Cơ hội để GCC và ASEAN “tái toàn cầu hóa” thế giới
Lịch trình và hoạt động của lãnh đạo Mỹ tại hội nghị G20, ASEAN Xung đột Hamas-Israel có thể gây rủi ro cho triển vọng kinh tế toàn cầu Lãnh đạo GCC và ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao lần đầu tiên |
Đưa hợp tác thương mại và đầu tư trở thành trụ cột chính, động lực kết nối hai khu vực ASEAN và GCC |
Sau Trung Quốc, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU), GCC là đối tác thương mại lớn thứ 4 của ASEAN, với mức trao đổi thương mại hàng hóa hàng năm đạt khoảng 110 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này còn mờ nhạt so với tiềm năng thực tế. Với tổng GDP khoảng 5,5 nghìn tỷ USD, thương mại giữa GCC và ASEAN có thể tăng trưởng đáng kể khi quá trình đa dạng hóa kinh tế ở hai khu vực được đẩy nhanh.
Các nền tảng tạo đà cho sự tăng trưởng này đã được đặt ra. Các hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) đã được ký kết giữa một số nước thành viên và có khả năng sẽ có các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong tương lai. Trong khi dầu mỏ vẫn là một yếu tố quan trọng trong thỏa thuận, tầm nhìn kinh tế và kế hoạch đa dạng hóa của các nước GCC còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác.
Bản ghi nhớ được ký kết gần đây về “Hành lang kinh tế Ấn Độ-Trung Đông-châu Âu” sẽ mở ra những cơ hội thương mại mới, tăng cường các kênh cung cấp tài nguyên năng lượng và cải thiện kết nối kỹ thuật số. Tương tự, kế hoạch “Kết nối ASEAN 2025” cũng nhằm mục đích thúc đẩy khả năng cạnh tranh, tính toàn diện cũng như tính cộng đồng trong và ngoài khối.
Thị trường sôi động của GCC và quan hệ ngoại giao kinh tế giữa các thành viên GCC cũng phù hợp với cơ chế của ASEAN. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ hợp tác mới giữa các quỹ đầu tư quốc gia ở cả hai khối. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại, trong đó vấn đề lớn nhất có lẽ là sự bất lực bấy lâu nay trong việc thúc đẩy một cơ chế hợp tác có ý nghĩa hơn.
Mặc dù ASEAN và GCC có các cuộc tiếp xúc chính thức đầu tiên vào năm 1990 nhưng phải đến năm 2009, hội nghị cấp bộ trưởng đầu tiên mới được tổ chức. Tầm nhìn chung ASEAN-GCC về thương mại được thông qua tại hội nghị tạo ra nhiều hứa hẹn, song kết quả đạt được thấp hơn mong đợi.
Hội nghị cấp cao ASEAN-GCC ở Riyadh là cơ hội để xoay chuyển tình thế. Một số nước GCC, đặc biệt là Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), đã bắt đầu đa dạng hóa các mối quan hệ đối tác. Hai nước đều đã được mời hoặc đã tham gia các diễn đàn quốc tế, bao gồm Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới mở rộng (BRICS+).
Ngoại trưởng các nước ASEAN và GCC đã nhóm họp thường niên và với việc các nước GCC ngày càng phát triển về tầm vóc kinh tế, việc liên kết chính thức với ASEAN giờ đây thực sự khả thi. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác mới về ngoại giao và an ninh. Các thỏa thuận giữa các quốc gia thậm chí có thể mở đường cho một hiệp định thương mại tự do rộng lớn hơn giữa GCC và ASEAN.
Các quốc gia ASEAN và GCC có lợi thế cạnh tranh và điều này có thể tạo thêm động lực cho việc thúc đẩy hợp tác hướng Nam của Global South (gồm các quốc gia ở châu Phi, Mỹ Latin và các nước đang phát triển ở châu Á).
GCC đã thực hiện chính sách hướng Đông trong nhiều thập kỷ, tìm cách xây dựng các mối quan hệ thương mại lâu dài nhằm đa dạng hóa để tránh phụ thuộc về kinh tế và chính trị vào phương Tây. Quá trình “tái toàn cầu hóa” này đang tăng tốc, và cùng với đó, các quy tắc ngoại giao kinh tế đang được viết lại. Hội nghị cấp cao ASEAN-GCC ở Saudi Arabia lần này là cơ hội mới nhất để đảm bảo những quy tắc đó có lợi cho các cường quốc mới nổi ở châu Á và Trung Đông.
Tin liên quan
Những cách tiếp cận độc đáo để giám sát tiền điện tử tại Đông Nam Á
15:25 | 07/08/2024 Nhìn ra thế giới
Những điểm độc đáo của thị trường tiền điện tử Đông Nam Á
07:53 | 06/08/2024 Nhìn ra thế giới
Lý do để Đông Nam Á xoay trục sang BRICS
14:20 | 04/07/2024 Nhìn ra thế giới
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc có thể là thể chế tiếp theo hạ lãi suất
08:36 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức có thể suy thoái năm thứ 2 liên tiếp
08:31 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
09:20 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
06:44 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics