Có thiếu thịt lợn cho người dân Hà Nội ăn Tết?
Nhiều mặt hàng tăng theo giá thịt lợn | |
Bị kiểm điểm, Bộ NNPTNT báo cáo khẩn nguồn cung thịt lợn | |
Khẩn trương báo cáo Thủ tướng tình hình giá thịt lợn | |
Nhập khẩu tăng "khủng" vẫn không đủ thịt lợn để ăn |
Nguồn cung giảm, giá tăng
Tại Hội nghị giao ban báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức chiều ngày 24/12, Sở Công Thương Hà Nội đã thông tin về công tác cân đối cung cầu hàng hoá, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán 2020.
Dự báo nhu cầu mặt hàng thịt lợn trong tháng Tết của người dân Thủ đô là khoảng 22,3 nghìn tấn. |
Đề cập đến nguồn cung mặt hàng thịt lợn dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán 2020, bà Trần Thị Phương Lan cho hay, nhu cầu thịt lợn trên địa bàn 2 tháng Tết là khoảng 44.600 tấn hơi.
Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi từ đầu năm 2019 nên hiện nay, nguồn cung thịt lợn phục vụ Tết trên địa bàn nói chung và từ các tỉnh, TP có chăn nuôi lợn giảm.
Tuy nhiên, theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng số đàn lợn đã giảm 42% so với cùng kỳ năm trước nhưng sản lượng hơi xuất chỉ giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.
Về sản lượng lợn hơi xuất chuồng trong quý IV/2019, tháng 10/2019 đạt 18.800 tấn, cơ bản đủ, thiếu 3.500 tấn so với nhu cầu tháng Tết; tháng 11/2019 đạt 18.000 tấn, cơ bản đủ, thiếu 4.300 tấn so với nhu cầu tháng Tết; từ ngày 1 đến ngày 16/12, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là 11.125 tấn, dự kiến cả tháng 12 đạt 22.250 tấn, cơ bản đáp ứng nhu cầu tháng Tết.
Về nguồn thịt lợn NK, theo báo cáo Bộ Công Thương, 10 tháng năm 2019 cả nước NK thịt lợn đạt 96.000 tấn, tăng 101,7% so với cùng kỳ năm 2018. Thịt lợn NK nhiều nhất từ Ba Lan, Đức, Hoa Kỳ, Hà Lan…
Riêng tại Hà Nội, 11 tháng năm 2019 NK thịt lợn qua Hải quan Hà Nội đạt 64,44 kg; nửa đầu tháng 12/2019 không có thịt lợn NK qua Hải quan Hà Nội. Lượng thịt lợn NK qua Hải quan Hà Nội là rất nhỏ, chủ yếu là hàng mẫu đi theo đường hàng không. Các DN NK thịt lợn thường đi container theo đường biển vào các cảng tại Quảng Ninh, Hải Phòng.
Do vậy, theo Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, nguồn cung mặt hàng thịt lợn cho đến hiện tại cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Về tình hình tiêu thụ mặt hàng thịt lợn trên địa bàn, theo bà Lan, tại một số hệ thống siêu thị trên địa bàn TP như Vinmart, Intermex, Hapro… và tại một số siêu thị trên địa bàn đầu tháng 12/2019 tiêu thụ chậm, lượng tiêu thụ giảm từ 5 đến 20% so với tháng 11/2019.
"Do giá thịt lợn cao, người dân chủ động chuyển sang dùng các sản phẩm khác kéo theo giá các sản phẩm này cũng tăng theo. Cụ thể, giá thịt gà tăng 10-15%, giá thịt bò tăng 4%, giá thủy hải sản tăng 12%, trứng gia cầm tăng 5%", Phó giám đốc Sở Công Thương nói.
Không nên găm hàng chờ tăng giá
Để tránh hiệu ứng tăng giá đồng loạt Sở Công Thương đã có văn bản đề nghị Cục Quản lý thị trường tổ chức kiểm tra, xử lý trường hợp lợi dụng, găm hàng, đẩy giá bán thịt lợn lên cao bất hợp lý gây mất cân đối trên địa bàn; Sở Tài chính Hà Nội tổ chức việc kiểm tra chấp hành quy định về giá bán hàng thịt lợn trên địa bàn để tránh trường hợp giá bán mặt hàng thịt lợn tăng bất hợp lý gây mất cân đối cung cầu.
Sở sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Hải quan TP và các đơn vị liên quan để nắm bắt thông tin về các cơ sở sản xuất, chăn nuôi có khả năng cung ứng mặt hàng thịt lợn ngay cho thị trường để kịp thời tổ chức kết nối, cung cấp thông tin cho các đơn vị giết mổ, phân phối, khai thác đưa về Hà Nội phục vụ người dân.
“Cho đến thời điểm này, nguồn cung thịt lợn cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn. Trong đó, nguồn cung nội tại của thành phố đáp ứng được khoảng 60%, từ các tỉnh khoảng 40%. Hà Nội cũng chưa tính toán đến nguồn nhập khẩu vì đã cơ bản đáp ứng đủ”, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nêu.
Bà Trần Thị Phương Lan cũng khuyến cáo người chăn nuôi giữ lợn thịt chờ giá vì khi lợn nuôi quá lứa hệ số chuyển đổi kinh tế thấp đi. Đặc biệt, nếu ai cũng găm hàng, sẽ đến một lúc nào đó tất cả đều đổ ra thị trường thì người chăn nuôi sẽ bị lỗ.
Được biết, theo tính toán của Sở Công Thương, lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết (tính cho 2 tháng Tết) gồm: gạo 191.400 tấn; thịt lợn 44.600 tấn; thịt gà 14.800 tấn; thịt bò 12.306 tấn; trứng gia cầm 260 triệu quả; rau, củ 247.400 tấn; thực phẩm chế biến 12.800 tấn; thủy hải sản 11.364 tấn; bánh mứt kẹo 3.000 tấn bán; rượu, bia, nước giải khát 200 triệu lít.
Ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 31.200 tỷ đồng (tăng khoảng 10% so với kế hoạch Tết năm 2019)
"Các DN đều có kế hoạch khai thác tăng lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết tăng trung bình từ 7%-25% so với Tết 2019, ngoài mặt hàng thịt lợn, các mặt hàng thiết yếu khác đảm bảo dồi dào, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân dịp Tết Nguyên đán 2020", lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội nêu.
Để đảm bảo cung cấp thực phẩm cho nhân dân Thủ đô ăn Tết, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp tổ chức 9 phiên chợ Việt, 300 chuyến bán hàng lưu động, Hội chợ hàng Việt... hỗ trợ, tạo điều kiện các DN mở rộng mạng lưới bán hàng phục vụ nhân dân trên địa bàn. Đồng thời, tổ chức hoạt động kết nối cung cầu, tạo nguồn hàng đảm bảo cung cầu hàng hóa phục vụ Tết với Sở Công thương các tỉnh, thành phố. Cụ thể, từ nay đến Tết Nguyên đán dự kiến sẽ tổ chức 5- 7 tuần hàng trái cây, nông sản của các tỉnh tại Hà Nội, các hoạt động kết nối với các tỉnh Hà Giang, Nam Định, Lâm Đồng, Lào Cai... về phục vụ nhân dân trong dịp Tết. |
Tin liên quan
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
20:24 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
Hải quan TPHCM: Đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc trên 1,2 tỷ đồng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform