Cơ chế quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới chưa bắt kịp xu thế
Các diễn giả cùng thảo luận về vấn đề quản lý hải quan đối với hoạt động thương mại điện tử. Ảnh: Hồng Vân |
Nhận diện tình hình
Trong bối cảnh đó, nhằm góp phần hoàn thiện chính sách quản lý hải quan đối với hoạt động TMĐT, Báo Hải quan đã chủ trì, phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 Quốc gia) tổ chức buổi Tọa đàm: “Quản lý hải quan đối với hoạt động thương mại điện tử”, ngày 19/9. Buổi Tọa đàm thu hút sự tham dự của các lãnh đạo và diễn giả đến từ Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, các đơn vị chuyên môn của Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương.
Trong vai trò điều phối chương trình, Nhà báo Vũ Thị Ánh Hồng, Tổng biên tập Báo Hải quan đã có những đánh giá, gợi mở về chủ đề của buổi Tọa đàm. “Hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Năm 2018 có tới 1,6 tỉ người sử dụng TMĐT, doanh thu 2019 khoảng 3,4 nghìn tỉ USD. Tại Việt Nam, trong 3 năm gần đây tỉ lệ phát triển TMĐT rất cao, khoảng 25-30% mỗi năm, riêng 2018 con số 2,3 tỉ USD là doanh thu TMĐT tại Việt Nam. Thực tế đó cho thấy TMĐT đã và đang phát triển toàn cầu cũng như tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam. TMĐT đã trở thành thói quen, là hoạt động kinh doanh không xa lạ đối với người tiêu dùng Việt Nam”- bà Vũ Thị Ánh Hồng cho biết.
Cơ quan Hải quan với vai trò là cơ quan quản lý hoạt động XNK tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu, nên tại nhiều nước trên thế giới, cơ quan Hải quan có nhiều phương thức quản lý đối với hoạt động TMĐT, một mặt vừa tạo thuận lợi tối đa nhưng vẫn đảm bảo công tác quản lý, phòng tránh lợi dụng TMĐT để buôn bán, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Báo Hải quan tổ chức buổi Tọa đàm: “Quản lý hải quan đối với hoạt động thương mại điện tử” nhằm cung cấp thêm thông tin giúp cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp có góc nhìn nhiều chiều và hiểu rõ hơn về hoạt động thương mại điện tử; đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đang tiến hành xây dựng dự thảo “Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi Tọa đàm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Công Bình cho biết, Thương mại điện tử là xu hướng tất yếu trong giai đoạn phát triển công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) của các nước trên thế giới và Việt Nam không thể đứng bên ngoài sự phát triển này.
“Hải quan là cơ quan trung tâm trong chuỗi cung ứng hàng hóa thế giới nên việc quản lý, thúc đẩy hoạt động TMĐT trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 rất quan trọng. Cơ quan Hải quan đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý lưu lượng hàng hóa di chuyển giữa các vùng/quốc gia với nhau. Vì vậy, Tổ chức Hải quan thế giới nhận thấy cần có một tiêu chuẩn toàn cầu trong thương mại điện tử xuyên biên giới để quản lý hiệu quả và có tác động đến thuận lợi thương mại, an ninh, an toàn và tuân thủ. Tiêu chuẩn toàn cầu là yếu tố cần thiết để thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển hợp pháp trên toàn cầu. Tổ chức Hải quan thế giới khuyến nghị các nước thực hiện Khung tiêu chuẩn về hoạt động TMĐT này”- Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Công Bình cho biết.
Trong bối cảnh Chính phủ đang hướng tới xây dựng Chính phủ số, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) được giao chủ trì xây dựng “Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”, với mục tiêu xây dựng đề án quản lý hoạt động TMĐT có hiệu quả, có thể triển khai được, có ý nghĩa trên thực tế.
Đây là vấn đề hoàn toàn mới, cần phải trao đổi để thống nhất rõ trách nhiệm quản lý hoạt động TMĐT qua biên giới là gì. Hiện nay, cơ quan Hải quan mới đang nghiêng về quản lý hàng hóa có thực đi qua biên giới bằng các phương thức vận chuyển thực thể, thông thường, còn một loại TMĐT là tất cả hàng hóa điện tử, chuyên trở trên phương tiện điện tử. Đó là những vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý.
Việc tọa đàm để thay đổi phương thức quản lý hải quan trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ hoạt động TMĐT trên thế giới là nhu cầu tất yếu, quan trọng. Trong khuôn khổ buổi Tọa đàm, Phó Tổng cục trưởng đề nghị các đại biểu tham dự sẽ cùng trao đổi, thảo luận về những vấn đề có liên quan như: Hoàn thiện cơ sở pháp lý, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý thương mại điện tử, đồng thời đưa ra các kiến nghị đề xuất để đóng góp vào việc thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử nói chung và hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng. Đồng thời, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo việc kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định pháp luật tránh việc lợi dụng hoạt động TMĐT để trốn thuế, vi phạm các chính sách mặt hàng, sở hữu trí tuệ, xuất xứ, vận chuyển hàng cấm vào Việt Nam và ngược lại.
“Thông qua việc thẳng thắn trao đổi, thảo luận sẽ giúp hoàn thiện Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa XNK, hiện Tổng cục Hải quan đang được giao hoàn thiện. Đây là đề án then chốt đảm bảo môi trường cạnh tranh, thực hiện chính phủ số, đáp ứng chỉ đạo Chính phủ cũng như yêu cầu tất yếu của xã hội”-Phó Tổng cục trưởng nhấn mạnh.
Tìm giải pháp đáp ứng xu thế
Về phía đại diện Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Thiếu tướng, PGS-TS Đàm Thanh Thế- Ủy viên Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho rằng hoạt động thương mại điện tử còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thiếu tướng Đàm Thanh Thế cho biết cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, hoạt động TMĐT đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, hoạt động TMĐT còn tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đã cùng với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan)… nắm bắt thông tin, điều phối, chỉ đạo xử lý nhiều vụ việc lợi dụng hoạt động TMĐT để buôn lậu, kinh doanh hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các hoạt động vi phạm đó ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, DN, đặc biệt người tiêu dùng.
Trước thực trạng lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đã phối hợp với các bộ, ngành, lực lượng chức năng khảo sát, đánh giá tình hình xây dựng kế hoạch chuyên đề chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử để tham mưu để Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia phê duyệt.
Ông Đàm Thanh Thế mong muốn các diễn giả đại diện các bộ, ngành, cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và đóng góp các giải pháp hữu hiệu để quản lý hoạt động TMĐT. “Thông qua buổi tọa đàm này, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sẽ tổng hợp các ý kiến kiến nghị, các giải pháp hữu hiệu để tham mưu với Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phê duyệt kế hoạch chuyên đề”, ông Thế cho biết.
Trong khuôn khổ buổi Tọa đàm, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương Nguyễn Thị Minh Huyền đã có những phân tích về tình hình hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa XNK, những vấn đề cơ quan Hải quan cũng như các cơ quan quản lý nhà nước cần tập trung để đảm bảo quản lý. “TMĐT xuyên biên giới không giới hạn phạm vi nên sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề trong công tác quản lý, đặc biệt là vấn đề chất lượng hàng hóa. Những dấu hiệu nhận diện đối với việc kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm nguồn gốc xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử các cơ quan quản lý đã nhận diện. Vấn đề ở đây là cùng bàn phương án, giải pháp xử lý các bất cập hiện nay”- bà Huyền chia sẻ.
Thực chất TMĐT là phương thức kinh doanh mới bên cạnh phương thức truyền thống. Bản chất hàng hóa XNK vẫn qua các cửa khẩu, vì vậy quy trình liên quan đến hàng hóa không khác gì thương mại truyền thống, do đó đối tượng cần tập trung quản lý là dòng hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Đấy là vấn đề then chốt để giải quyết vấn đề xã hội, DN kinh doanh lành mạnh hiện nay rất quan tâm, trong đó có chống hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.
Bà Huyền cho biết, Tổng cục Hải quan với vai trò thực hiện công tác quản lý hàng hóa thông quan tại các cửa khẩu, cùng với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Công Thương, Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia… giải quyết các mấu chốt là giám sát được đối tượng hàng hóa thông quan, giám sát được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Đó là bản chất vấn đề cần tập trung nghiên cứu cũng như hoàn thiện cơ chế quản lý hiện nay để có thể đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới.
Qua hai phiên thảo luận, có thể thấy các diễn giả cũng như các đại biểu tham dự đã cùng thảo luận nêu lên bức tranh toàn cảnh về hoạt động TMĐT đối với hàng hóa XNK tại Việt Nam. Đó là: Những vấn đề thực trạng và giải pháp phát triển TMĐT tại Việt Nam; Cơ chế kiểm tra, giám sát hàng hóa trong môi trường TMĐT; Tình hình quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa XNK tại Việt Nam; Tăng cường hoạt động và nâng cao nhận thức trong phòng chống lợi dụng TMĐT để buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả; Quan điểm về chính sách quản lý đối với hàng hóa XNK trong hoạt động TMĐT; Công tác chống buôn lậu, ngăn ngừa hàng giả, xâm phạm quyền SHTT đối với hàng hóa XNK; Tăng cường hoạt động phòng chống vận chuyển trái phép hàng hóa qua khu vực biên giới; Kiểm soát, chống thất thu thuế hàng hóa XNK qua hoạt động TMĐT tại cửa khẩu, đơn vị chuyển phát nhanh.
Ông Âu Anh Tuấn- Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết: Tổng cục Hải quan được giao xây dựng dự thảo Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa XNK với mục tiêu đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo việc kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định pháp luật tránh việc lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để trốn thuế, vi phạm các chính sách mặt hàng, sở hữu trí tuệ, xuất xứ, vận chuyển hàng cấm vào Việt Nam và ngược lại. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị quản lý về chính sách thương mại điện tử, chính sách mặt hàng, thanh toán đối với giao dịch thương mại điện tử nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại điện tử phát triển. Sản phẩm đầu ra của Đề án, Tổng cục Hải quan đang dự thảo Nghị định trình Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa XK, NK. |
Tin liên quan
Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài đảm bảo thủ tục hải quan thông suốt sau bão số 3
15:07 | 08/09/2024 Hải quan
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
09:57 | 08/09/2024 An ninh XNK
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
09:41 | 08/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
19:55 | 08/09/2024 Hải quan
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
19:45 | 08/09/2024 Hải quan
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
11:59 | 08/09/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 12,7 tỷ USD trong tháng 8
16:31 | 07/09/2024 Hải quan
Các doanh nghiệp cảng ở Hải Phòng tạm dừng khai thác cảng để phòng chống bão Yagi
09:55 | 07/09/2024 Hải quan
Tổng cục Hải quan gặp mặt cán bộ hưu trí nhân kỷ niệm ngày thành lập Ngành và Quốc tế Người cao tuổi
21:00 | 06/09/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh lên phương án phòng, chống bão số 3
13:48 | 06/09/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng chủ động triển khai các phương án phòng chống bão Yagi
10:59 | 06/09/2024 Hải quan
Bình chọn online Cuộc thi “Cover các bài hát về Hải quan Việt Nam năm 2024”
10:13 | 06/09/2024 Hải quan
Hải quan Cao Bằng ủng hộ học sinh vùng mưa lũ
10:03 | 06/09/2024 Hải quan
Hỗ trợ doanh nghiệp tại Hải quan xứ sở ngàn hoa
07:46 | 06/09/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái giải quyết 1.684 tờ khai xuất nhập khẩu dịp nghỉ lễ
20:29 | 05/09/2024 Hải quan
Ngành Hải quan: Thu ngân sách tháng 8 có dấu hiệu chững lại
20:25 | 05/09/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics