Cổ phần hóa DNNN cần "trọng" chất, không "trọng" số
Tái cơ cấu DNNN đừng theo xu hướng "ngược"
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, trong thời gian qua chúng ta thực hiện tái cơ cấu DNNN trên ba mảng: buộc các DNNN phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường; nâng cao hiệu lực quản trị DNNN thông qua áp dụng chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt và ba là cổ phần hóa , thoái vốn DNNN.
“Nhưng theo tổng kết, cho đến nay, chúng ta mới chủ yếu tập trung CPH, thoái vốn, trong khi hai mảng đầu tiên lại quan trọng hơn. Chúng ta hi vọng sau CPH DN sẽ hoạt động theo nguyên tắc thị trường, nhưng chúng ta đang hơi làm ngược. Nếu trước đó DN hoạt động theo cơ chế thị trường và quản trị tốt theo thông lệ quốc tế thì quá trình CPH, thoái vốn sẽ rất đơn giản”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.
Đối với vấn đề áp đặt nguyên tắc thị trường, ông Cung cho rằng, trong nhiệm kỳ này việc áp dụng nguyên tắc thị trường với DNNN đã có sự thay đổi khi không còn có chỉ đạo riêng về vay vốn đối với DNNN. Không tái cấp vốn, bù lỗ cho DNNN thua lỗ và chúng ta áp dụng xử lý DN thua lỗ theo nguyên tắc thị trường.
Tuy nhiên, theo đại diện CIEM, việc áp dụng nguyên tắc thị trường cho DNNN còn có 3 điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, chưa tính đúng tính đủ chi phí cho DNNN, xác định giá trị DN chưa theo nguyên tắc thị trường, biểu hiện rõ nét nhất là chỉ khi CPH thì chúng ta mới tiến hành đánh giá lại tài sản của DN.
Thứ hai, chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN giao cho người điều hành DN những chỉ tiêu rất thấp. Đáng lẽ không thể chấp nhận tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp hơn lãi suất đi vay, phải cao hơn hoặc ít nhất phải ở mức tương tự như cổ đông trên thị trường chứng khoán.
Thứ ba, DNNN không được tự chủ trong hoạt động kinh doanh, gây gò bó ràng buộc để DNNN được hoat động theo nguyên tắc thị trường. Một biểu hiện phổ biến là không được tuyển dụng, trả lương cho người lao động theo nguyên tắc thị trường. “Khi ai được trả lương 1 tỷ đồng/năm thì xã hội cho rằng như thế là rất cao, nhưng vấn đề không phải là những người đó nhận được bao nhiêu tiền mà là họ làm ra bao nhiêu tiền.
Đối với vấn đề nguyên tắc quản trị DN, theo đại diện CIEM, chúng ta đang có khoảng cách rất xa so với thông lệ quốc tế. Một số nguyên tắc cơ bản nhưng chúng ta vẫn không làm được, đơn cử nguyên tắc công khai minh bạch thông tin.
“Đây là nguyên tắc rất dễ làm, không mất tiền nhưng DN không làm hoặc làm rất chậm, không thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ. Có gì đó như là không có áp lực buộc DN phải thực hiện theo nguyên tắc thị trường trong quản trị DN”, ông Cung nói.
Cơ cấu lại danh mục đầu tư nhà nước, phải chuyển được tài sản chưa tốt thành tài sản tốt, tài sản tốt thành tài sản tốt hơn. Ảnh: Internet. |
CPH là cơ cấu lại danh mục đầu tư nhà nước, phải chuyển được tài sản chưa tốt thành tài sản tốt, tài sản tốt thành tài sản tốt hơn, đừng làm theo xu hướng ngược, lại biến tài sản tốt thành tài sản không tốt. Đây là điểm rất quan trọng để củng cố được nền tảng, sức mạnh của khu vực DNNN.
Cần hình thành “thị trường” Tổng giám đốc
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết 12 khẳng định, cần đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước để đảm bảo vai trò then chốt, chủ dạo, dẫn dắt nền kinh tế…
Kiến nghị về những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình CPH, thoái vốn DNNN, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trong thời gian tới, việc xác định cho được các ngành công nghiệp mang tính nền tảng, dẫn dắt, tạo động lực phát triển đất nước trong tương lai cần phải được nghiên cứu và triển khai tích cực, đồng bộ, nhằm tận dụng được những cơ hội trong bối cảnh công nghiệp 4.0 như hiện nay.
Trong đó, DNNN cần thực hiện đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao hiệu suất lao động và tạo thêm sản phẩm, dịch vụ mới.
Để làm được điều này, đề nghị các tập đoàn, tổng công ty lớn cần nghiên cứu sâu sắc, nghiêm túc các cơ hội và thách thức trong tương lai để định hình được chiến lược của mình khi khoa học công nghệ đang thay đổi nhanh chóng.
Nhưng để thực hiện được hướng đi này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị có hướng đi mới trong triển trai tái cơ cấu, thoái vốn, CPH DNNN trong bối cảnh mới.
Bộ trưởng nhấn mạnh: “Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN đã đi vào hoạt động, việc chuyển giao 19 tập đoàn, tổng công ty với nhiều nhóm ngành đã hoàn thành, thì cách tiếp cận tái cơ cấu DNNN không thể chỉ đặt riêng lẻ cho từng DN mà phải có cách tiếp cận theo nhóm ngành hoặc theo chuỗi các sản phẩm để có thể tận dụng được các thế mạnh của các tập đoàn, tổng công ty lớn”.
Đây là nhiệm vụ mà Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải nghiên cứu, có đề xuất mang tính chiến lược để thực hiện thực sự thay đổi được phương thực hoạt động và nâng cao hiệu quả các tập đoàn, tổng công ty lớn này.
Đồng thời, cần giải quyết dứt điểm các dự án, DN yếu kém, nâng cao quản trị DN và cơ chế tuyển chọn người điều DN.
“Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN cho thấy còn hạn chế, nhiều trường hợp gây hậu quả lớn như Vinashine, Vinalien. Nghị quyết 12 xác định phải xử lý triệt để, thậm chí cho phá sản DN yếu kém, không để kéo dài gây tón kém nhân lực vật lực”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Về quản trị DN, Tổng giám đốc điều hành DNNN cần phải là người chuyên nghiệp. Cần có cơ chế tuyển chọn và trả lương theo thị trường và hiệu quả hoạt động của DN, như vậy mới đảm bảo DNNN được vận hành theo mô hình quản trị hiện đại, minh bạch, công khai. Nói cách khác là cần hình thành thị trường giám đốc, tổng giám đốc cho DNNN.
Tin liên quan
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TPHCM đạt 83,4%
07:42 | 04/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng từ Việt Nam
14:55 | 03/10/2024 Kinh tế
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
Hải quan Tà Lùng, Cao Bằng thu ngân sách tăng mạnh
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics