Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù cho cả vùng Đông Nam bộ
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: T.D |
Thông tin tại hội thảo khoa học “Cơ chế đặc thù phát triển vùng Đông Nam bộ: Đề xuất cơ chế tài chính và đầu tư phát triển vùng” do Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM tổ chức ngày 6/10, nhóm chuyên gia Ngân hàng Thế giới cho biết, vùng Đông Nam bộ là động lực tăng trưởng của cả nước, nhưng vai trò này đang dần suy giảm; là đầu tàu tăng trưởng của nền kinh tế nhưng động cơ không còn phù hợp và đang yếu dần…
Ngoài ra, kết cấu hạ tầng vùng còn yếu, thiếu tính kết nối và đồng bộ. Một số công trình trọng điểm chậm tiến độ so với mục tiêu đề ra. Phát triển công nghiệp trong vùng còn thiếu tính bền vững.
Theo đó, để giúp vùng Đông Nam bộ lấy lại được vai trò đầu tàu, nhóm chuyên gia đề xuất thiết lập cơ chế phối hợp tập trung vốn giữa Trung ương với địa phương và giữa các địa phương. Cùng với đó là tăng cường cơ chế huy động vốn tư nhân và xây dựng mô hình hoạt động cho Quỹ phát triển hạ tầng vùng.
TS. Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM cũng thừa nhận động lực của vùng đang suy giảm. Nếu không có sự can thiệp và thúc đẩy về mặt cơ chế thì sự suy giảm đó sẽ tiếp tục diễn ra. Vấn đề liên kết vùng dựa trên Nghị quyết 98 của Quốc hội cũng đã bàn đến.
TPHCM và các địa phương đã bàn bạc và đưa ra một loạt đầu việc để nghiên cứu, huy động tài chính của cả vùng Đông Nam bộ. Trong đó, vùng này cần có quỹ cho hạ tầng giao thông đô thị, với tinh thần tiếp cận nhanh, chủ động, hội thảo này cần trao đổi để kết nối với chuyên gia, sở, ngành để bàn sâu về vấn đề này.
Đồng quan điểm, TS Trần Du Lịch cho rằng, thời điểm hiện nay là cơ hội lớn nhất để phát triển vùng Đông Nam bộ, sau khi có Nghị quyết 24, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 81 và 98 của Quốc hội.
Tại hội thảo, vấn đề quỹ phát triển hạ tầng Vùng Đông Nam bộ nhận được sự quan tâm thảo luận sôi nổi. TS Trần Du Lịch cho biết, quỹ đầu tư hạ tầng vùng sẽ là một định chế độc lập, không dựa nhiều vào ngân sách mà nên có một phần vốn nhà nước, một phần huy động vốn trong và ngoài nước, có cả ngân hàng phát triển, tư nhân. Định chế này rất độc lập về đầu tư, dựa trên hiệu quả đầu tư chứ không phải bao cấp, xin cho. Quỹ này có quyền vay quốc tế, phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế, sử dụng quỹ đất theo mô hình TOD ở toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị.
Theo PGS-TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển giao thông vận tải Việt Đức (Đại học Việt Đức), Đông Nam bộ dù là đầu tàu kinh tế nhưng hạ tầng giao thông hiện khá yếu so với các vùng khác. Trong khi đó, bộ khung của liên kết vùng là đường sắt liên vùng thì đòi hỏi vốn lớn và doanh thu giai đoạn đầu không đủ chi phí vận hành, bảo dưỡng. Do vậy nếu hướng đến đường sắt liên vùng thì phải có cơ chế huy động vốn khác hẳn so với trước.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư tài chính TPHCM (HFIC) cũng cho rằng cần tính tới “đường về”, tức là cơ chế sử dụng vốn phải hiệu quả, phải có nguồn thu để trả nợ. Một tuyến đường muốn thu hồi vốn mất trên 20 năm, còn ngân hàng chỉ cho vay 5-10 năm là tối đa. Vậy nên muốn phát triển quỹ phải xây dựng cơ chế tài chính, có thể dùng cơ chế ngân sách nhà nước. Theo đó, ngân sách nhà nước sẽ bố trí hằng năm một khoản để trả nợ cho ngân hàng. Nhà nước bố trí vốn ngân sách ngay từ đầu, hoặc phải bố trí vốn để tham gia cùng trả nợ với chủ đầu tư.
Tin liên quan
Chìa khóa mở cánh cửa mới cho doanh nghiệp nông sản
08:00 | 29/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai cơ chế đặc thù phát triển TPHCM: Các mô hình tiên phong phát huy hiệu quả
10:23 | 11/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thành phố Đà Nẵng được thí điểm thành lập khu thương mại tự do
16:16 | 26/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics