Chuyển sang cơ chế thị trường càng sớm càng tốt
Một quy hoạch cũ vừa được ban hành đầu năm 2012 nhưng đến đầu năm 2014, Chính phủ đã phải quyết định điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến triển vọng đến năm 2030. Theo ông, trong việc điều chỉnh quy hoạch lần này, cần lưu ý nhất đến vấn đề gì?
Trước hết cơ quan tư vấn phải nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp trước đây của các nhà khoa học và của các bên có liên quan. Không nên tự ý đưa vào quy hoạch những kiến thức lỗi thời và hạn chế của mình để làm cho Quy hoạch đã bị phá sản ngay từ khi còn trên giấy như vừa qua.
Thứ hai, cần thay đổi tư duy và cách tiệm cận trong quy hoạch ngành than kịp với ngành điện. Ngành điện đã và đang được chuyển sang cơ chế thị trường. Ngành than là đầu vào của các nhà máy nhiệt điện cũng cần chuyển sang cơ chế thị trường, càng sớm càng tốt.
Thứ ba, cần làm rõ “chi phí biên dài hạn” (chứ không phải giá thành) của 1 tấn than sản xuất trong nước là bao nhiêu. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trước đây đã nhiều lần yêu cầu phải làm rõ vấn đề này. Chi phí biên dài hạn là một tiêu chí rất quan trọng được sử dụng trong các quy hoạch của ngành công nghiệp năng lượng thuộc lĩnh vực sản xuất và lưu thông.
Thứ tư, cần phân tích đánh giá chi tiết về khả năng NK than của Việt Nam, vì trong tương lai, số than phải NK còn lớn hơn sản lượng than khai thác trong nước. Trong giai đoạn đến năm 2030, ngành than Việt Nam sẽ chuyển trọng tâm từ khai thác than trong nước sang NK than từ nước ngoài. Trọng tâm của Quy hoạch cũng phải “dịch” sang theo.
Để cung ứng than đủ cho nhu cầu trong nước, ngành than đề xuất thời gian tới cho phép huy động một phần tài nguyên nằm trong vùng cấm, vùng hạn chế hoạt động khoáng sản. Theo ông, bài toán đảm bảo an ninh năng lượng cần giải quyết như thế nào khi việc đảm bảo an toàn lao động, môi trường, an ninh quốc phòng, bảo tồn di sản cũng hết sức quan trọng?
Than của Việt Nam không có nhiều như chúng ta tưởng. Khu vực cấm thì thôi, theo tôi không nên xét lại. Nên xem lại tiêu chí “tạm cấm” và “hạn chế” là vì sao? Nếu không thực sự cần phải “cấm” hay “hạn chế” thì nên giao cho ngành than thăm dò để tiến tới khai thác vì lợi ích quốc gia. Các khu vực Hồ Thiên, Khe Chuối, Đồng Vông và Nam Mẫu, xét về mặt kỹ thuật công nghệ, không nhất thiết phải đưa vào loại “cấm”, “tạm cấm” hay “hạn chế” vì phải xét đến công nghệ khai thác như thế nào mới phân loại được. Không thể nhìn nhận vấn đề một cách cảm tính.
Còn vấn đề an ninh năng lượng chắc chắn phải được ưu tiên đảm bảo. Vấn đề “bảo tồn di sản” hay “môi trường” cần được xem xét lồng ghép. Theo tôi, không nên xem xét theo kiểu “loại trừ”- có anh thì không có tôi.
Giá bán than theo dự kiến, đề xuất của ngành được đánh giá là cao hơn nhiều so với than NK, trong khi đó ngành than vẫn tiếp tục đề xuất nhiều ưu đãi. Theo ông, bất cập này cần được giải quyết như thế nào khi chúng ta đang đặt mục tiêu hướng tới thị trường cạnh tranh trong xu thế hội nhập?
Vấn đề như tôi nói ở trên, là “chi phí biên dài hạn” của than là bao nhiêu? Còn việc đưa “lãi định mức” vào trong giá bán là tư duy bao cấp, không có chỗ đứng trong kinh tế thị trường. Giá than NK (CFR) cho các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam hiện nay chỉ có 60-65 USD/tấn. Nếu chi phí biên dài hạn của ngành than Việt Nam cao hơn mức giá này thì đương nhiên nên chuyển sang dùng than NK để có lợi cho nền kinh tế. Khi đó, nên xem xét “chi phí đóng cửa mỏ” (cũng là một dạng giống như chi phí “biên”) là bao nhiêu để quy hoạch việc đóng cửa các mỏ than. Xu thế hội nhập là thế, chứ không phải là “xin ưu đãi”. Nếu ngành nào cũng như ngành than, xin ưu đãi để tồn tại thì chỉ còn cách bán ngân sách đi để mà “ăn”.
Ông có đề xuất, kiến nghị gì đối với việc phát triển ngành than trong thời gian tới?
Thứ nhất, ngành than khó có thể phát triển được với cách tiệm cận, tư duy và trình độ quản lý như hiện nay. Các hộ dùng than quan trọng (nhà máy nhiệt điện chạy than, các nhà máy xi măng, thép, phân bón...) đã được cổ phần hóa và đã chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Không có lý do gì để các mỏ than hiện vẫn phải hoạt động theo “kế hoạch phối hợp kinh doanh”. Có nhiều DN tư nhân sẵn sàng tiếp nhận các mỏ than của TKV để quản lý và khai thác với giá thành rẻ hơn nhiều. Dự thảo Quy hoạch 60 (Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, có tính đến 2030) điều chỉnh đã cho thấy rõ, trong thời gian sau 2020, vai trò của TKV sẽ rất mờ nhạt trong việc cung cấp đủ than cho nền kinh tế. Tại sao chúng ta cứ phải cố gán cho TKV cái vai trò mà nó sẽ không bao giờ đảm đương nổi là cấp đủ than cho nền kinh tế một cách có hiệu quả.
Thứ hai, cần thay đổi mô hình tổ chức và mô hình quản lý các mỏ than một cách cơ bản, theo xu thế của kinh tế thị trường. Thay vì phải phân cấp, giao quyền hơn nữa cho các mỏ than như cho những đơn vị kinh doanh chiến lược, TKV đã làm ngược lại, tập trung thêm quyền hạn về công ty mẹ, biến các mỏ than thành các phân xưởng khai thác than.
Thứ ba, cần thay đổi mô hình tăng trưởng và mô hình cạnh tranh của ngành. Trước đây, TKV tăng trưởng dựa trên mô hình (bằng lợi nhuận) XK than. Nay, TKV đang dựa trên mô hình tăng trưởng theo kiểu “xin ưu đãi”. Việc tiết giảm chi phí được quản lý theo cảm tính qua “kế hoạch phối hợp kinh doanh” theo kiểu “xin - cho”. Trên thương trường, kể cả trong nước và ngoài nước, thế mạnh cạnh tranh của TKV hiện nay dựa nhiều vào việc xin ưu đãi (về thuế và phí) hay bao cấp (về lãi định mức). Như trên đã nói, các ngành nhiệt điện, xi măng, phân bón, thép... đã được thị trường hóa đầu ra nên nay cần sớm thị trường hóa toàn bộ việc cung cấp than (đầu vào) cho các ngành sản xuất này.
Thứ tư, cần đầu tư có trọng tâm cho các dự án khai thác than. Cần ưu tiên cho công tác thăm dò than ở vùng Quảng Ninh, thử nghiệm công nghệ khí hóa than ngầm ở vùng đồng bằng sông Hồng...
Cảm ơn ông!
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics