Đất hiếm - “vũ khí răn đe” của Trung Quốc
Đại sứ Tạ Phong: Quan hệ Trung Quốc-Mỹ ổn định có lợi đôi bên “Chip chiến” Mỹ-Trung |
Trung Quốc chiếm khoảng 90% thị phần đất hiếm toàn cầu |
Bộ Thương Mại Trung Quốc thông báo: “Nhằm bảo vệ an ninh và quyền lợi quốc gia, từ đầu tháng 8/2023, những lô galli và germani xuất khẩu cần phải có giấy phép của Nhà nước và thông báo rõ điểm đến sau cùng và mục đích sử dụng”.
Galli và germani không thuộc dòng 17 kim loại hiếm mà là những sản phẩm phụ từ quá trình tinh chế các kim loại khác như kẽm, nhôm nhưng lại là những hợp chất thiết yếu để sản xuất chất bán dẫn. Galli được dùng để sản xuất chip có độ truyền dẫn cao rất cần để chế tạo vệ tinh. Còn hợp chất germani là vật liệu không thể thiếu để chế tạo ống kính camera hồng ngoại hay sợi cáp quang. Thế giới phụ thuộc đến 60% vào galli của Trung Quốc và 80% vào chất germani.
Các biện pháp Bắc Kinh vừa đưa ra bắt nguồn từ những diễn tiến từ năm 2018, nghĩa là từ khi quan hệ chính trị, thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc bắt đầu xấu đi. Đây chỉ là một hiệp mới trong cuộc đọ sức đó mà thôi. Trung Quốc đã nhiều lần dọa sử dụng con bài kim loại hiếm, nhưng lần này thì không còn là một lời hù dọa suông mà đã đe dọa trở thành sự thực.
Giới quan sát đều xem đây mới chỉ là “khúc dạo đầu” trong chiến lược phản công của Bắc Kinh trong cuộc chiến công nghệ. Nếu quan hệ Washington-Bắc Kinh không được cải thiện, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ mở rộng danh sách các sản phẩm cấm xuất khẩu. Hệ quả kèm theo là hàng loạt các mảng công nghiệp liên quan đến những lĩnh vực như quốc phòng, năng lượng sẽ gặp khó khăn khi mất các nguồn cung cấp nguyên liệu.
Năm 2010, Bắc Kinh đã sử dụng con bài đất hiếm để trừng phạt Nhật Bản thách thức chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và từ đó không chỉ có Tokyo mà cả từ Mỹ đến EU đều tìm cách giảm bớt lệ thuộc vào một nhà cung cấp là Trung Quốc. Vốn lệ thuộc đến 60% vào đất hiếm Trung Quốc, Nhật Bản đẩy mạnh các hoạt động khai thác đất hiếm dưới lòng biển. Tài liệu về Chiến lược An ninh Quốc gia Nhật Bản công bố tháng 12/2022 nêu lên khả năng “tự chủ” trong lĩnh vực này vào năm 2030.
Về phía Mỹ, từ năm 2015-2016, Washington đã hạn chế các dự án đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ, đồng thời cho mở lại các khu vực khai thác quặng mỏ. Tại Pháp, từ năm 2012, Paris đã chủ trương làm “sống lại” ngành công nghiệp khai thác khoáng sản. Năm 2015, ở cương vị Bộ trưởng Kinh tế, ông Emmanuel Macron từng khẳng định ở thế kỷ XXI hoàn toàn có thể “dung hòa các hoạt động khai thác quặng mỏ với những chuẩn mực về môi trường và với những đòi hỏi về mặt y tế, xã hội”. Tháng 11/2021, công bố kế hoạch đầu tư 30 tỷ Euro trong chương trình France 2030 cho phép đối mặt với những thách thức kinh tế trong tương lai, Tổng thống Macron đặc biệt chú trọng đến hoạt động “thám hiểm lòng đại dương, nơi cất giấu một số kim loại hiếm chìa khóa mở ra những phát minh mới cho tương lai”.
Dù vậy từ 12 năm nay, thị trường đất hiếm thế giới vẫn không thay đổi. Trung Quốc vẫn chiếm thế gần như độc quyền. Trước mắt có thể thay thế các chất galli và germani bằng những nguyên liệu khác nhưng sẽ không có hiệu quả bằng vì chất lượng không được như galli hay germani. Hơn nữa không một nhà sản xuất nào có thể thay thế được Trung Quốc. Từ 10 năm nay, Trung Quốc chiếm 90% thị phần toàn cầu. Trong ngắn hạn, không thể thay thế Trung Quốc.
Với động thái phong tỏa đất hiếm, Trung Quốc sẽ biến cuộc chiến thương mại thành chiến tranh công nghệ với Mỹ. Đó là lằn rănh đỏ Bắc Kinh không dám vượt qua. Đất hiếm là một loại “vũ khí răn đe”.
Tin liên quan
Chính thức vận hành tuyến vận tải hành khách Nam Ninh (Trung Quốc)- Hạ Long (Việt Nam) qua cầu Bắc Luân II
09:11 | 04/09/2024 Hải quan
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Những dấu hiệu đáng ngại về triển vọng chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ
12:17 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
Dấu ấn Obama trong chiến dịch của Kamala Harris
08:19 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Đức giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua
09:16 | 30/08/2024 Nhìn ra thế giới
Chính phủ Nhật Bản đánh giá tích cực hơn về tăng trưởng kinh tế
09:16 | 30/08/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài đảm bảo thủ tục hải quan thông suốt sau bão số 3
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics