Cơ chế bảo lãnh thông quan hữu ích gì cho doanh nghiệp và Hải quan?
Bảo lãnh thông quan sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu khoảng 1% | |
Bảo lãnh thông quan - công cụ hữu hiệu tạo thuận lợi thương mại |
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.Linh |
Sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý
Để đảm bảo cơ sở pháp lý và tiến độ triển khai, sớm đưa việc áp dụng cơ chế bảo lãnh thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong quy trình thủ tục hải quan, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đang xây dựng Đề án triển khai cơ chế bảo lãnh thông quan, đồng thời với việc xây dựng Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cơ chế bảo lãnh thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu để trình Quốc hội xem xét thông qua.
Dự kiến trong giai đoạn đầu triển khai thí điểm, cơ chế bảo lãnh thông quan sẽ lựa chọn áp dụng đối với một số loại hình trên cơ sở kế thừa các hình thức bảo lãnh đã được áp dụng, đồng thời thí điểm đối với một số loại hình mới và mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động bảo lãnh, gồm:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng.
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn), trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu nhưng được phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp được chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định; hàng hóa nhập khẩu chờ kết quả xác minh từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nước xuất khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và thuộc trường hợp nộp kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi thông quan.
Theo dự thảo, giai đoạn thí điểm dự kiến bắt đầu từ năm 2021. Căn cứ vào kết quả thí điểm thực tế, sau thời gian dự kiến khoảng 2 năm Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) sẽ báo cáo sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm và đề xuất triển khai mở rộng thí điểm đối với các loại hình tạm nhập tái xuất khác như tham dự hội chợ triển lãm, sửa chữa bảo dưỡng, bảo hành; thi công công trình…; bảo lãnh cho đưa về bảo quản để chờ cấp giấy phép nhập khẩu của các bộ, ngành đối với một số mặt hàng, lĩnh vực; bảo lãnh trong các trường hợp có tranh chấp trong việc áp dụng chính sách quản lý, chính sách thuế giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp (chờ tham vấn giá, chờ xác định mã số, thuế suất; chờ kết quả giám định chất lượng, chủng loại…).
Sau hai giai đoạn thí điểm, Bộ Tài chính sẽ tổ chức đánh giá tình hình, trình các cấp để hoàn thiện cơ sở pháp lý (Luật, Nghị định, Thông tư) và Hệ thống công nghệ thông tin để triển khai chính thức Hệ thống bảo lãnh thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các loại hình khác, như: gia công, chế xuất, sản xuất xuất khẩu và các trường hợp hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp phục vụ sản xuất thuộc diện miễn áp dụng các chính sách quản lý tại khâu nhập khẩu, nhưng phải quản lý sau khi sản xuất thành sản phẩm và trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường, cũng như các loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác.
Việc triển khai theo các giai đoạn sẽ làm thay đổi dần phương thức quản lý, giúp các doanh nghiệp có thời gian thích nghi với mô hình quản lý mới, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng có quá trình nghiên cứu, hoàn thiện về tổ chức, nhân sự, định hướng xử lý công việc; cơ quan quản lý nhà nước cũng có điều kiện hoàn thiện cơ sở pháp lý, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống công nghệ thông tin, đảm bảo không làm ảnh hưởng lớn đến công tác cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động thương mại.
Lợi ích nhiều bên
Bảo lãnh thông quan giúp cơ quan Hải quan nâng cao năng lực quản lý, đảm bảo nguồn thu nộp ngân sách, ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, vi phạm pháp luật hải quan.
Đối với cơ quan quản lý chuyên ngành, bảo lãnh thông quan không làm gảm hay mất đi các yêu cầu thực hiện quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, thay vào đó, đây là công cụ hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành trong kiểm soát việc tuân thủ các quy định về pháp luật kiểm tra chuyên ngành của doanh nghiệp thông qua tổ chức bảo hiểm, họ sẽ đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu phải đáp ứng các quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành trước khi đưa vào sản xuất hoặc đưa ra lưu thông trên thị trường, thậm chí là khi đến tay người tiêu dùng. Việc sử dụng bảo lãnh thông quan cũng giúp các cơ quan quản lý chuyên ngành tiết kiệm được nguồn lực, giảm chi phí hành chính, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của các bộ, ngành.
Đối với doanh nghiệp, bảo lãnh thông quan sẽ rút ngắn thời gian thông quan, giải phóng hàng, giảm chi phí, sớm đưa hàng hóa vào sản xuất, có thêm sự lựa chọn đơn vị bảo lãnh nộp thuế ngoài các ngân hàng thương mại điện tử như hiện nay, đồng thời cũng góp phần nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
Đối với các tổ chức kinh doanh bảo hiểm, bảo lãnh thông quan sẽ bổ sung một phương thức kinh doanh mới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển thị trường bảo hiểm tại Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia Dự án GATF tại Hoa Kỳ, bảo lãnh thông quan sẽ giảm chi phí hành chính từ 0,1-0,5%, giảm chi phí thông quan từ 0,5-0,8% trị giá lô hàng, tăng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu khoảng 1%.
Cam kết bảo lãnh là một hợp đồng ba bên trong đó một bên (bên được bảo lãnh) là doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc người được ủy quyền xuất nhập khẩu hàng hóa cam kết với cơ quan Hải quan (bên nhận bảo lãnh - bên thứ hai) về thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc về thủ tục hải quan theo quy định pháp luật (như nộp các khoản thuế, phí, thu khác, chậm nộp chứng từ về quản lý và kiểm tra chuyên ngành...) để được thông quan, giải phóng hoặc đưa hàng về bảo quản. Bên thứ ba (bên bảo lãnh là các doanh nghiệp tổ chức tín dụng/công ty bảo hiểm) đứng ra cam kết thực hiện các nghĩa vụ của chủ hàng hóa xuất nhập khẩu với cơ quan Hải quan hoặc các cơ quan quản lý chuyên ngành nếu chủ hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thủ tục hải quan, về thuế hoặc chính sách quản lý chuyên ngành. |
Tin liên quan
Quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp góp phần tạo thuận lợi thương mại
07:10 | 10/09/2024 Hải quan
Lạng Sơn: Phạt chủ phương tiện vận chuyển gần 5.500 sản phẩm hàng hóa nhập lậu
16:55 | 09/09/2024 An ninh XNK
Hải quan Hải Phòng làm thủ tục 250 nghìn tờ khai trong tháng 8
10:15 | 09/09/2024 Hải quan
Dấu ấn chuyển đổi số tại Hải quan thành phố mang tên Bác
07:40 | 10/09/2024 Hải quan
Gần 200 vận động viên tham gia Giải Thể thao thành lập Hải quan Việt Nam
16:56 | 09/09/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh sớm hoàn thành nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
14:58 | 09/09/2024 Hải quan
Lào Cai: Tạm dừng thông quan qua cửa khẩu Kim Thành từ 13 giờ ngày 9/9
14:15 | 09/09/2024 Hải quan
Hải quan Việt Nam tự tin sẽ có thêm giáo trình chất lượng đóng góp cho WCO
13:15 | 09/09/2024 Hải quan
Hội thao Cụm thi đua số 1 thành công với nhiều giải thưởng
10:30 | 09/09/2024 Hải quan
Nhiều cảng ở Hải Phòng hoạt động trở lại sau bão số 3
10:14 | 09/09/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần2 tháng 9/2024 (từ ngày 2/9 đến 8/9/2024)
08:20 | 09/09/2024 Multimedia
Chung tay nâng tầm phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp
07:49 | 09/09/2024 Hải quan
Xây dựng mối quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp tin cậy
07:45 | 09/09/2024 Hải quan
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
19:45 | 08/09/2024 Hải quan
Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài đảm bảo thủ tục hải quan thông suốt sau bão số 3
15:07 | 08/09/2024 Hải quan
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
11:59 | 08/09/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Sức bật mới cho Cái Mép - Thị Vải
Dấu ấn chuyển đổi số tại Hải quan thành phố mang tên Bác
Quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp góp phần tạo thuận lợi thương mại
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics