Doanh nghiệp chờ đợi một môi trường kinh doanh ổn định và tạo thuận lợi
TS. Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương |
Bà đánh giá như thế nào về thực trạng DN trong 6 tháng đầu năm 2023?
Sau 2 năm dịch bệnh (2020, 2021), DN kỳ vọng phục hồi từ năm 2022. Tuy nhiên, nền kinh tế mới chỉ phục hồi được trong 3 quý đầu năm 2022, sau đó suy giảm một cách nhanh chóng. Những khó khăn, bất lợi của tình hình thế giới đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong quý 1 và tiếp tục xu hướng kéo dài trong quý 2/2023, tác động mạnh đến kết quả chung 6 tháng đầu năm. Quý 3/2022 kinh tế tăng trưởng gần 14%, ngay sau đó quý 4/2022 đã giảm xuống còn 5,9%; quý 2/2023 ước tính tăng 4,14%. Theo đó, GDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023.
Bức tranh DN trong 6 tháng đầu năm cũng chứng kiến những biến động bất thường. Cả nước có 75,9 nghìn DN đăng ký thành lập mới, nhưng cũng có tới 60,2 nghìn DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn. Số liệu từ năm 2018 cho thấy tỉ lệ DN thành lập mới/DN tạm ngừng hoạt động thấp nhất là 2,0 (năm 2022) và cao nhất lên tới 4,1 (năm 2019). Thông thường các năm số lượng DN thành lập mới thường gấp đôi, thậm chí có năm gấp 4 lần số DN tạm ngừng hoạt động. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2023, số lượng DN thành lập mới chỉ gấp gần 1,3 số lượng DN tạm ngừng hoạt động. Kết quả này thể hiện mức độ khó khăn của DN hiện nay còn nặng nề hơn rất nhiều so với thời kỳ Covid-19.
Rõ ràng là cộng đồng DN và nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phải đương đầu với những “cơn gió ngược”, đó là suy giảm kinh tế toàn cầu, là lạm phát gia tăng, là sự đe dọa của các cuộc xung đột đối với an ninh lương thực, năng lượng toàn cầu, là khả năng thích ứng và sức chống chịu hạn chế của các nước đang phát triển. Trong bối cảnh đó, cộng đồng DN chờ đợi một MTKD thuận lợi với sự ổn định về chính sách, nhất là các chính sách về thuế, phí,… để DN có niềm tin về sự đồng hành, chia sẻ của Chính phủ với những khó khăn của họ, từ đó an tâm sản xuất kinh doanh và thực hiện một cách bền vững hơn nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước (NSNN).
Bà có thể khái quát kết quả rà soát sơ bộ về ĐKKD trong 15 lĩnh vực vừa được CIEM thực hiện?
Từ năm 2020 đến nay, Chính phủ có khoảng 40 văn bản chỉ đạo, trong đó nhấn mạnh tới cải cách ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ĐKKD. Nhờ đó, MTKD đã thuận lợi hơn, tạo điều kiện hơn cho DN tham gia thị trường cũng như đầu tư, sản xuất và kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Tuy vậy, kết quả rà soát sơ bộ về ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và ĐKKD trong 15 lĩnh vực có nhiều điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, chất lượng ĐKKD trong một số lĩnh vực đã được cải thiện. Cụ thể, ĐKKD trong một số lĩnh vực được thiết kế có hệ thống, rõ ràng, dễ hiểu, dễ theo dõi; số lượng ĐKKD quy định chung chung, thiếu minh bạch, khó tiên liệu đã giảm đáng kể so với trước năm 2017; ĐKKD về nhân sự, cơ sở vật chất cũng được quy định rõ và giảm mức độ đáp ứng điều kiện. Các yêu cầu điều kiện về phù hợp với quy hoạch hoặc có phương án, kế hoạch kinh doanh đã được cắt giảm đáng kể; các yêu cầu về vốn được bãi bỏ ở hầu hết các lĩnh vực;… từ đó tạo xu hướng xây dựng pháp luật minh bạch.
Thứ hai, về danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, từ năm 2014, danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư gồm 267 ngành nghề. Sau đó, danh mục này được sửa đổi còn 243 ngành nghề (năm 2016) và còn 227 ngành, nghề (theo Luật Đầu tư 2020). Kết quả rà soát sơ bộ cho thấy số lượng ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tuy giảm về hình thức nhưng nội hàm của ngành nghề mở rộng hơn, bao trùm hơn. Thực tế, số lượng ngành nghề cụ thể có quy định về ĐKKD tại pháp luật chuyên ngành lớn hơn nhiều con số 227 ngành nghề theo danh mục của Luật Đầu tư 2020.
Ngoài ra, có một số ngành nghề được quy định tại pháp luật chuyên ngành, nhưng không thống nhất với tên quy định tại Luật Đầu tư 2020; một số ngành nghề chưa có cơ sở thuyết phục về sự cần thiết phải quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện; một số ngành nghề hiện Chính phủ chưa quy định về ĐKKD; một số ngành nghề không có trong danh mục, nhưng vẫn ban hành ĐKKD; một số ngành nghề đã được bãi bỏ khỏi danh mục của Luật Đầu tư 2020, nhưng Nghị định quy định về ĐKKD vẫn còn hiệu lực thi hành. Mặt khác, có sự không nhất quán trong xác định ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Kết quả rà soát ĐKKD cho thấy vẫn còn nhiều ĐKKD quy định chung chung, không hợp lý, thiếu rõ ràng, khó xác định. ĐKKD có thể giảm về hình thức, nhưng số lượng ĐKKD có thể không giảm bởi được dẫn chiếu bằng nhiều quy định khác nhau. Một số khó khăn nổi bật khác cũng được nhận diện như quy định quá nhiều chứng chỉ, hạn chế phân cấp trong cấp phép hay việc phải thực hiện thủ tục điều chỉnh các loại giấy phép con nhiều lần ngay cả khi không có thay đổi về nội dung ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động đã được cấp phép,…
Nhiều ý kiến cho rằng, việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đang là yêu cầu cấp bách, cần được xem như một gói hỗ trợ thiết thực nhất cho DN. Bà đánh giá sao về nhận định này?
Có thể thấy, nhiều ĐKKD không cần thiết, không hợp lý, không có ý nghĩa và hiệu quả về mặt quản lý nhà nước đã gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. 6 tháng đầu năm, tỷ lệ DN tạm ngừng hoạt động, rút lui khỏi thị trường cao hơn trung bình các năm. Vốn đăng ký của DN sụt giảm cũng kéo theo cơ hội việc làm của người lao động giảm theo. Với bức tranh này, việc cải thiện MTKD cần phải được thúc đẩy hơn nữa.
Tôi cho rằng, việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đang là yêu cầu cấp bách, cần được xem như một gói hỗ trợ thiết thực nhất cho DN. Và để thực hiện hiệu quả mục tiêu này, Chính phủ cần khôi phục chương trình cải cách, cải thiện MTKD; chỉ đạo liên tục, nhất quán việc thực hiện các giải pháp cải thiện MTKD. Trong đó, có việc sửa đổi các quy định pháp lý về ĐKKD; giải quyết kịp thời, triệt để các bất cập, khó khăn của DN; đồng thời tăng cường giám sát, đánh giá độc lập về kết quả thay đổi, cải cách.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
23:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
16:16 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
06:12 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EVN, Viettel rút ra bài học kinh nghiệm gì sau bão số 3?
19:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoạt động báo chí có thể được hưởng ưu đãi thuế 15%
08:20 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
19:52 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 366 tỷ USD
16:03 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK triển khai combo “siêu ưu đãi” dành cho doanh nghiệp bảo lãnh
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn năng lượng đồng hành cùng các shipper vào mùa cao điểm
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
20:16 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3: Kiểm nghiệm tretinoin trong mỹ phẩm
16:01 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung bồi dưỡng nhân tài Việt qua kỳ thi kỹ năng nghề thế giới
11:45 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn IPPG kết hợp tổ chức cuộc thi ROBOG thành công rực rỡ
08:40 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan
16:39 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland, Pháp
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics