Cơ chế cởi mở để TPHCM phát huy tiềm năng phát triển
Các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với những quy định tại dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM. Ảnh: H.Dịu |
"Cởi trói" cơ chế cho TPHCM phát triển
Theo báo cáo của Chính phủ, TPHCM là trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính lớn nhất cả nước, đóng góp khoảng 27% ngân sách, nên việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cho TPHCM nhằm tạo cơ sở pháp lý để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Nghị quyết quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TPHCM thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Việc xây dựng cơ chế, chính sách không phải chỉ riêng cho TPHCM mà còn tạo điều kiện cho TPHCM phát huy vai trò là "đầu tàu", dẫn dắt phát triển kinh tế của cả nước.
Tại phiên thảo luận tổ về dự thảo nghị quyết này chiều 30/5, các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ sự đồng tình và tán thành về việc ban hành nghị quyết.
Theo đại biểu Trần Chí Cường (đoàn Đà Nẵng), Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM sẽ hết hạn vào cuối năm 2023, nên việc sớm ban hành nghị quyết tại Kỳ họp thứ 5 theo thể thức rút gọn sẽ đảm bảo tính kế thừa và liên tục để phát triển TPHCM. Bởi trong những tháng đầu năm 2023, trước những khó khăn của nền kinh tế, TPHCM đã có dấu hiệu suy giảm tăng trưởng, nên cần chính sách phát triển vượt trội.
Đồng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nhấn mạnh, TPHCM những năm qua có tốc độ phát triển khá tốt nhưng gần đây lại ở cuối bảng tăng trưởng của các địa phương. Nguyên nhân không hoàn toàn do năng lực của Thành phố mà do TPHCM bị bó buộc bởi cơ chế, chính sách, nên cơ chế cởi mở để "cởi trói" cho TPHCM là cần thiết.
Đánh giá về những chính sách được đưa ra tại tự thảo, ông Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn Sóc Trăng nêu rõ, dự thảo bao gồm các cơ chế, chính sách đang được triển khai theo Nghị quyết số 54/2017/QH14, bởi qua thực hiện thấy còn phù hợp, tất nhiên có chính sách chưa thực sự trọn vẹn do bối cảnh khách quan. Tiếp đến là một số chính sách đang được đưa ra trong quá trình sửa đổi các dự án luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh nhà ở. Do đó, các chính sách này đã đi trước một bước. Cùng với đó là các chính sách mới, có chính sách ban hành trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ các chính sách đã được cho áp dụng với các tỉnh, thành phố cũng có cơ chế đặc thù như Nghệ An, Thanh Hóa, Khánh Hòa…
Theo các đại biểu Quốc hội, chính sách được ban hành cần trọng tâm và trọng điểm, giúp nguồn lực và cơ chế tập trung để giải quyết những vấn đề cấp bách, quan trọng. Các giải pháp phải hướng đến những “địa chỉ” cụ thể, tránh nêu chung chung, chẳng hạn như xác định rõ sẽ tập trung cho khu vực nào, công trình nào; thời gian dự kiến bao lâu; quy mô nguồn lực là bao nhiêu…
Lưu ý tốc độ triển khai
Cùng với vấn đề trên, ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình đã nêu lên một số điều khoản, cách viết chưa phù hợp tại dự thảo nghị quyết.
Chẳng hạn, cơ chế đặc thù cho TPHCM có đặc trưng riêng, ngoài tầm các luật, nhiều quy định khác quy định của pháp luật nhưng trong kỹ thuật viết còn nhiều điều khoản muốn “an toàn” bằng cách dùng đuôi “theo quy định của pháp luật”. Ông Thắng cho rằng, viết như vậy thì cơ chế sẽ không thể đặc thù, đặc biệt được.
Đại biểu Vũ Đại Thắng cũng đề nghị sửa đổi cách sử dụng thuật ngữ “giải phóng mặt bằng”, mà nên sử dụng “thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”. Bên cạnh đó, vị này cũng đề nghị cân nhắc quy định về các dự án BT (xây dựng – chuyển giao), bởi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư từ năm 2020 đã bỏ các dự án BT, nếu quy định để xử lý các dự án BT còn tồn đọng thì phù hợp, nhưng quy định về đề xuất dự án BT mới thì phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Tại các tổ thảo luận, các đại biểu Quốc hội cũng nhấn mạnh đến giải pháp mở rộng khai thác không gian mới và các vùng lân cận thay vì chỉ chỉnh trang không gian cũ. Hơn nữa, cơ chế ưu đãi đầu tư phải thiết kế hết sức khoa học, tránh những cơ chế tương tự như các địa phương khác; tính đến những chính sách toàn cầu mới, như thuế tối thiểu toàn cầu và chuyển đổi xanh, nâng cao tính sáng tạo...
Đặc biệt, bên cạnh nội dung và giải pháp đã được xây dựng, các đại biểu Quốc hội cũng lưu ý đến tốc độ triển khai khi nghị quyết được thông qua, phải thực sự có trách nhiệm và hiệu quả, giúp các quy định của nghị quyết được nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Tin liên quan
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
20:08 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Toàn bộ tiền bán vé chương trình “BOND Live In Vietnam” sẽ dành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
19:50 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội tiếp tục báo động lũ cấp 1 trên sông Đà, cấp 2 trên sông Hồng
19:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70 đoạn Hà Đông do ngập sâu
13:49 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Báo động lũ cấp II trên sông Hồng
13:47 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics