Doanh nghiệp thủy sản tăng chế biến sâu để xuất khẩu
Vượt khó 5 tháng đầu năm, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục bứt phá? | |
Doanh nghiệp thủy sản linh hoạt gia tăng xuất khẩu | |
Tổng cục Hải quan tập huấn mã HS cho doanh nghiệp thuỷ sản |
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú. Ảnh: Q.Hiếu |
Hai mặt hàng chủ lực tăng cao
Trong số các mặt hàng thủy sản XK của các doanh nghiệp Việt Nam, 2 mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra bứt phá tăng trưởng ngoạn mục. Đáng chú ý là mặt hàng cá tra XK đang phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt XK sang thị trường Mỹ trong tháng 5/2021 bứt phá với mức tăng khoảng 200%, đạt 33 triệu USD, đưa kết quả XK 5 tháng đầu năm 2021 lên 135 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, mặt hàng philê cá tra đông lạnh tăng rất cao từ tháng 3. Chỉ tính riêng tháng này, Mỹ đã nhập khẩu 9.524 tấn philê cá tra đông lạnh chủ yếu từ Việt Nam, với trị giá 25,4 triệu USD trong tháng 3, tăng 226% về lượng và 239% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá XK cá tra trung bình sang thị trường Mỹ năm 2020 mặc dù thấp hơn so với năm 2019, nhưng sang quý 1/2021, cá tra phile đông lạnh trung bình XK sang Mỹ tăng lên mức 2,87 USD/kg. Kể từ cuối năm 2020, lượng cá tra tồn kho tại Mỹ đã không còn nhiều, thêm vào đó là sản lượng cá da trơn nội địa của nước này cũng sụt giảm. Do đó, ngay từ đầu năm nay, Mỹ đã tăng nhập khẩu cá tra đông lạnh trở lại. Dự báo XK từ tháng 6/2021 sẽ tăng mạnh hơn sau khi thị trường này mở cửa hoàn toàn từ ngày 20/5.
EU đang là điểm đến kỳ vọng của XK thuỷ sản Việt Nam Mặc dù sự hồi phục kinh tế của khối thị trường EU chậm hơn so với Mỹ, nhưng nhu cầu tiêu thụ đang hồi phục rõ rệt khi dịch Covid-19 đang được khống chế dần dần tại EU. Các nhà nhập khẩu châu Âu có xu hướng quan tâm hơn đến các nhà cung cấp thuỷ sản Việt Nam với lợi thế thuế quan từ Hiệp định EVFTA và nguồn nguyên liệu ổn định. XK thuỷ sản Việt Nam sang EU tháng 5 tiếp tục tăng 30% đạt gần 95 triệu USD, sau khi tăng mạnh 36% trong tháng 4 với 97 triệu USD. Luỹ kế XK 5 tháng đầu năm sang EU đạt trên 380 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. |
Tính chung, XK cá tra của các doanh nghiệp Việt Nam đang hồi phục cao hơn dự kiến, với mức tăng 26% đạt 134 triệu USD trong tháng 5, sau khi tăng 25,8 triệu USD đạt 145 triệu USD trong tháng 4. Kim ngạch XK cá tra 5 tháng đầu năm đạt 623 triệu USD, tăng 12%.
Theo phân tích của Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), XK cá tra hồi phục nhờ các thị trường chính là Mỹ, Trung Quốc, châu Âu tăng mua trở lại. Đặc biệt, thị trường Mỹ có mức tăng mạnh nhất nhờ vắc xin Covid-19 đã được tiêm chủng rộng, các nhà nhập khẩu tăng mua để phục vụ cho dịch vụ ăn uống được hoạt động trở lại. Cùng với cá tra, mặt hàng tôm XK tiếp tục tăng cao. XK tôm tăng 25% trong tháng 5 đạt 375 triệu USD, sau khi đạt trên 300 triệu USD trong tháng 4, tăng 23%. Tính đến hết tháng 5, XK tôm của Việt Nam đạt 1,34 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ.
Bên cạnh hai mặt hàng XK chủ lực, nhiều mặt hàng hải sản XK cũng tăng khá cao. Tính đến cuối tháng 5, XK các mặt hàng hải sản đạt 1,3 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, XK cá ngừ chiếm 22% với 292 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, trong tháng 4 và 5, XK cá ngừ tăng gần 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước, là những tín hiệu tích cực cho xu hướng những tháng tới. XK các loại cá biển khác chiếm 53% XK hải sản với 698 triệu USD trong 5 tháng đầu năm, tăng 12%; XK mực, bạch tuộc tăng 11% đạt 212 triệu USD cũng hồi phục khả quan từ tháng 3 đến nay. XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng tăng mạnh 81% trong tháng 5 góp phần đưa kết quả 5 tháng đầu năm lên gần 49 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường NK hồi phục
Theo đánh giá của VASEP, kết quả tích cực ngoài dự kiến này đã cho thấy sự nỗ lực thích ứng và bứt phá mạnh mẽ của cộng đồng DN thủy sản Việt Nam. Covid-19 làm thay đổi thói quen tiêu thụ hàng thủy sản, xáo trộn nhu cầu của các phân khúc thị trường tiêu thụ. Trong sự rối loạn đó, DN thủy sản Việt Nam đã linh hoạt trong chiến lược sản phẩm và thị trường để biến thách thức thành cơ hội.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta cho rằng, Covid-19 đã tác động xấu đến thế giới, nhưng “trong nguy có cơ”. Cái nguy là một số cường quốc nuôi tôm đang vật vã với Covid-19, chắc chắn chuỗi cung ứng nuôi ít nhiều bị gãy đổ. Đó là cơ hội cho con tôm của DN Việt Nam thuận lợi XK hơn. “Tuy nhiên, chúng ta cũng không chủ quan, bởi sự tăng trưởng chỉ bền vững khi có sự đồng bộ. Các mắt xích trong chuỗi giá trị con tôm cần lắm yếu tố này. Thí dụ, nuôi tôm phát triển nhanh quá, có thể dẫn tới thiếu thức ăn cho tôm cục bộ”- ông Hồ Quốc Lực cảnh báo.
Là một trong những DN chế biến XK tôm nuôi hàng đầu tại Việt Nam, ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho rằng, để chuẩn bị nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến sâu, Minh Phú đã quyết định mở rộng vùng nuôi trong nước, tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại để đổi mới con giống, công nghệ nuôi. Tính đến cuối năm 2020, Minh Phú đã tự nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm công nghệ cao 2-N-4, từ đó đưa vào vận hành hiệu quả tại 2 vùng nuôi với 900 ha; đồng thời đẩy mạnh hợp tác với một số viện nghiên cứu trong và ngoài nước để hiện đại hóa công nghệ nuôi tôm. Ngoài ra, trong nhiều năm qua, Minh Phú đã và đang thiết lập mạng lưới liên kết và cung ứng tôm trải rộng khắp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nam bộ, với đa dạng mô hình nuôi tôm bền vững, như 100.000 ha nuôi tôm công nghiệp, 25.000 ha nuôi tôm sinh thái rừng ngập mặn, cùng hơn 10.000 ha diện tích nuôi tôm - lúa. Cùng với đó, để gia tăng giá trị sản phẩm XK, công ty đã tập trung chế biến sâu, xây dựng và duy trì hệ thống truy xuất nguồn gốc theo từng loại nguyên liệu, thậm chí từng vùng nuôi...
Theo nhận định của VASEP, nguồn cung nguyên liệu thuỷ sản của các DN chế biến XK hiện nay khá ổn định, nhất là với các mặt hàng tôm, cá tra. Do vậy, yếu tố chính quyết định diễn biến XK thuỷ sản của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại chính là thị trường.
Ngoài thị trường chính là Mỹ và EU, XK sang các thị trường có FTA với Việt Nam trong 2 năm qua tiếp tục tăng mạnh, trong đó XK sang Australia tăng 65% trong 5 tháng đầu năm nay, sang Canada tăng 12%, sang Anh tăng 17%. Những thị trường này đều chiếm tỷ trọng 3,3-4% kim ngạch XK thuỷ sản của Việt Nam và đây sẽ là những thị trường có vai trò đáng kể thúc đẩy tăng trưởng XK thuỷ sản của Việt Nam năm 2021 và những năm tới.
Tin liên quan
Trung Quốc đề xuất đàm phán với EU để giải quyết vấn đề thuế xe điện
08:21 | 11/09/2024 Xe - Công nghệ
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%
10:57 | 27/08/2024 Xuất nhập khẩu
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD
09:08 | 24/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu đạt hơn 473 tỷ USD tính đến trung tuần tháng 8
13:46 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
TPHCM: Hàng hóa XNK tăng hơn 6 tỷ USD
13:45 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tôm đạt kỷ lục trong tháng 7
17:06 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc cần đảm bảo những quy định gì?
10:36 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đạt hơn 440 tỷ USD
18:56 | 16/08/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics