Chuyển đổi số là “xương sống” cho sự phát triển trong bối cảnh bất định
Chuyển đổi số, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bắt đầu từ đâu? | |
Muốn hoạt động quy mô lớn, doanh nghiệp phải chuyển đổi số | |
“Cuộc đua sinh tử” về chuyển đổi số của doanh nghiệp bán lẻ |
Hội thảo Chuyển đổi số trong bối cảnh bất định. Ảnh: H.Dịu |
Ngày 12/9, tại Hà Nội, Viện Ngân hàng – Tài chính (Đại học Kinh tế quốc dân) phối hợp cùng Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp V-Startup tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Chuyển đổi số trong bối cảnh bất định: Nắm bắt cơ hội – Vượt qua thách thức”.
Theo dự thảo Đề án chuyển đổi số quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, quá trình chuyển đổi số Việt Nam sẽ thực hiện 3 giai đoạn: Từ năm 2020 đến hết năm 2022 là giai đoạn tăng tốc, tập trung đẩy nhanh số hóa các lĩnh vực, ngành công nghiệp; chuyển đổi số nền kinh tế, chuyển đổi số xã hội và chuyển đổi số cơ quan nhà nước. Giai đoạn từ năm 2023 đến hết năm 2025 tập trung chuyển đổi số để nâng cao năng suất lao động, tạo ra các nguồn lực tăng trưởng mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiếp đó, trong giai đoạn chuyển đổi bắt đầu từ năm 2026 đến hết năm 2030, chuyển đổi số Việt Nam sẽ hướng tới phát triển một nền kinh tế số, xã hội số toàn diện.
Theo GS.TS. Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân, chuyển đổi số được xem là “xương sống” và trở thành xu thế không thể cưỡng lại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và những bối cảnh bất định đang phải đối mặt.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thy Nga, chuyên gia truyền thông chính sách V-Startup cho rằng, đối với doanh nghiệp, chuyển đối số mang lại rất nhiều lợi ích như thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban, tăng sự minh bạch và hiệu quả trong quản trị, tối ưu hóa năng suất, nâng cao khả năng cạnh tranh… Đối với các cơ quan nhà nước, chuyển đổi số giúp việc quản lý trở nên linh hoạt hơn, giúp thay đổi tư duy trong cách xây dựng chính sách…
Thực tế cho thấy, xu hướng chuyển đổi số đã hình thành từ lâu, nhưng kể từ đầu năm 2020, với bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã khiến nhiều ngân hàng và doanh nghiệp buộc phải đẩy mạnh việc tìm kiếm các giải pháp trong chuyển đổi số nhằm duy trì hoạt động của mình.
Thị trường hiện đã có nhiều dịch vụ mới phát triển mạnh mẽ, có thể kể đến như: Thương mại điện tử; Tiếp thị điện tử; Sự kiện ảo; Giáo dục trực tuyến và từ xa; Hợp tác và hội họp từ xa; Công cụ theo dõi công việc từ xa...
Nhưng các chuyên gia tại hội thảo cho rằng, việc thay đổi mô hình kinh doanh hay cách thức vận hành không hề đơn giản.
Các số liệu thống kê cho thấy, không chỉ những doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả những tập đoàn đa quốc gia cũng có thể phải trả một giá đắt nếu đưa ra những quyết định sai lầm trong quá trình chuyển đổi số.
Theo bà Nguyễn Thy Nga, Việt Nam đã khởi động chuyển đổi số khá sớm. Nhưng tăng tốc chuyển đổi số cần có một chiến lược hành động đồng bộ từ Chính phủ lẫn khối doanh nghiệp. Ba yếu tố chính cần quan tâm và có kế hoạch hành động gấp rút hơn, bao gồm: đảm bảo hạ tầng kết nối Internet tốc độ cao; cần có cơ chế ưu đãi riêng cho nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (SME); quan tâm đến kỹ năng và an toàn số…
Đối với các doanh nghiệp, ông Nguyễn Việt Long, Công ty Ernst & Young Consulting Việt Nam cho rằng, để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần có chiến lược và lộ trình rõ ràng. Cụ thể như cần xây dựng, gắn kết chuyển đổi số với mục tiêu kinh doanh, thiết lập cơ chế quản lý, đưa ra các giải pháp, sáng kiến linh hoạt, hiệu quả hơn…
Tin liên quan
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ
Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform