Đầu tư hạ tầng giao thông: Không phải cố đầu tư bằng mọi giá
TP. HCM cho rằng, điều quan trọng nhất lúc này là phải làm sao đầu tư cho thật hiệu quả chứ không phải là cố gắng mở rộng đầu tư bằng mọi giá.
Ông đánh giá như thế nào về tình hình đầu tư xây dựng HTGT thời gian qua?
Nghiên cứu cho thấy, vốn đầu tư xây dựng cơ sở HTGT bình quân của các nước trên thế giới chỉ trên dưới 2% trên tổng số GDP. Những nước có giai đoạn phát triển tốt thì trên dưới 3% một chút. Tại Việt Nam giai đoạn 20 năm qua, bình quân con số này ở mức 4-5% là khá cao. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, những công trình “ra tấm ra món” toàn là vốn PPP hoặc ODA, trong khi vốn ngân sách rất khó khăn.
Ngân sách lại tập trung đầu tư vào dự án mà hiệu quả không cao hoặc nhu cầu chưa thực sự quá bức thiết như các dự án tại vùng sâu, vùng xa hoặc ví dụ điển hình là dự án đường Hồ Chí Minh.
Nghị định 15/2015/ND-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) có hiệu lực phần nào đã mở rộng cửa hơn cho việc hút vốn đầu tư vào HTGT. Ông có cho rằng, đây là “chìa khóa” để giải quyết bài toán về vốn cho HTGT?
Như tôi đã nói, ở nước ngoài các công trình giao thông trọng điểm đều là vốn ngân sách còn ở Việt Nam lại chủ yếu từ nguồn vốn từ PPP và vốn ODA. Vai trò vốn của PPP và ODA trong đầu tư xây dựng kết cấu HTGT chỉ ở mức hiện tại đã rất tốt rồi, còn nếu kỳ vọng vốn này đóng vai trò then chốt trong phát triển HTGT thì sẽ rất khó để tạo ra sự phát triển.
Bởi trên thực tế, cả vốn ODA và TPP đều khá đắt. Khi làm tuyến đường sắt đô thị sử dụng vốn ODA gần như đắt gấp 1/3, thậm chí gấp rưỡi so với vốn ngân sách thông thường. Đối với vốn PPP, nhà đầu tư cũng cần đảm bảo lợi nhuận nên cũng đắt hơn so với nguồn vốn từ ngân sách. Với một lượng vốn như nhau nhưng nếu Việt Nam có thể làm hiệu quả như tại các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… đã làm thì sẽ tạo ra được hạ tầng nhiều hơn.
Xin ông cho biết, khi thúc đẩy đầu tư xây dựng HTGT theo hình thức PPP, cần đặc biệt lưu ý những điểm nào?
Tôi cho rằng quan trọng nhất là phải làm sao để những nhóm đối tượng có lợi ích dài hạn tham gia vào các quá trình như hình thành ý tưởng thiết kế và xây dựng vận hành dự án, như vậy mới tạo ra hệ thống hạ tầng hiệu quả.
Trên thực tế, những người thường xuyên ủng hộ dự án đầu tư xây dựng hạ tầng là các nhà thầu xây dựng, người cung cấp thiết bị. Các đối tượng này thường chỉ quan tâm tới lợi ích trong ngắn hạn mà ít quan tâm tới yếu tố hiệu quả. Quan tâm hiệu quả thực sự là những đối tượng có lợi ích dài hạn, ví dụ như các nhà phân phối hàng hóa trên thị trường, cần hệ thống hạ tầng tốt để vận chuyển hàng hóa và đặc biệt là người dân trong những khu vực có dự án triển khai. Làm sao để tiến trình xây dựng dự án phải có sự tham gia của hầu hết các bên liên quan. Lúc này vai trò của Nhà nước rất quan trọng để điều tiết các vấn đề, tránh tình trạng để những nhóm đối tượng chỉ muốn xây dựng dự án kiếm lợi mà không thực sự quan tâm tới hiệu quả kinh tế của dự án gây lũng đoạn. Đây là trục trặc mà nhiều dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn ODA đang gặp phải.
Bên cạnh đó, điểm cần đặc biệt lưu ý nữa là tránh tình trạng độc quyền. Ví dụ như khi xây dựng một con đường theo hình thức PPP mà đó là đường duy nhất, độc đạo mặc dù đem lại hiệu quả cao khi nhiều người sử dụng nhưng Nhà nước cũng cần lưu ý tránh tình trạng chủ đầu tư dự án lạm dụng để áp mức phí cao trong khi chất lượng công trình không thực sự đảm bảo chất lượng đề ra.
Dễ thấy, không phải cứ cố gắng kiếm tìm được nhiều nguồn vốn, đầu tư nhiều dự án là đạt được phát triển HTGT cũng như tác động tích cực tới phát triển kinh tế như mong muốn. Theo quan điểm của ông, thời gian tới, điều quan trọng nhất trong đầu tư HTGT là gì?
Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, theo tôi điều cực kỳ quan trọng trong giai đoạn hiện nay là phải tập trung vốn ngân sách theo hướng giảm bớt đầu tư các công trình hiệu quả thấp và chưa thực sự bức thiết chưa cần thiết, tập trung nhiều nguồn lực hơn xây dựng hạ tầng cho các vùng kinh tế động lực như Hà Nội, TP. HCM.
Xin cảm ơn ông!
TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Quy hoạch HTGT hiện nay khá dở Suốt thời gian qua, đầu tư HTGT của Việt Nam tồn tại không ít sai lầm trong hầu hết các lĩnh vực. Trước hết với đường bộ, khi đầu tư những công trình quan trọng như đường Hồ Chí Minh không căn cứ vào việc có bao nhiêu xe, lưu lượng đi lại ra sao. Trong khi đó, có nhiều tuyến đường khác nhu cầu đi lại lớn mà lại dở dang. Ngoài ra, khi làm một số tuyến đường lớn như quốc lộ 1A lại thiếu sự đồng bộ, không tính tới các đường liên quan như đường rẽ sang Tây Nguyên hay đường xuống Đồng bằng sông Cửu Long. Sai lầm lớn nữa là xây dựng hạ tầng hàng không. Ở Việt Nam gần như chỗ nào cũng mọc ra sân bay, khoảng cách 300km đã muốn xây dựng sân bay. Mà sân bay nào cũng muốn xây dựng lớn trong khi chưa thực sự tính toán kỹ lưỡng vấn đề lưu lượng vận chuyển, khả năng thu hồi vốn ra sao… Bộ Giao thông vận tải còn đưa ra chủ trương nhượng quyền sử dụng sân bay, bến cảng… mà chưa có thể chế gì cụ thể. Liên quan tới đường sắt, Việt Nam đến nay vẫn chưa có 1km đường sắt nào thực sự thực sự đảm bảo yêu cầu. Việc xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam được bàn lên bàn xuống suốt thời gian qua xem xây dựng như thế nào, tốc độ ra sao… nhưng cũng chưa biết tương lai có làm nổi như kế hoạch vạch ra hay không. TS. Phạm Sỹ Thành, Đại học Quốc gia Hà Nội: Cần quy hoạch lại trọng tâm HTGT Trong bối cảnh phát triển của Việt Nam hiện nay, điều quan trọng là cần quy hoạch lại trọng tâm HTGT để tập trung đầu tư, phát triển hợp lý, tránh lãng phí. Bởi, kết cấu HTGT mà đã định hình thì sẽ không thay đổi trong thời gian dài khoảng 30-50 năm. Hiện nay, sự phát triển của toàn bộ khu vực Đông Nam Á hay rộng hơn là châu Á đều chịu sự tác động rất lớn từ các hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Hệ thống cơ sở hạ tầng của khu vực Đông Nam Á kết nối với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã dần định hình mà hệ thống ấy không chạy qua Việt Nam, chủ yếu từ Vân Nam qua Lào, Campuchia và xuống Thái Lan, đồng thời chạy qua Myanmar để nối sang Nam Á. Vai trò cầu nối của Việt Nam giữa Trung Quốc với ASEAN đã bị giảm sút nên nếu không có quy hoạch lại trọng tâm phát triển HTGT thì sẽ mất đi lợi thế. Khi hệ thống cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc đi xuyên qua ASEAN mà không qua Việt Nam hình thành, khu vực đó kinh tế sẽ phát triển rất nhanh, trong khi kinh tế Việt Nam chậm phát triển hơn cũng như vốn FDI sẽ dần rút khỏi Việt Nam. Đó là nguy cơ hiện hữu trong 5-10 năm tới. Để phát triển tốt, phải làm cho cảng biển của Việt Nam có thể trở thành các cảng trung chuyển của khu vực vì mỗi cảng biển sẽ liên quan đến toàn bộ hệ thống từ đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt cao tốc và cảng hàng không. PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Không nên quá đặt cược vào PPP Mặc dù PPP là hình thức hút vốn quan trọng để đầu tư kết cấu HTGT tuy nhiên cũng không nên quá đặt cược vào PPP vì khu vực tư nhân chưa có những nhà đầu tư lớn, nguồn tài chính chủ yếu trông đợi vẫn là sự tài trợ qua ngân hàng. Như vậy, số vốn huy động không hề rẻ. Cách tiếp cận không phải là đặt ra nhu cầu vốn khổng lồ rồi cố gắng đi kiếm vốn mà phải là tinh thần “liệu cơm gắp mắm”, định vị được những tọa độ ưu tiên, từ đó lan tỏa, hấp dẫn đầu tư. Thời gian sắp tới, quy hoạch giao thông phải định hướng vào hai việc, một là tiếp tục hiện đại hóa, nâng cấp những tuyến đường đã có, không chỉ những tuyến giao thông lớn mà phải quan tâm đến giao thông đô thị vì những tắc nghẽn phát triển nhiều khi nằm chính ở giao thông đô thị. Hai là kết nối quốc tế, hiện nay Trung Quốc đã đặt ra nhiều vấn đề buộc Việt Nam phải tư duy lại về phát triển hạ tầng. Ngoài ra, việc tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cũng đặt ra vấn đề phải có cách nhìn khác không chỉ tư duy phát triển liên kết theo chiều dọc mà phải là chiều ngang. Các tuyến hành lang Đông Tây đóng vai trò rất quan trọng. Tiếp nữa là kết nối quốc tế theo nghĩa rộng vươn ra hội nhập thế giới thông qua những trung tâm kết nối của Việt Nam. Ví dụ như cảng hàng không phải có những cảng xứng tầm như Long Thành hiện đại, là cảng trung chuyển, cảng hàng không quốc tế hiện đại. Cảng biển cũng phải như thế. Quy hoạch HTGT phải căn cứ vào đấy để tính toán lộ trình, tọa độ ưu tiên thì bài toán vốn mới có ý nghĩa. Nếu không cứ vẽ hết đường này đường kia mà không căn cứ vào nhu cầu thực tiễn thì có thể sẽ không hiệu quả. Uyển Như (ghi) |
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics