Cơ hội phát triển của thị trường nhạc số
Hầu hết công chúng Việt Nam vẫn có thói quen nghe nhạc miễn phí, nhưng không có món gì miễn phí mà chất lượng cao. Dàn âm thanh trong nhà bạn, hoặc thẻ nhớ trong điện thoại bạn, muốn có những bản nhạc đúng chất lượng và đúng tiêu chuẩn thì phải trả tiền. Đại diện Công ty Nhạc Của Tui đang sở hữu kênh nhaccuatui, cho biết: “Hiện nay, con số trả phí thực sự không nhiều vì đa phần mọi người chọn nghe miễn phí là chính. Người nghe trả phí là những người đòi hỏi chất lượng âm thanh tốt nhất. Do đó, với người dùng trả phí và người dùng không trả phí, chúng tôi phải có những cách để thu lợi tương đồng. Ví dụ như với khán giả nghe nhạc không trả phí, chúng tôi có chèn clip quảng cáo, banner”.
Nhạc số có bản quyền thì dĩ nhiên có thu phí. Từ khi Viettel đổ nguồn tài chính vào gây dựng Keeng, thì thị trường này có sự chuyển động tích cực. Phương án của Keeng đưa ra là kết hợp sự ưu việt của 2 mô hình trên của thế giới, khách hàng nào có nhu cầu thường xuyên thì mua theo tháng, còn người dùng muốn mua theo bài hát hoặc album lẻ thì trả tiền theo giá của sản phẩm. Việc trả phí rất tiện lợi vì có thể thanh toán qua tài khoản di động.
Ca sĩ Mỹ Tâm là một trong những người tiên phong cổ vũ nhạc số có thu phí. Cô cho biết, đó là ý thức tôn trọng bản quyền đối với tác phẩm của mình. Khán giả chỉ có thể xem miễn phí một số bài qua kênh cá nhân chính thức của Mỹ Tâm trên Youtube, còn lại đều hoặc phải trả phí để mua trên các kho nhạc của nước ngoài như iTunes, Amazon… Chọn lựa của ca sĩ Mỹ Tâm cũng là bước đi tất yếu của các nghệ sĩ đã tạo dựng được tên tuổi của mình trong lòng công chúng, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập thụ động cho nghệ sĩ.
Những ca sĩ đang ăn khách của Việt Nam như Sơn Tùng MTP, Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên… mỗi tháng đều có nguồn thu đáng kể từ nhạc số. Tuy nhiên, nhạc số của nước ra vẫn khá khiêm tốn so với thị trường thế giới. Theo nhà sản xuất âm nhạc Hứa Kim Tuyền phân tích: “Người nước ngoài không quan tâm đến nhạc số Việt Nam, cho nên để định vị nhạc số Việt Nam ở đâu trên bản đồ âm nhạc thế giới thì… chẳng đứng ở đâu cả. Bởi, Việt Nam chưa là thị trường âm nhạc để người ta phải nhìn vào và bất ngờ. Nếu có bất ngờ chỉ là những hướng đi riêng của một số ít nghệ sĩ hoặc số ít music video đặc sắc”.
Một trong những “đại gia” nhảy vào thị trường nhạc số Việt Nam là Spotify. Ra đời vào năm 2008, Spotify nhanh chóng thống lĩnh thị trường âm nhạc trực tuyến toàn cầu. Spotify thu hút giới mộ điệu nhờ giao diện thân thiện, khả năng đáp ứng thói quen tìm kiếm người dùng và đưa ra các gợi ý phù hợp cho từng đối tượng. Quan trọng hơn, Spotify sở hữu kho dữ liệu khổng lồ mà khách hàng chỉ cần vài giây đã có thể tìm được ca khúc mà mình yêu thích, hoặc xem được ngay sản phẩm đang hot nhất của Mỹ và châu Âu. Ngoài ứng dụng dành cho điện thoại di động, Spotify còn phổ cập trên nhiều nền tảng khác nhau như trên máy tính (Windows/Mac/Linux), console (PS4/Xbox One), Smart TV, loa thông minh (Amazon Alexa/Google Home) và cả nền website phổ thông.
Việc trả tiền cho một tháng sử dụng Spotify tương đương với một ly cà phê Starbucks tại Việt Nam. Người Việt cũng đã có thói quen trả tiền cho các dịch vụ như internet, tivi, thì cũng sẽ sẵn sàng trả tiền cho dịch vụ nghe nhạc.
Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng cho nhạc số khi có dân số trẻ và việc sử dụng internet đã lan tỏa đến tận vùng sâu vùng xa. Kinh doanh nhạc trực tuyến đang là một hướng đi mà nhiều nhà cung cấp hướng tới, hứa hẹn tiềm năng lâu dài. Spotify nhảy vào thị trường Việt Nam đã đề cao mục đích chống nạn sử dụng nhạc không bản quyền. Tuy nhiên, sự biến mất của kênh âm nhạc từng làm mưa làm gió là nhacso.net cho thấy việc kinh doanh nhạc số ở Việt Nam cũng rất khắc nghiệt. Các phân tích tài chính gần đây cho thấy, Spotify với hơn một nửa lượng người sử dụng đóng phí cộng với doanh thu từ quảng cáo, vẫn lỗ vì chi phí bản quyền ngốn gần hết doanh thu. Đối chiếu con số này cho thấy hiện trạng của thị trường Việt Nam khi số lượng người trả phí chiếm chưa đến 1% tổng số lượng người sử dụng, còn doanh thu từ quảng cáo trực tuyến thì ngày càng teo tóp.
Đại diện Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, khẳng định: “Việc trả tiền sử dụng âm nhạc trên Internet và trong các dịch vụ viễn thông là nghĩa vụ pháp lý của những người khai thác và sử dụng. Nó góp phần đầu tư tài chính cho việc sáng tạo của tác giả, các nhà soạn nhạc, các nhà sản xuất bản ghi âm, người biểu diễn. Nó cũng là ứng xử của những người thưởng thức nghệ thuật văn minh”.
Tin liên quan
Cơ hội phát triển bền vững từ CPTPP
11:10 | 31/05/2019 Kinh tế
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform