Doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu ngoạn mục
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty Nam Việt. Ảnh: DN cung cấp |
Tưởng chừng ngã đổ
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan sau khi cơ bản hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu cuối năm, ông Phạm Hoàng Việt, Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FMC) vui mừng cho biết, năm nay công ty cơ bản đã hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu ký kết với đối tác. Nhìn lại một năm vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, FMC đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, thấy nhẹ lòng!
Là doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản lớn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Công ty CP Thực phẩm Sao Ta là một trong số ít doanh nghiệp duy trì liên tục hoạt động sản xuất, xuất khẩu mặt hàng tôm, nhất là giai đoạn cao điểm giãn cách chống dịch. Đặc biệt, tháng 8 vừa qua, FMC thu hẹp quy mô chế biến còn dưới 40%. Tuy nhiên, từ nửa cuối tháng 9/2021, Sóc Trăng tuyên bố trở lại bình thường mới, là lúc FMC tăng trưởng tốt, đến 21/9/2021 cơ bản có số lượng lao động có nhỉnh hơn so cùng kỳ năm trước. "Sự phục hồi nhanh chóng là nền tảng để FMC có kết quả hoạt động khả quan trong những tháng cuối năm đều vượt chỉ tiêu so với năm 2022 và tự tin hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 gồm doanh số 200 triệu USD, lợi nhuận 250 tỷ đồng", ông Phạm Hoàng Việt cho biết.
Tương tự, với 2 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu tại TPCần Thơ và An Giang, Công ty CP Nam Việt đã cố gắng duy trì sản xuất trong điều kiện khó khăn. Nhờ vào công suất kho lạnh lên đến 6.000 tấn nên nhà máy đã có đủ nguyên liệu dự trữ để duy trì sản xuất trong suốt thời gian giãn cách. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn duy trì được doanh thu từ mặt hàng cá tra đông lạnh trong tháng 7 và 8, đạt hơn 18,5 triệu USD, trong đó nổi bật có thị trường Thái Lan và Colombia vẫn tăng trưởng tốt, đạt kim ngạch gần 3 triệu USD chỉ trong tháng 8- tháng cao điểm thực hiện giãn cách chống dịch.
Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản tại ĐBSCL bị tác động nặng nề. Theo khảo sát của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), bắt đầu từ tháng 8/2021, dịch bệnh Covid-19 lan rộng và nhanh từ TPHCM xuống các tỉnh, thành miền Tây Nam bộ, ĐBSCL thực hiện Chỉ thị 16 nghiêm ngặt nên từ vận chuyển nguyên vật liệu, đến thực hiện các thủ tục XNK, thủ tục C/O, thủ tục cảng,... hàng trăm doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, đã ảnh hưởng mạnh đến tiến độ sản xuất và giao hàng của doanh nghiệp.
Theo bà Tạ Hà, chuyên gia thị trường cá tra của VASEP, tính tới cuối tháng 8/2021, chỉ có khoảng 30- 40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh, thành phía Nam hoạt động được “3 tại chỗ”; khoảng 30-40% doanh nghiệp không đủ điều điều kiện thực hiện theo mô hình này đã phải ngừng sản xuất, số phần trăm còn lại đã tạm dừng sản xuất để tổ chức lại nhà máy đảm bảo thực hiện “3 tại chỗ”. Ước tính, công suất chung của cả vùng đã giảm từ 60-70%. Tình trạng này đã tác động làm cho 40-50% các đơn hàng bị giao trễ hạn và có khoảng 10-15% các đơn hàng bị hủy.
Tuy nhiên, từ tháng 10/2021, với sự hỗ trợ từ Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, đến nay sau hơn sau 2 tháng mở cửa nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã hồi phục được năng lực sản xuất từ 70-90%. Nhờ đó, kết quả sản xuất, kinh doanh ngành thủy sản đã hồi phục mạnh mẽ vào cuối năm.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, trong những tháng cuối năm, xuất khẩu thủy sản đã giữ đà tăng trưởng rất tốt, trong tháng 11, kim ngạch xuất khẩu đạt tới trên 875 triệu USD. Tính đến hết tháng 11/2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt 7,96 tỉ USD. Với đà này, xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 8,7 tỷ USD. Đây là kết quả rất đáng tự hào, bởi suốt từ tháng 7 đến hết tháng 9/2021, ngành thủy sản gần như bị “đóng băng” toàn bộ hoạt động nuôi thả, chế biến, xuất khẩu... Nguồn cung nguyên liệu và nhân lực lao động bị đứt gãy, hàng loạt nhà máy chế biến phải đóng cửa, khó khăn chồng chất.
Giữ vững kim ngạch xuất khẩu
Mặc dù dịch bệnh bùng phát phức tạp tại ĐBSCL, nhưng hiện tại, các đơn hàng của các công ty thủy sản khá dồi dào sẵn sàng thực hiện trong những tháng đầu năm mới 2022. Theo Công ty CP Nam Việt, đơn hàng của công ty đã lấp đầy công suất đến quý 1/2022 và tất cả đơn hàng đều được ký với giá cao. Công ty CP Nam Việt đã thích ứng tốt với tình hình dịch bệnh khi giải quyết được vấn đề hàng tồn kho, cụ thể hàng tồn kho giảm mạnh so với thời điểm trước giãn cách. Đồng thời, tình hình dịch bệnh khiến nhiều nguồn cung cá tra bị đứt và cước tàu tăng mạnh khiến nhu cầu gia tăng, nhờ vậy giá cá bán ra tăng đột biến, các đơn hàng đều được ký với giá cao. Đây được xem như cơ hội để Công ty CP Nam Việt chứng minh được tiềm lực tài chính vững mạnh vượt qua giai đoạn thử thách này.
Xác định dịch Covid-19 còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn bởi dịch bệnh, bên cạnh đó còn những khó khăn về Lệnh 248, Lệnh 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc quy định mới về nhập khẩu nông sản, thủy sản, nhưng với sự nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp, ngành thủy sản vẫn quyết tâm đặt mục tiêu xuất khẩu 8,9 tỷ USD trong năm 2022, bằng 101,1% so với dự kiến cả năm 2021.
Các chuyên gia nhận định, dù gặp nhiều khó khăn, ngành thủy sản vẫn đang có nhiều cơ hội phát triển trong những tháng đầu năm 2022 với nhiều lợi thế từ các FTA.
Ở tầm vĩ mô, Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2021-2030, với mục tiêu phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Phấn đấu đưa Việt Nam vào TOP 5 các quốc gia xuất khẩu thủy sản của thế giới. Theo đề án này, ngành thủy sản tập trung phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chú trọng tới nhóm sản phẩm chủ lực tôm, cá tra, cá ngừ; đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ cá ngừ, rong tảo biển và phụ phẩm; tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị cao phục vụ ngành thực phẩm, hóa dược... Với những chỉ tiêu cụ thể này sẽ là động lực thúc đẩy xuất khẩu ngành hàng tỷ đô của nước ta trong giai đoạn tới.
Tin liên quan
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics đề xuất hợp tác chặt chẽ với Hải quan
16:43 | 11/09/2024 Hải quan
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
EuroCham thán phục cao công tác cải cách và phương pháp làm việc của cơ quan Hải quan
16:52 | 11/09/2024 Hải quan
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tháo gỡ nút thắt trong chuyển đổi xanh: Biến phát triển bền vững thành động lực tạo giá trị
09:09 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoá giải thách thức trên hành trình chuyển đổi xanh Net Zero 2050
19:21 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
18:19 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 26 tỷ đồng tiếp sức cho khách hàng khu vực ảnh hưởng bão, lũ, sạt lở đất
16:16 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhà máy sản xuất thiết bị điện gió công suất lớn nhất đầu tư tại Cụm cảng Quốc tế Long An
15:06 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội
14:31 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoàn thành phê duyệt tái cơ cấu, sắp xếp Vinapaco và Vinacafe trước 31/10
10:48 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Vĩnh Hoàn được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
10:21 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics