Cơ hội mới để BRICS thúc đẩy sự phát triển toàn cầu
Sau Hội nghị thượng đỉnh BRICS gần đây nhất vào năm 2022, ý tưởng mở rộng nhóm đã được củng cố và dự kiến sẽ có thêm nhiều nước gia nhập BRICS trong năm nay. Ba quốc gia đã chính thức đăng ký gia nhập BRICS (gồm Argentina, Algeria và Iran) và một số quốc gia khác đang xem xét công khai động thái tương tự gồm Indonesia, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Nigeria và Mexico.
Các nước BRICS chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Xét về GDP theo sức mua tương đương (PPP), Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất, Ấn Độ đứng thứ 3, Nga đứng thứ 6 và Brazil đứng thứ 8. BRICS hiện chiếm 31,5% GDP PPP toàn cầu, trong khi tỷ lệ của Nhóm G7 đã giảm xuống còn 30%. Các nước BRICS dự kiến sẽ đóng góp hơn 50% GDP toàn cầu vào năm 2030, và với việc mở rộng BRICS thì mục tiêu này gần như chắc chắn sẽ trở thành hiện thực. Thương mại song phương giữa các nước BRICS cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Trong khi đó, xung đột tại Ukraine đã đưa các nước BRICS xích lại gần nhau hơn về mặt chính trị.
Tuy nhiên, hai công cụ quan trọng nhất do BRICS tạo ra phải kể đến là Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) và Thỏa thuận Dự trữ Dự phòng (CRA). Công cụ đầu tiên là để tài trợ cho một số dự án phát triển, chú trọng đến tính bền vững và được coi là một giải pháp thay thế khả thi cho Ngân hàng thế giới (WB). Công cụ thứ hai có thể trở thành một quỹ thay thế cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Hiện tại, một trong những thách thức chiến lược lớn đối với các nước đang phát triển là tạo ra các lựa chọn thay thế cho sự “thống trị” của đồng USD. Hầu như hằng tuần đều xuất hiện một thỏa thuận mới giữa các quốc gia để bỏ qua đồng USD, chẳng hạn như thỏa thuận được Brazil và Trung Quốc công bố gần đây. Hiện một đơn vị của BRICS đang làm việc để đề xuất loại tiền dự trữ riêng cho 5 quốc gia – loại tiền tệ này có thể dựa trên vàng và các hàng hóa khác. Dự án được gọi là R5 vì sự trùng hợp ngẫu nhiên là tất cả các loại tiền tệ của các quốc gia BRICS đều bắt đầu bằng chữ R: Renminbi (Nhân dân tệ), Ruble, Reais, Rupee và Rands. Điều này sẽ cho phép các quốc gia này dần thúc đẩy hoạt động thương mại song phương mà không cần sử dụng đồng USD và cũng làm giảm tỷ lệ dự trữ USD quốc tế.
Một tiềm năng khác chưa được khai thác cho đến nay là việc sử dụng CRA (quỹ tổng trị giá 100 tỷ USD) để giải cứu các quốc gia vỡ nợ. Khi dự trữ quốc tế của một quốc gia không còn đồng USD nào (và quốc gia đó không thể giao dịch ở nước ngoài hoặc trả các khoản nợ nước ngoài), quốc gia đó buộc phải yêu cầu IMF cứu trợ. Khi đó, IMF sẽ tận dụng sự tuyệt vọng và thiếu các lựa chọn của quốc gia đó để áp đặt chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Hiện nay, các quốc gia như Argentina, Sri Lanka, Pakistan, Ghana và Bangladesh đang ở trong tình trạng tồi tệ về dự trữ quốc tế, nếu họ được tiếp cận CRA với các điều kiện trả nợ tốt hơn, đây sẽ là một bước đột phá chính trị đối với BRICS khi nhóm sẽ bắt đầu chứng tỏ khả năng xây dựng các giải pháp thay thế cho quyền làm chủ cuộc chơi tài chính của Mỹ và Liên minh châu Âu.
Việc tái cấu trúc và mở rộng NDB và CRA sẽ là một thách thức lớn, song cũng chính là cơ hội lớn để BRICS thúc đẩy sự phát triển toàn cầu.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc có thể là thể chế tiếp theo hạ lãi suất
08:36 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức có thể suy thoái năm thứ 2 liên tiếp
08:31 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
09:20 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
06:44 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics