Doanh nghiệp lo giá nguyên liệu, phí đầu vào tăng
Nguyên liệu tăng giá, doanh nghiệp phát triển nguồn trong nước | |
Giá nguyên liệu "nhảy múa", liệu giá thức ăn chăn nuôi sẽ chỉ còn tăng 10-15%? | |
Lo ngại xu hướng tăng giá nguyên liệu sản xuất |
DN chủ động nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu. Ảnh: M.K |
Tìm cách thích nghi với tình hình mới
Từ đầu năm đến nay, giá nhập khẩu hầu như toàn bộ các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước đều tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Giá nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô hay đậu tương trong 15 ngày đầu tháng 5/2021 tăng 32,8 – 40,7% so với cùng kỳ năm 2020, đạt bình quân 286 USD/tấn đối với ngô và 568 USD/tấn đối với đậu tương. Giá nhập khẩu một số loại phân bón như DAP và SA cũng đang cao hơn 48% và 54,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, giá nhập khẩu các mặt hàng thuộc nhóm kim loại là sắt thép các loại và kim loại thường đang cao hơn khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo các DN thủy sản, vào quý 2 năm nay, chi phí vận tải tăng thêm và rủi ro khác dần bộc lộ như chi phí vật tư bao bì tăng, chi phí lao động tăng và nhất là giá nguyên liệu cũng tăng khiến hoạt động của các DN bị tác động. Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sao Ta, từ thực tế trên, DN đã điều chỉnh mùa tôm 2021. Cụ thể, Sao Ta đã tính toán và thực thi các giải pháp từ cơ sở trại nuôi, giải pháp kỹ thuật riêng... Vụ nuôi được thả nuôi trong một tháng theo hình thức cuốn chiếu cho trên 300 ao nuôi theo quy trình thu tỉa, khởi đầu từ nửa cuối tháng hai. Nhờ vậy nhìn lại, mặc dù lĩnh vực chế biến xuất khẩu đã có chút mắc cạn, cơ bản là từ giá cước tàu, nhưng thành quả chung vẫn tốt đẹp nhờ lĩnh vực nuôi tôm kết quả khả quan. Doanh số tiêu thụ chung tăng khoảng 25% so cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận cũng ở mức khá tương đồng mức tăng trưởng doanh số.
Tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Ngũ Lâm Việt (Đồng Nai), ông Tống Văn Vinh, Chủ tịch HĐQT chia sẻ, so với thời điểm đầu năm 2021, lượng hàng xuất khẩu tồn kho của DN không còn nhiều, hiện chỉ khoảng 30 container hàng sản phẩm gỗ đang chờ xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện hoạt động sản xuất của DN rất khó khăn, do chi phí đầu vào tăng cao, giá nguyên liệu, cước vận chuyển đều tăng, trong khi giá hàng đầu ra không tăng. “Thời gian doanh nghiệp ký đơn hàng với khách hàng nước ngoài từ 6 tháng đến 1 năm mới thực hiện một lần, nên không thể muốn điều chỉnh giá bán là được”- ông Vinh chia sẻ.
Từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm là chu kỳ nhập khẩu nguyên liệu. Tuy nhiên, năm nay nhiều DN đang gặp khó khi hầu hết giá nguyên liệu tăng khá cao, các DN sản xuất khẩu đang điều chỉnh kế hoạch, chủ động nguồn nguyên liệu để không đứt gãy hoạt động sản xuất, nhất là đơn hàng xuất khẩu.
Chủ động nguồn nguyên liệu
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu không chỉ khiến DN gặp khó về giá cả mà còn khó đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ theo các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Để khắc phục những khó khăn về nguyên liệu cũng như khai thác lợi thế của FTA như CPTPP, EVFTA, UKVFTA… các doanh nghiệp cần đẩy mạnh phát triển và sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước nhiều hơn, không nên quá phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Từ đầu năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho nguồn nguyên liệu nhập khẩu của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nguyên liệu khan hiếm, giá cả tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nguồn nhập khẩu. Bên cạnh xoay xở tìm nguồn hàng, nhiều DN đã chủ động nguồn nguyên liệu chế biến trong nước.
Là một trong những DN sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa lớn nhất Việt Nam, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) luôn cần một lượng lớn sữa tươi để sản xuất. Trong bối cảnh thị trường bị tác động bởi đại dịch kéo dài, Vinamilk xác định để gia tăng hiệu quả kinh doanh, tạo thêm giá trị cho cổ đông thì tự chủ vùng nguyên liệu vẫn là chiến lược then chốt. Để chủ động nguồn cung, đơn vị đang hợp tác cùng 6.000 hộ dân chăn nuôi bò sữa, đồng thời đầu tư xây dựng 13 trang trại bò sữa kết hợp với việc sáp nhập Công ty Mộc Châu Milk để có tổng đàn bò sữa 150.000 con.
Không chỉ vậy, chiến lược mở rộng vùng nguyên liệu sữa tươi của Vinamilk được thực hiện liên tục. Gần đây Vinamilk đã chính thức đưa vào khai thác trang trại bò sữa đầu tư tại Lào với quy mô đàn bò lên đến 8.000 con. Trang trại có thể cung cấp hơn 120 tấn sữa/ngày, tương đương gần 44.000 tấn sữa/năm vào đầu năm 2022, bổ sung lượng lớn nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy của Vinamilk tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài, giúp công ty chủ động hơn với nguồn nguyên liệu sản xuất.
Nhiều DN sản xuất xuất khẩu cũng đã quay về tìm nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Để chuẩn bị nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến sâu, phục vụ các đơn hàng xuất khẩu, Công CP Thủy sản Minh Phú đã quyết định mở rộng vùng nuôi trong nước, tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại để đổi mới con giống, công nghệ nuôi. Hiện, Minh Phú đã tự nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm công nghệ cao 2-N-4, từ đó đưa vào vận hành hiệu quả tại 2 vùng nuôi với 900 ha; đồng thời đẩy mạnh hợp tác với một số viện nghiên cứu trong và ngoài nước để hiện đại hóa công nghệ nuôi tôm.
Tuy nhiên, với những nguyên liệu trong nước không sản xuất được, DN buộc phải nhập khẩu với giá cao. Những nguyên liệu đó là chất bảo quản, màng nhựa PVC… Đáng lo ngại, giá nguyên liệu này hiện đã tăng đến vài chục phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. Điều này dự báo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua của thị trường - vốn đang giảm mạnh do dịch Covid-19 bùng phát trở lại.
Tin liên quan
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
15:47 | 06/10/2024 Kinh tế
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Thúc doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi xanh
06:48 | 06/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
16:29 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VPIM 2024 sở hữu racekit và giải thưởng đặc biệt thế nào?
16:11 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hỗ trợ doanh nghiệp với nguồn vốn đến 80% dự án đầu tư
16:00 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ "đặt đề bài", bảo lãnh vay vốn
14:41 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Generali Việt Nam tặng gần 900 triệu đồng hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bão Yagi
06:07 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp "bắt tay" cùng phát triển công nghệ cao
13:12 | 03/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay
07:37 | 03/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ khí, chế tạo Việt Nam đón sóng công nghệ mới
15:38 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cách nào phá vỡ thế độc quyền trong phân phối xăng dầu?
15:03 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Siêu thị tuyên chiến với thực phẩm “bẩn”
14:00 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
THACO AUTO bàn giao lô 237 xe tải Foton Ollin cho J&T Express Việt Nam
15:58 | 01/10/2024 Xe - Công nghệ
Ứng dụng AI để thúc đẩy năng lực kết nối ngành logistics Việt Nam
14:45 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
Hải quan Thường Phước làm thủ tục thông quan gần 5 triệu m³ cát nhập khẩu
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics