nào?
Mới đây, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa đề xuất gói hỗ trợ lần hai dành cho DN và người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19. Nguồn kinh phí ước tính là 15.000 tỷ đồng, sẽ tập trung ở chính sách tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh, khôi phục, duy trì và mở rộng việc làm và đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, trong đó ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (dưới 10 lao động), hợp tác xã và hộ kinh doanh (gọi chung là cơ sở sản xuất - kinh doanh), người lao động tại khu vực nông thôn. Cùng với đó là chính sách hỗ trợ lao động mất việc có hoàn cảnh khó khăn sẽ hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho người lao động bị mất việc làm có hoàn cảnh khó khăn với kinh phí ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng.
TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, để xây dựng gói hỗ trợ nền kinh tế lần hai, bên cạnh phải đánh giá lại việc thực hiện cũng như đề xuất kéo dài gói hỗ trợ thứ nhất, cần phải đánh giá lại kinh tế 2020, là năm nguồn thu ít, chi nhiều, bội chi lớn và sẽ vượt chỉ tiêu... sau đó mới tính đến chuyện nếu hỗ trợ DN thì sẽ miễn, giảm... như thế nào. Bên cạnh việc ra quyết định nhanh hơn, chú ý tới khâu thực thi chính sách, TS. Cung cho rằng, chắc chắn lần hỗ trợ này “không chỉ dừng lại ở hoãn, giãn các nghĩa vụ mà còn phải có miễn, giảm, và điều này chắc chắn sẽ gây ra bội chi ngân sách lớn. Vì vậy, có hai cách, một là phải tính toán được tổng mức hỗ trợ cho nền kinh tế là bao nhiêu và từ đó cân đối để đưa ra mức bội chi ngân sách phù hợp. Hai là, xác định tỷ lệ bội chi cho phép, từ đó đưa ra mức hỗ trợ. Sau khi xác định được mức hỗ trợ, xác định rõ đối tượng được hỗ trợ cụ thể là ai, mức hỗ trợ là bao nhiêu, không được hỗ trợ ào ào, cào bằng. Cách thứ hai phù hợp với điều kiện của Việt Nam”. TS. Nguyễn Đình Cung lưu ý.
Đáng chú ý, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, bên cạnh hỗ trợ DN vượt qua đại dịch, chúng ta phải nghĩ rằng trong nguy có cơ, phải chớp lấy thời cơ để phục hồi nền kinh tế, từ đó để có gói hỗ trợ toàn diện hơn, lớn hơn, có cái nhìn dài hơi hơn, ít nhất là 3-4 năm. “Ngành nghề du lịch, khách sạn hiện nếu có hỗ trợ thì cũng không phát triển ngay được, bởi cầu chưa lên được. Thay vào đó, chúng ta hỗ trợ bằng cách ưu tiên, ưu đãi cho những ngành nghề mới xuất hiện, ngành nghề được lợi hoặc có lợi thế trong Covid-19, ưu tiên hỗ trợ những DN, những ngành, DN không chịu tác động của dịch bệnh nhưng lại có tương lai phát triển trong thời gian tới với thông điệp hỗ trợ người thắng cuộc, có tiềm năng phát triển, không hỗ trợ người thua cuộc”, TS Nguyễn Đình Cung nói.
Theo PGS TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính, trường Đại học Kinh tế TPHCM, vì chúng ta đã phải chi ra một khoản tiền lớn so với quy mô ngân sách và nền kinh tế để chống dịch và dập dịch, do đó, chính sách sau dịch của Việt Nam sẽ rất khác các nước. Khống chế được dịch bệnh sẽ tạo thuận lợi để Việt Nam khôi phục, kích hoạt lại nền kinh tế, nhưng nó cũng tạo ra những áp lực rất lớn lên cân đối ngân sách và đảm bảo các nhiệm vụ chi tiêu tài khoá khác. Do đó, các gói hỗ trợ nền kinh tế sau dịch phải được xây dựng trên nguyên tắc trật tự phân hạng, đâu là đối tượng ưu tiên, thành phần kinh tế, doanh nghiệp nào cần được hỗ trợ trước. Ông cũng nhấn mạnh, cần hạ các điều kiện thụ hưởng xuống để các gói này tiếp cận được đúng và nhiều đối tượng hơn, đồng thời cần ưu tiên hỗ trợ các DN có sử dụng nhiều lao động.
Mới đây, Bộ KH&ĐT đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị của Bộ KH&ĐT phải nắm chắc tình hình hoạt động của các DN để có được bức tranh toàn cảnh của từng ngành, lĩnh vực, từ đó xây dựng được các cơ chế, chính sách phù hợp. “Các chính sách mới đòi hỏi phải đủ mạnh, phải có hành động đặc biệt để cứu DN và nền kinh tế”, Bộ KH&ĐT lưu ý.
“Mức vay dự kiến đối với cơ sở sản xuất - kinh doanh là 2 tỷ đồng, với người lao động là 100 triệu đồng. Thời hạn hỗ trợ lãi suất là 12 tháng đối với các khoản vay mới. Thời gian áp dụng đối với các khoản vay mới phát sinh từ ngày 1/9/2020 đến 1/9/2021. Lãi suất vay 3,96%/năm (bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo). Kinh phí ước tính là 15.000 tỷ đồng. Người lao động đang phải đi thuê nhà và (hoặc) nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi bị mất việc, tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương có hoàn cảnh khó khăn sẽ hỗ trợ trực tiếp bằng tiền (tiền thuê nhà, chi phí nuôi con dưới 6 tuổi) ở mức 1 triệu đồng/người (hộ)/tháng và (hoặc) 1 triệu đồng/trẻ em dưới 6 tuổi. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng, áp dụng từ tháng 9 đến tháng 12/2020. Kinh phí ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng”. (Theo Công văn gửi Bộ KH&ĐT của Bộ LĐ-TB&XH đề xuất gói hỗ trợ lần thứ hai) |
Tin liên quan
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics