Doanh nghiệp mong các gói hỗ trợ đi nhanh vào cuộc sống
VASI đề xuất Chính phủ gia hạn các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp năm 2020 đến hết năm 2021, giảm bớt các yêu cầu và điều kiện để doanh nghiệp có thể tiếp cận được. Ảnh minh hoạ: ST |
Ổn định nguồn nguyên vật liệu đầu vào
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đều hoạt động tại các khu công nghiệp, nguy cơ lây lan dịch bệnh luôn thường trực, đe dọa gián đoạn sản xuất và gây tổn hại lớn đến chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam và trên toàn cầu. Theo Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ (VASI), năm 2020 và 2021, đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, làm chi phí sản xuất, giá nguyên vật liệu tăng cao, phát sinh chi phí phòng chống dịch, tăng chi phí logistics. Đơn hàng cũ giảm, khó tiếp cận khách hàng và đơn hàng mới, làm doanh thu 2020 giảm trung bình 30% so với 2019.
Ngoài ra, việc nhân sự, công nhân không ổn định do có trường hợp phải cách ly hoặc giãn cách xã hội, tuyển dụng và giữ chân lao động khó cũng là những khó khăn của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Theo VASI, do có sự điều chỉnh chuỗi cung ứng trên toàn cầu, khoảng 20% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có cơ hội gia tăng đơn hàng và mở rộng sản xuất, song gặp khó khăn khi giá thuê đất tại các khu công nghiệp hiện quá cao, tín dụng ưu đãi không tiếp cận được, không đủ vốn để đầu tư mở rộng sản xuất…
Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, cũng như tận dụng hiệu quả các cơ hội mà đại dịch có thể đem lại, VASI mong muốn Chính phủ sẽ thống nhất các quy tắc phân loại chống dịch Covid-19 chung trên cả nước. Đồng thời, VASI cũng đề xuất Chính phủ gia hạn các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp năm 2020 đến hết năm 2021, giảm bớt các yêu cầu và điều kiện để doanh nghiệp có thể tiếp cận được. Giãn nộp các khoản thuế và nghĩa vụ thêm từ 6 tháng đến 1 năm như: giãn nộp các loại phí bảo hiểm (BHXH, BH Thất nghiệp, kinh phí công đoàn), giãn nộp thuế đất, các khoản thuế GTGT.
Đặc biệt, VASI cũng đề xuất được hỗ trợ giảm lãi suất vay từ ngân hàng thương mại; hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất phù hợp với quy mô nhỏ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (dưới 1.000 m2) và giảm giá thuê đất. Bên cạnh đó, có giải pháp dài hạn và bền vững đảm bảo ổn định nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho ngành sản xuất chế tạo.
Nâng mức hỗ trợ lên 50%
Là một ngành bị ảnh hưởng hết sức nặng nề bởi dịch Covid-19, hoạt động các doanh nghiệp hàng không đang hết sức khó khăn. Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), sản lượng vận chuyển khách toàn cầu bằng đường hàng không năm 2021 chỉ bằng 33% so với năm 2019. Khả năng, thị trường hàng không thế giới đến năm 2024 mới có thể phục hồi quy mô như giai đoạn trước dịch. Đối với các doanh nghiệp hàng không Việt Nam, 2021 vẫn là một năm khó khăn, xu hướng này có thể vẫn kéo dài tới giữa năm 2022.
Liên quan đến việc đề xuất các mức hỗ trợ cho doanh nghiệp hàng không, ông Phạm Việt Dũng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàng không Việt Nam (VABA) đề nghị các mức giảm phí, lệ phí liên quan trực tiếp tới hoạt động của các hãng bay bao gồm: phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay; phí hải quan, lệ phí ra, vào cảng hàng không, sân bay đối với chuyến bay của nước ngoài đến các Cảng hàng không Việt Nam; phí thẩm định cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động hàng không dân dụng; cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay là 50% chứ không phải chỉ là 10% như quy định trong Dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý.
Đồng thời, VABA cũng đề xuất kéo dài thêm thời gian giảm phí, lệ phí cho các doanh nghiệp hàng không tới hết năm 2022, ít nhất là tới 30/6/2022 (theo dự thảo thời gian thực hiện giảm phí, lệ phí chỉ kéo dài tới hết 31/12/2021- PV). Bởi trước đó, nhiều chính sách ban hành năm 2020 dự kiến chỉ có hiệu lực tới hết năm 2020 nhưng đã lần lượt được gia hạn, kéo dài thời gian hiệu lực. Việc kéo dài thời gian ngay từ đầu sẽ giúp các doanh nghiệp hàng không có thể chủ động xây dựng được kế hoạch ứng phó nhất quán hơn.
Đánh giá về các chính sách hỗ trợ trong thời gian vừa qua cũng như các gói hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (Hanoisme) Mạc Quốc Anh cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh vừa qua, hầu hết các ngành sản xuất ở Việt Nam đều chịu tổn thương do chuỗi cung ứng bị đứt đoạn. Tuy nhiên, với việc kiểm soát tốt dịch bệnh, doanh nghiệp Việt Nam đang có ưu thế hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp cùng ngành nghề tại nước ngoài để cạnh tranh tốt hơn.
Về một số chính sách hỗ trợ người lao động trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài, ông Mạc Quốc Anh đánh giá, đa phần doanh nghiệp chưa được hưởng lợi vì các điều kiện hỗ trợ đi kèm khó thực hiện. Dự thảo các văn bản sửa đổi, hướng dẫn về gói hỗ trợ sắp tới của Chính phủ hiện chỉ mở rộng đối tượng chứ không thay đổi điều kiện bảo đảm để nhận được hỗ trợ. Đây là một trong những lý do khiến chính sách chưa phù hợp với thực tế, chưa đi vào cuộc sống.
“Chúng tôi đề xuất lãnh đạo ở các cấp ngành cần cải tiến quy trình thủ tục hành chính nhanh gọn hơn, thông tin minh bạch và đầy đủ về tiêu chí, quy trình thủ tục tiếp nhận, xác định đúng đối tượng thụ hưởng với những tiêu chí xác đáng và cụ thể, đặc biệt cần giám sát chặt việc sử dụng nguồn hỗ trợ để bảo đảm hiệu quả của chính sách. Gói hỗ trợ này có thể dựa trên những đánh giá chỉ số, để phân chia theo mô hình doanh nghiệp nhỏ vừa, lớn và đưa ra các gói phù hợp với các ngành cho doanh nghiệp. Và đặc biệt là cần có các giải pháp để các chính sách hỗ trợ đi nhanh hơn vào cuộc sống”, ông Mạc Quốc Anh nhấn mạnh
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Tin liên quan
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics đề xuất hợp tác chặt chẽ với Hải quan
16:43 | 11/09/2024 Hải quan
EuroCham thán phục cao công tác cải cách và phương pháp làm việc của cơ quan Hải quan
16:52 | 11/09/2024 Hải quan
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
19:57 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tháo gỡ nút thắt trong chuyển đổi xanh: Biến phát triển bền vững thành động lực tạo giá trị
09:09 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoá giải thách thức trên hành trình chuyển đổi xanh Net Zero 2050
19:21 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
18:19 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 26 tỷ đồng tiếp sức cho khách hàng khu vực ảnh hưởng bão, lũ, sạt lở đất
16:16 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhà máy sản xuất thiết bị điện gió công suất lớn nhất đầu tư tại Cụm cảng Quốc tế Long An
15:06 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội
14:31 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ các dự án sản xuất pin xe điện trong nước
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics