Đằng sau câu chuyện BigC tạm dừng nhập sản phẩm dệt may của doanh nghiệp Việt là gì?
Big C bất ngờ ngừng nhập sản phẩm may mặc của doanh nghiệp Việt (HQ Online) - Trong thư gửi đối tác phát đi ngày 2/7, Tập đoàn Central Group, đơn vị sở hữu hệ thống siêu thị Big ... |
PV: Ông đánh giá như thế nào về động thái của Big C về việc sẽ tạm dừng thu mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp tại Việt Nam?
Ông Ngô Trí Long: Về mặt nguyên tắc, theo tôi được biết, trong Luật Cạnh tranh có quy định bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ nào cũng không được từ chối đối với đơn vị cung ứng nếu không có lý do chính đáng. Nếu không có lý do chính đáng mà tạm ngừng thì sẽ vi phạm Luật Cạnh tranh. Trước đó, ngay từ thời điểm Central Group mua lại hệ thống BigC năm 2016, BigC đã tỏ rõ quan điểm của mình là luôn ưu tiên hàng Việt Nam nhưng sau một thời gian hoạt động thì lời tuyên bố này đã trở thành vô nghĩa. Vì vậy, cần làm rõ hành động này của BigC mang mục đích gì, từ đó mới có giải pháp cho vấn đề này.
Thứ nhất, theo tôi mục tiêu của họ có thể là đẩy hàng Việt Nam ra để nhường chỗ cho các sản phẩm ngoại nhập. Tập đoàn Central Group đến từ Thái Lan, chắc chắn họ sẽ có những ưu ái nhất định đối với hàng Thái, điều này có thể là tất yếu. Bởi hiện nay trong xu thế ASEAN là một mái nhà chung trong cộng đồng kinh tế thì việc các siêu thị ở Việt Nam nhập hàng Thái lan là chuyện hết sức bình thường để nâng cao tính cạnh tranh. Trong khi đó, hiện nay tại các cửa hàng siêu thị thì hàng may mặc chiếm tỷ trọng tương đối lớn, khoảng 20%.
Mục tiêu thứ hai theo tôi nghĩ là để BigC bắt đầu xem xét lại những nhà cung ứng về may mặc có thể đáp ứng được nhu cầu của họ như: Mức chiết khấu cao, có sân sau có thể tạo lợi ích cho họ ở mức thỏa đáng.
PV: Trước hành động này của BigC, các nhà cung ứng đã rất bức xúc và thậm chí người tiêu dùng cũng đang có ý định tẩy chay hàng của BigC? Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào, liệu đây có phải là một hành động khôn ngoan không?
Ông Ngô Trí Long: Tuy phía BigC mới chỉ thông báo là tạm ngừng nhưng việc các doanh nghiệp cung ứng bức xúc là hết sức bình thường. Đồng thời, với cách thức mà doanh nghiệp nước ngoài làm ăn không thiện chí như trên thì bản thân người tiêu dùng cũng sẽ có hành động tẩy chay các hành vi và đó là điều tất yếu.
PV: Thông qua câu chuyện của Big C lần này, theo ông liệu các cơ quan nhà nước có cần vào cuộc để tránh những câu chuyện lặp lại như của Big C?
Ông Ngô Trí Long: Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã ký rất nhiều Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA)... Thông qua các Hiệp định trên, có thể nhận thấy rằng trình độ sản xuất của chúng ta vẫn còn rất thấp mà trong quá trình hội nhập thì năng lực cạnh tranh là yếu tố quan trọng nhất. Quan điểm của cá nhân tôi thì các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc, thậm chí nếu có vi phạm Luật Cạnh tranh thì bên cạnh những chế tài và biện pháp quyết liệt cũng cần có ứng xử một cách kịp thời. Nếu chúng ta không xử lý một cách kịp thời, nghiêm minh theo đúng pháp luật thì những sự việc như trên chắc chắn sẽ còn tiếp diễn và tiếp tục gây hại cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, bản thân các doanh nghiệp cũng cần có sự nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Doanh nghiệp không thể cứ ỷ lại vào lòng tốt của các đối tác nước ngoài bởi đã đầu tư kinh doanh thì mục tiêu đầu tiên phải là lợi nhuận. Mặt hàng dệt may chỉ là mặt hàng đầu tiên chứ không phải là mặt hàng cuối cùng sẽ gặp phải trường hợp như trên, chỉ khi mặt hàng của Việt Nam có thế mạnh hơn thì các doanh nghiệp nước ngoài mới không thể thay thế bằng hàng của các nước khác được. Nếu các nhà sản xuất trong nước đưa ra những sản phẩm tốt, giá cả phải chăng, chắc chắn sản phẩm đứng vững trên thị trường, tận dụng được thế mạnh "sân nhà" để phát triển.
PV: Xin cảm ơn ông!
Thông cáo báo chí được phát đi từ Big C Việt Nam đơn vị này đang phát triển các thương hiệu mới trong chuỗi bán lẻ, trong đó đang áp dụng cho ngành hàng may mặc và đang xây dựng lộ trình cụ thể để hiện thực hóa kế hoạch này. Theo đó, Big C Việt Nam đang xem xét lại danh mục hàng hóa và tính khả thi từ nhà cung cấp nhằm đem đến các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao nhất để phục vụ khách hàng. Hiện tại, Big C Việt Nam có hơn 4.000 nhà cung cấp trong chuỗi siêu thị của mình. Big C Việt Nam đang trong quá trình xem xét cùng với hơn 200 nhà cung cấp hàng may mặc để phát triển các sản phẩm với chất lượng tốt nhất nhằm thỏa điều kiện không chỉ cho thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng. Việc tạm dừng các đơn đặt hàng chỉ là tạm thời và Big C Việt Nam khẳng định không dừng hoạt động kinh doanh của ngành hàng may mặc tại Việt Nam. Liên quan đến sự việc này đại diện Hội Dệt may – Thêu đan TPHCM cho biết: “Việc nhà bán lẻ tạm ngưng không nhận hàng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của DN, bởi họ đều đã có kế hoạch sản xuất hàng từ lâu. Thậm chí, việc tạm ngưng này sẽ gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp vì hầu hết các nhà cung cấp đều còn hàng tồn, hàng chưa giao, thậm chí cả các đơn hàng đang trong quá trình sản xuất”. |
Tin liên quan
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thiết lập các kênh thông tin trao đổi giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp
16:10 | 12/09/2024 Hải quan
Hải quan TPHCM mong doanh nghiệp đồng hành thực hiện phương châm “5 cùng”
16:03 | 12/09/2024 Hải quan
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
10:27 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
07:46 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
19:57 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan và VASEP: Cốt lõi niềm tin trong thỏa thuận hợp tác
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics