Doanh nghiệp ghi nhãn “Made in Vietnam”phải đáp ứng tiêu chí
Xin ông cho biết lý do Bộ Công Thương xây dựng dự thảo Thông tư quy định về cách xác định sản phẩm hàng hóa là sản phẩm hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam trong khi đã có các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa?
Từ trước đến nay, đối với hàng hoá XK, việc quy định về xuất xứ hàng hoá tương đối đầy đủ và chặt chẽ. Với mỗi Hiệp định thương mại tự do chúng ta tham gia cũng có một bộ quy tắc riêng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bộ quy tắc xác định hàng hoá sản xuất tại Việt Nam và lưu thông tại thị trường Việt Nam. Việc thiếu vắng các quy định như vậy đã gây ra một số bất cập.
Thứ nhất, có thể mất lòng tin của người tiêu dùng, khi họ không biết rằng một sản phẩm họ đang tiêu dùng có được sản xuất tại Việt Nam hay không. Thứ hai, tạo ảnh hưởng đến uy tín của DN nói chung nếu không có chuẩn xác định thì một sản phẩm đưa ra nếu có vấn đề bị phản ánh gây thiệt hại đến uy tín của DN. Thứ ba, có thể tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng khi hàng hoá của nước ngoài đưa vào Việt Nam chỉ trải qua một giai đoạn gia cng, chế biến sơ sài, cũng dán nhãn là "Made in Vietnam" sẽ ảnh hưởng đến uy tín, lòng tin của người tiêu dùng. Trước nhu cầu bức thiết đó thì Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương đưa ra dự thảo Thông tư quy định cách xác định hàng hoá của Việt Nam và hàng hoá sản xuất tại Việt Nam. Các quy định của dự thảo đưa ra tương đối là chi tiết, phù hợp với các cam kết quốc tế, các quy định về hàng hoá trước đây của Việt Nam và đảm bảo sự tương thích của hàng hoá trong nước cũng như hàng hoá XNK.
Trong quá trình xây dựng Thông tư, Bộ Công Thương đã lấy ý kiến của nhiều đơn vị liên quan. Xin ông cho biết, các nội dung nào của Thông tư được quan tâm nhiều nhất?
Qua thông tin ghi nhận được, ý kiến của các Hiệp hội và DN tập trung vào phương thức xác định xuất xứ. Dự thảo Thông tư đưa ra hai phương thức xác định cơ bản là xác định xuất xứ thuần tuý và xác định xuất xứ không thuần tuý, đặc biệt là xuất xứ không thuần tuý đối với sản phẩm công nghiệp hiện nay quá trình phân công lao động đã trải dài ra trên khắp thế giới thì việc xác định xuất xứ của từng chi tiết, từng linh kiện tham gia trong các sản phẩm không đơn giản.
Một vấn đề mà các DN cũng đề cập là tỷ lệ giá trị gia tăng của Việt Nam bao nhiêu phần trăm thì có thể coi là hàng việt Nam. Có những ý kiến cũng muốn nâng tỷ lệ cao hơn 30%, thậm chí có ý kiến đề nghị giảm xuống. Bộ Công Thương sẽ cân nhắc nhiều yếu tố, tuy nhiên một yếu tố rất quan trọng là sự phù hợp với các cam kết mà Việt Nam đã ký với các nước trước đây, trong các cam kết này về cơ bản chúng ta đã thực hiện đạt tỷ lệ 30% đối với hàng hoá XK ra nước ngoài.
Vậy đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm chứng nhận về việc ghi nhãn hàng hóa cho DN, thưa ông?
Theo quy định tại Thông tư thì các DN sẽ là người tự xác định và tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình có đáp ứng được các tiêu chí hay không. Thời gian qua cũng có một số ý kiến cho rằng nhà nước nên có cơ quan chứng nhận hoặc cấp giấy chứng nhận, tuy nhiên chúng tôi cũng đã cân nhắc điều này, với một khối lượng hàng hoá lưu thông rất lớn trên thị trường, thì việc cấp giấy chứng nhận như vậy sẽ tạo thêm thủ tục hành chính, tạo thêm gánh nặng cho DN cũng như cho các cơ quan quản lý nhà nước. Trên tinh thần hiện nay là tạo các điều kiện thông thoáng nhất cho DN. Thông tư này sẽ tạo thước đo giúp DN soi vào để chấp hành pháp luật. Chỉ khi bị phát hiện hoặc có các vấn đề cơ quan báo chí nêu, người tiêu dùng phản ánh thì các cơ quan quản lý mới vào cuộc để kiểm tra.
Theo quy định tại Thông tư thì việc dán nhãn không bắt buộc với các DN, liệu điều này có tạo sự nhập nhèm đối với nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, thưa ông?
Khi DN không đủ tự tin để dán nhãn thì đương nhiên là DN cũng không muốn dãn nhãn "Made in Vietnam". Trong trường hợp này nếu bắt buộc thì các DN sẽ buộc phải ghi, họ cũng sẽ không đảm bảo việc hàng hoá có xuất xứ Việt Nam hay không. Chính vì vậy, Thông tư muốn tạo lựa chọn cho DN, trong trường hợp DN không đáp ứng được tiêu chí thì DN có thể không dán nhãn hoặc có thể có cách thể hiện nào đó phù hợp hơn. Tuy nhiên, nếu đã lựa chọn ghi nhãn là sản xuất tại Việt Nam thì phải đáp ứng được tiêu chí.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics