Để thu hút độc giả, nuôi dưỡng nguồn thu, báo chí cần có bản sắc riêng
Một trong những lĩnh vực có ứng dụng các hoạt động chuyển đổi số mạnh mẽ nhất hiện nay là các cơ quan báo chí truyền thông. Xin ông cho biết thách thức đặt ra cho các cơ quan báo chí khi xuất bản nội dung trên nền tảng số nói chung và trên mạng xã hội nói riêng?
Chuyển đổi số có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của báo chí truyền thông, từ hoạt động quản lý tòa soạn đến hoạt động tổ chức sản xuất các sản phẩm và phát hành. Một mô hình mới trong quản lý tòa soạn đã và đang dần hình thành trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số.
TS Trần Quang Diệu, Giám đốc Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). |
Thực tế cho thấy, xây dựng tòa soạn số, bản chất là thực hiện chuyển đổi số toàn diện các hoạt động của một cơ quan báo chí truyền thông dựa trên nền tảng số. Trước tiên, chúng ta có thể hiểu, quá trình chuyển đổi số cơ quan báo chí thường được thực hiện thông qua 3 giai đoạn: giai đoạn số hóa, giai đoạn tin học hóa và giai đoạn chuyển đổi số. Theo đó, các cơ quan báo chí Việt Nam đã chuyển đổi rất nhanh khi Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Chỉ trong thời gian ngắn, các cơ quan báo chí truyền thông ở Việt Nam đã chuyển đổi sang môi trường số, số hóa các dữ liệu và tin học hóa các hoạt động.
Đáng chú ý, việc ứng dụng khoa học dữ liệu để phát triển nội dung báo chí vượt trội là xu hướng tất yếu hiện nay. Trước đây, dữ liệu chỉ tham gia một phần vào các tuyến bài, còn nay công nghệ đã khiến dữ liệu hiện diện như một thể loại báo chí mới mẻ. Theo đó, từ ý tưởng, các nhà báo sẽ xác định dữ liệu, làm giàu dữ liệu dựa trên các nền tảng công nghệ, phân tích, đánh giá, rồi tiến hành trực quan hoá trước khi tiến hành xuất bản. Tuy nhiên, hiện tại, các cơ quan báo chí mới chỉ dừng ở mức tương đối độc lập, chưa có sự liên kết và chia sẻ.
Một yếu tố rất quan trọng khác ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của tòa soạn số là yếu tố công nghệ. Công nghệ trong bối cảnh này là sự lựa chọn phù hợp cho từng cơ quan báo chí thay vì chạy đua với công nghệ để xây dựng một tòa soạn đồ sộ với đầy đủ các thiết bị. Công nghệ tốt nhất là công nghệ thích ứng tốt nhất với sự phát triển của tòa soạn. Bên cạnh đó, dựa trên công nghệ, tòa soạn số có thể tận dụng các cơ quan, đơn vị báo chí truyền thông có liên kết để tạo ra một mạng lưới các tòa soạn trên cả nước và tính tới phương án hội nhập quốc tế. Cần đưa ứng dụng của công nghệ theo hướng thông minh, hiện đại và áp dụng các kỹ thuật mới như trí thông minh nhân tạo, dữ liệu lớn… trong việc vừa trợ giúp quản lý, vận hành, sản xuất vừa hỗ trợ các hoạt động của phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên của các cơ quan báo chí.
Yếu tố phân tích và quản lý dữ liệu cho phép có thể quản lý tòa soạn một cách phù hợp nhất cho mô hình hoạt động của mình. Trên cơ sở đó, dữ liệu về hoạt động của tòa soạn được phân tích một cách toàn diện để thực hiện cải tiến các quy trình quản lý, quy trình sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông đến hoạt động lắng nghe công chúng để điều chỉnh các hoạt động của tòa soạn một cách hiệu quả nhất
Các doanh nghiệp đang tìm đến quảng cáo ngày càng nhiều hơn trên nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Zalo, YouTube... Bên cạnh đó, việc các trang tin, trang mạng xã hội lấy lại nội dung một cách có chủ đích từ các cơ quan báo chí để thu hút doanh thu quảng cáo khiến “miếng bánh” nguồn thu dành cho các cơ quan báo chí ngày một nhỏ đi. Trước xu hướng này, theo ông các cơ quan báo chí cần triển khai những giải pháp nào?
Trong bối cảnh các cơ quan báo chí đang thực hiện việc sắp xếp, đổi mới hoạt động theo định hướng của Đảng và Nhà nước để xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại thì đa dạng hóa nguồn thu của các cơ quan báo chí, truyền thông là cần thiết mà một trong những cách thức để thực hiện điều này là định hướng và triển khai các hoạt động đa dạng nguồn thu thông qua thu phí bạn đọc. Thực tiễn cho thấy, trên thế giới, nhiều cơ quan báo chí đã thành công áp dụng mô hình thu phí bạn đọc bằng cách đa dạng hoá các phương thức phát hành dựa trên nền tảng số. Với các cơ quan báo chí, truyền thông, cần quan tâm các yếu tố: xác định mô hình thu phí phù hợp; triển khai mô hình toà soạn số để tái cơ cấu, xây dựng các sản phẩm báo chí truyền thông phù hợp và cá nhân hoá với nhu cầu của công chúng; bảo đảm vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu tác giả; đẩy mạnh hoạt động xây dựng và nhận diện thương hiệu...
Ngày nay, khi bối cảnh “công chúng là trọng tâm - audience first” đã và đang được áp dụng một cách rộng rãi, công chúng đang ngày càng phụ thuộc vào công nghệ, hoạt động tiếp nhận thông tin của công chúng đang dần “di cư” lên các nền tảng số thì thông tin đã và đang tự tiếp cận đến công chúng mà không phân biệt nguồn phát của thông tin. Chính vì thế, để thu hút độc giả, công chúng, gia tăng và nuôi dưỡng nguồn thu, cơ quan báo chí cần có các đặc trưng riêng, bản sắc riêng với thế mạnh riêng sẵn có của mình để không bị hoà lẫn vào các dòng thông tin khác hoặc mờ nhạt, không bản sắc.
Hiện có 5 nguồn thu chính của cơ quan báo chí, gồm: quảng cáo trên báo in; ngân sách từ nhà nước, cơ quan chủ quản; doanh thu từ phát hành báo in; hợp đồng truyền thông, nội dung được tài trợ, tiếp thị liên kết; quảng cáo điện tử. Trong đó, việc đa dạng các nguồn thu gặp nhiều khó khăn. Do đó, doanh thu từ độc giả vẫn là chặng đường dài.
Để đổi mới, bắt kịp xu hướng cũng như đáp ứng yêu cầu tồn tại và phát triển, theo ông các cơ quan báo chí cần tập trung đổi mới ở những lĩnh vực nào?
Theo tôi, dựa trên AI, chúng ta sẽ tạo ra rất nhiều nội dung, dần từng bước ứng dụng AI để xác thực thông tin. Như vậy, dữ liệu được chọn lọc dựa trên dữ liệu mở, ngoài dữ liệu mở thì cần những dữ liệu liên kết từ các cơ quan báo chí. Các cơ quan báo chí có "kho vàng" lưu trữ, khi các dữ liệu liên kết, chia sẻ, có thể chọn lọc tạo nên tuyến bài mới tốt và hiệu quả. Vì vậy, chúng ta nên xây dựng hệ sinh thái báo chí, tạo nên kho dữ liệu dùng chung, bớt đi sự lo ngại với tác động chưa đủ tốt của AI. Ngoài ra, các cơ quan quản lý như Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông phải có hướng dẫn, xây dựng nền tảng dùng chung của cơ quan báo chí để từ đó vừa phát huy hết khả năng và khi cần có thể chia sẻ cho nhau.
Hội Nhà báo Việt Nam với vai trò dẫn dắt cần xây dựng các hướng dẫn, định hướng để tạo nên sân chơi chung, một nền tảng dữ liệu dùng chung. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo truyền thông cũng phải có sự thay đổi các chương trình đào tạo với yêu cầu mới, dựa trên các nền tảng công nghệ. Song song đó, các cơ quan báo chí cũng cần xây dựng các kế hoạch để chuyển đổi mô hình hoạt động trên cơ sở xây dựng tòa soạn số, đồng thời phát triển đa dạng các sản phẩm báo chí số trên các nền tảng khác nhau để tăng tương tác với độc giả, hướng tới hoạt động và phát triển bền vững trên môi trường số.
Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cần thực hiện đánh giá, xử lý dữ liệu, dự báo, giám sát chất lượng thông tin để thực hiện đánh giá mức độ trưởng thành số của cơ quan mình, đồng thời ứng dụng công nghệ trong các hoạt động chuyển đổi số một cách thống nhất, an toàn và bền vững.
Xin cảm ơn ông!
Báo chí đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ trước sự phát triển của công nghệ và nhu cầu bạn đọc. trong đó, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là AI và Chat GPT đã và đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức với các cơ quan báo chí. Tạp chí Hải quan xin giới thiệu chùm ý kiến, quan điểm của lãnh đạo các cơ quan báo chí, các phóng viên, chuyên gia nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về các tác động của chuyển đổi số cũng như sự thay đổi của các cơ quan báo chí để không bị bỏ lại phía sau. Nhà báo Ngô Việt Anh, Phó trưởng Ban điện tử, Báo Nhân Dân: Vận hành toà soạn theo hướng mở, tương tác Báo chí thế giới đang phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ mạng xã hội. Các nền tảng như Tik Tok phát triển nhanh chóng, tiếp cận ngày càng nhiều lượng khán giả trẻ. Nhiều nhà sáng tạo nội dung video thậm chí có nhiều người theo dõi và xem hơn cả các kênh báo chí chính thống trên Tik Tok. Để phát triển chiến lược nội dung vượt trội và báo chí dữ liệu, cần đầu tư về nhân sự, cần thay đổi tư duy lãnh đạo và nhân viên theo hướng digital-first. Đồng thời vận hành toà soạn theo hướng mở, tương tác; chú trọng đào tạo nhân sự đa phương tiện, đa nền tảng và khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo… Báo chí dữ liệu là hướng đi không thể tách rời dòng chảy báo chí Việt Nam. Chỉ có nội dung vượt trội khi cơ quan báo chí đổi mới sáng tạo cả 4 lĩnh vực: chiến lược sản phẩm dịch vụ, lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, lĩnh vực công chúng - khách hàng và kinh tế báo chí truyền thông. Để có một sự phát triển bền vững, ngoài tự thân các cơ quan báo chí chủ động nghiên cứu, tìm kiếm cho riêng mình mô hình báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội thì cần xây dựng một hệ sinh thái báo chí truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại, hướng tới báo chí số. Thông qua hệ sinh thái này, các cơ quan báo chí có khả năng sẵn sàng chia sẻ, kết nối dữ liệu. ThS Trần Lệ Thùy, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Truyền thông và Phát triển: Phát triển báo chí dữ liệu Báo chí dữ liệu chỉ chiếm một phần nhỏ trong “bánh xe” đổi mới báo chí nhưng có vị trí, vai trò rất quan trọng. Báo chí dữ liệu là lĩnh vực mới mẻ của báo chí. Do đó, các cơ quan báo chí cần tìm nhân lực nắm bắt lĩnh vực này và có chiến lược đầu tư dài hạn. Hiện nhiều nguồn dữ liệu được công khai nhưng bạn đọc gặp khó trong việc đọc mặc dù vai trò của báo chí dữ liệu là kể chuyện cho bạn đọc những dữ liệu mà họ không đọc được. Trước thực trạng đó, các toà soạn, cơ quan báo chí tại Việt Nam nên quan tâm đến phát triển báo chí dữ liệu, trở thành nghiệp vụ không thể thiếu của mỗi nhà báo. Nghiệp vụ dữ liệu đi cùng với kỹ năng sản xuất tác phẩm báo chí có thể đảm bảo tính công bằng, chính xác, cân bằng trong tác phẩm báo chí, xây dựng lòng tin đối với độc giả. Đây là một chiến lược quan trọng trong xây dựng nội dung vượt trội. Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên: Hình thành liên minh bản quyền báo chí Bản quyền báo chí không phải là vấn đề mới. Vấn đề càng trở nên nhức nhối khi các báo điện tử, trang tin điện tử ra đời, sau đó là sự bùng nổ của mạng xã hội. Tình trạng vi phạm bản quyền sẽ nghiêm trọng hơn trong làn sóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) khi sự chiếm đoạt nằm trong các dòng code, câu lệnh của những cỗ máy tự tổng hợp, tự viết, tự đăng… Việc bảo vệ chống lại vi phạm bản quyền yếu ớt khiến cho doanh thu của nhiều cơ quan báo chí sa sút; từ đó dẫn đến vòng luẩn quẩn: Báo chí bị vi phạm bản quyền dẫn đến suy yếu về kinh tế, từ đó phải chạy theo thị hiếu cơ bản của bạn đọc và phụ thuộc thêm vào quảng cáo, dẫn đến giảm nguồn lực đầu tư cho báo chí chất lượng, hệ quả là hầu hết các cơ quan báo chí đều chạy một hướng dễ dãi, dẫn đến nhu cầu bảo vệ bản quyền trở nên “không cần thiết”. Bản quyền không chỉ là một vấn đề đơn lẻ, mà nó là một phần của hệ sinh thái báo chí-truyền thông, có quan hệ đến sức mạnh của mọi cơ quan báo chí. Theo đó, việc hình thành một liên minh bản quyền báo chí phải bắt đầu ngay, bắt đầu bằng việc xây dựng đội ngũ chuyên gia am hiểu luật pháp, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và đề xuất lộ trình khả thi. Nhà báo Phạm Tuấn Anh, Tổng Biên tập Báo Dân trí: Chủ động đấu tranh công khai, trực diện các cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm bản quyền trên báo chí Thời gian gần đây xuất hiện tình trạng các nền tảng mạng xã hội vi phạm bản quyền báo chí. Rất nhiều bài do phóng viên thực hiện rất kỳ công nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội mà không hề dẫn nguồn. Hành vi vi phạm nêu trên đã phát triển theo hướng tinh vi hơn, đặc biệt trên các nền tảng sử dụng video ngắn như TikTok, Facebook Reels và Youtube. Nghiêm trọng hơn, nhiều trang mạng còn làm giả nội dung báo chí, cắt xén, thêm thắt nội dung sau đó mạo danh các cơ quan báo chí uy tín, gây hoang mang dư luận. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do ý thức của người đứng sau các trang mạng, độc giả và những người lấy cắp thông tin thiếu kiến thức về bản quyền và đặc biệt chưa có trường hợp bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật. Theo đó, để hạn chế tình trạng các nền tảng mạng xã hội vi phạm bản quyền báo chí trong đó nhấn mạnh vào tinh thần chủ động của các cơ quan báo chí. Trước hết, cơ quan báo chí cần chủ động áp dụng các giải pháp công nghệ để tự bảo vệ và cảnh báo khi tin, bài của bên mình bị lấy mà chưa được sự đồng ý. Chủ động đấu tranh công khai, trực diện các cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm bản quyền trên báo chí. Đồng thơi, ủy quyền cho bên thứ 3 (luật sư, tổ chức hành nghề luật, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được cấp phép) nhằm bảo vệ quyền lợi của mình theo cách chuyên nghiệp nhất. Hình thành trung tâm bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí có sự tham gia của các bên báo chí, công nghệ và cơ quan quản lý Nhà nước. Thu Dịu (ghi) |
Tin liên quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 9/2024
14:58 | 23/09/2024 Hải quan
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 76 phát hành ngày 20/9/2024
19:27 | 19/09/2024 Thông báo
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 75 phát hành ngày 17/9/2024
07:56 | 17/09/2024 Thông báo
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
10:37 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
19:28 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
18:55 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
Herbalife Việt Nam: “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform