Doanh nghiệp cần “đầu tàu” cho chuỗi sản xuất
Doanh nghiệp Việt Nam cần những "đầu tàu" dẫn dắt cho phát triển, sản xuất. Ảnh: H.Dịu |
Hình thành những “đầu tàu”
Nhìn vào các quốc gia trong khu vực châu Á là Hàn Quốc, Nhật Bản, có thể thấy rõ các tập đoàn kinh tế lớn như Hyundai, Samsung, LG, Toyota, Mitsubishi, Panasonic… là những doanh nghiệp “đầu tàu” dẫn dắt cả nền kinh tế với năng lực cạnh tranh và thương hiệu sản phẩm đã vươn tầm toàn cầu. Điều đáng mừng là Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp “tỷ đô” và nhiều tỷ phú như VinGroup, FPT, Vinamilk, THACO, Vietcombank, Vietjet… Theo kết quả đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE500) công bố năm 2022, nhóm 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (chiếm 0,089% tổng số doanh nghiệp) đã tạo việc làm cho 10,4% lao động, chiếm 13% tổng tài sản và tạo ra 15,8% doanh thu thuần.
Chẳng hạn, với lĩnh vực sản xuất, THACO đã có 25 nhà máy cơ khí và 10 nhà máy khác đang xây dựng tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, từ đó đón đầu xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng, hợp tác quốc tế. Ngoài ra, THACO cũng đã đầu tư sâu vào lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh, sản xuất hữu cơ, hiện đại hóa, cơ giới hóa nông nghiệp… Riêng tại công ty con THACO Industries, công ty này đặt mục tiêu tổng doanh thu năm 2023 đạt hơn 20.000 tỷ đồng (tăng 80% so với năm 2022), trong đó, doanh thu xuất khẩu đạt hơn 9.600 tỷ đồng, tương đương 400 triệu USD. Công ty hiện đang tập trung đầu tư vào các dự án về nghiên cứu và phát triển, trung tâm cơ khí và công nghiệp hỗ trợ…
Hay trong lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong Top100 ngân hàng lớn nhất (về tài sản) trong khu vực châu Á, trong đó Vietcombank được xem là một trong số ít ngân hàng chủ lực thực hiện được mục tiêu này. Luỹ kế cả năm 2022, Vietcombank lãi trước thuế 37.358 tỷ đồng, tăng gần 36% so với năm trước và tiếp tục giữ vị trí quán quân về lợi nhuận ngành ngân hàng. Mới đây, ngân hàng này đã thông qua kế hoach tăng vốn lên hơn 75.000 tỷ đồng. Vietcombank cho rằng, việc này sẽ giúp ngân hàng đảm bảo vai trò chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần và khả năng điều tiết thị trường trong nước.
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần có những doanh nghiệp cả trong khu vực nhà nước và khu vực tư nhân đủ lớn mạnh về quy mô, có năng lực quản trị chuẩn mực quốc tế, ứng dụng công nghệ hiện đại, có khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thế giới. Vì thế, các cơ quan quản lý cần tập trung phát triển các doanh nghiệp đầu đàn trong những ngành, lĩnh vực thì mới có tác động dẫn dắt, lan tỏa. Ông Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, chúng ta cần giải pháp để xây dựng được một đội ngũ doanh nghiệp lớn mạnh và hùng hậu, nếu không nền kinh tế sẽ khó phát triển.
Giải quyết điểm nghẽn cản trở doanh nghiệp phát triển
Theo báo cáo về tình hình doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đa số doanh nghiệp của nước ta có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp. Bên cạnh đó, năng lực khoa học công nghệ của các doanh nghiệp còn hạn chế, có nơi còn lạc hậu; doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư cho ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, nhất là công nghệ lõi, công nghệ tiên phong. Mới chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia được một phần chuỗi giá trị toàn cầu, 14% thành công trong việc liên kết với đối tác nước ngoài, trong khi số doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn gần đây.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận, nhiều doanh nghiệp còn nặng tư duy kinh doanh thời vụ, ngắn hạn, thiếu tầm nhìn chiến lược dài hạn, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước, cộng đồng, xã hội còn hạn chế, nhất là về nghĩa vụ thuế, bảo vệ môi trường, chống gian lận thương mại... Tính liên kết, văn hóa hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa cao, chưa thực sự tạo thành khối liên kết để cùng nhau phát triển; chưa nhìn được giá trị lợi ích chung của việc hợp tác, liên kết, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn hơn.
Hơn nữa, theo chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh, sau 2 năm đại dịch, các doanh nghiệp trong nước chịu nhiều khó khăn, trong đó còn phải chịu nhiều điểm bất lợi hơn so với khối doanh nghiệp FDI, nhất là về cơ chế. Do đó, ngoài việc bản thân doanh nghiệp phải tự nỗ lực, các chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng phải có sự thay đổi về mặt chính sách để mang lại sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, quy mô và loại hình.
Vì thế, trong trao đổi mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chỉ ra nhiều giải pháp cần thực hiện như: tập trung giải quyết các điểm nghẽn, bất cập làm cản trở doanh nghiệp phát triển; tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, giúp tạo ra sức bật nhanh, mang lại lợi ích lớn hơn cho nền kinh tế; tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các kênh huy động vốn mới cho doanh nghiệp tư nhân; đẩy mạnh mô hình hợp tác công – tư cũng như hoàn thiện cơ chế chính sách cho các hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A)…
Tin liên quan
Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
23:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
16:16 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
06:12 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EVN, Viettel rút ra bài học kinh nghiệm gì sau bão số 3?
19:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoạt động báo chí có thể được hưởng ưu đãi thuế 15%
08:20 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
19:52 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 366 tỷ USD
16:03 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK triển khai combo “siêu ưu đãi” dành cho doanh nghiệp bảo lãnh
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn năng lượng đồng hành cùng các shipper vào mùa cao điểm
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
20:16 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3: Kiểm nghiệm tretinoin trong mỹ phẩm
16:01 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung bồi dưỡng nhân tài Việt qua kỳ thi kỹ năng nghề thế giới
11:45 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn IPPG kết hợp tổ chức cuộc thi ROBOG thành công rực rỡ
08:40 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan
16:39 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics