Doanh nghiệp vận tải biển tìm hướng đi trong khó khăn
Trái ngược với các doanh nghiệp cảng biển, doanh nghiệp vận tải biển lại có những tác động tiêu cực được nhìn thấy rõ ràng hơn. Ảnh: ST |
“Trĩu vai” vì chi phí vận tải biển | |
Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng nghiên cứu biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển | |
Doanh nghiệp vận tải biển: Vì sao “chậm lớn”? |
Lợi nhuận sụt giảm
Đánh giá tác động của Covid-19 đến các ngành và cổ phiếu Việt Nam, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) nhận định, dịch Covid-19 chủ yếu sẽ có những tác động tiêu cực trực tiếp và giáp tiếp đến các ngành kinh tế của Việt Nam. Một số ngành bị ảnh hưởng tiêu cực đến có thể kể đến như hàng không, tiêu dùng, cảng biển, vận tải biển, thủy sản, xi măng, dầu khí.
Nhằm kiểm soát dịch bệnh, 16 cảng của Trung Quốc – chiếm đến hơn 80% sản lượng thông cảng cả Trung Quốc - đã bị hoãn thời gian làm việc đến hết ngày 9/2. Ngay cả khi các cảng trở lại hoạt động bình thường thì hoạt động kiểm soát, phòng tránh dịch bệnh như cách ly, khử trùng tàu, hàng, thuyền viên… cũng sẽ kéo dài thời gian xử lý hàng hóa, ảnh hưởng đến năng suất các cảng. Cho đến hiện tại, tác động từ dịch bệnh tới các doanh nghiệp cảng biển, đặc biệt là tại Hải Phòng - nơi đang đảm nhận 40% hàng hóa xuất nhập khẩu sang Trung Quốc, vẫn chưa rõ ràng do hoạt động giao thương đang trong thời kỳ thấp điểm, trái với quãng thời gian trước Tết khi lượng hàng hóa nhiều và cần được giải phóng nhanh.
Nguồn thu thiếu hụt từ hoạt động khai thác cảng được bù đắp bởi hoạt động kho bãi (nhất là kho lạnh) nhờ nhu cầu lưu trữ tăng. Tuy vậy, do công suất kho bãi có hạn, thời gian dịch bệnh nếu kéo dài sẽ làm tăng mức độ tiêu cực tới lợi nhuận của các doanh nghiệp như GMD, VSC, PHP và HAH. Trong trường hợp dịch Covid-19 kéo dài đến hết quý II/2020, BSC cho rằng kết quả hoạt động kinh doanh mảng cốt lõi của các doanh nghiệp cảng biển trong cả năm nhiều khả năng sẽ bằng hoặc giảm nhẹ so với năm 2019.
Trái ngược với các doanh nghiệp cảng biển, doanh nghiệp vận tải biển lại có những tác động tiêu cực được nhìn thấy rõ ràng hơn. Chiếm 7-8% thị phần vận chuyển quốc tế (chủ yếu tại khu vực Đông Á), khối doanh nghiệp vận tải biển hàng rời Việt Nam lại phải đối mặt với việc cắt các chuyến tàu có lịch trình vào Trung Quốc (một số thêm cả vùng lãnh thổ Đài Loan). Đối với thị phần trong nước, hoạt động chuyển hàng xuất khẩu sang Trung Quốc từ Nam ra Bắc đặc biệt là hàng nông sản cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, các doanh nghiệp vận chuyển hàng rời của Việt Nam như VOS, VFR đều khó tránh khỏi việc ghi lợi nhuận sụt giảm trong thời gian bị ảnh hưởng của dịch.
Tìm hướng thoát ra vòng xoáy đại dịch
Ông Hoàng Long, Giám đốc Công ty Vận tải biển Vinalines cho biết, nếu như trước Tết đối với các tàu vận chuyển cỡ supra chúng tôi ký là 43 USD đi châu Phi nhưng hiện nay do dịch bệnh Covid-19, giá sẽ giảm xuống 5-6 USD, tương đương giảm đến 180.000 USD/chuyến/tháng.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đánh giá, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành trong đó vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải phải chịu tác động tiêu cực không nhỏ. Đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, chủ yếu hoạt động trên các tuyến Đông Nam Á, Đông Bắc Á, trong đó sản lượng vận tải biển cũng như hàng hóa và doanh thu liên quan đến từ Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) tới các cảng biển của VIMC chiếm khoảng 30% cho từng lĩnh vực, kéo theo lĩnh vực dịch vụ hàng hải cũng bị ảnh hưởng tương tự. Nếu dịch bệnh kéo dài hết quý I sang quý II/2020 thì kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Vì vậy, đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời và quyết liệt mới có thể giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19.
Theo tính toán của VIMC, sản lượng 6 tháng đầu năm dự kiến sản lượng vận tải của đội tàu thuộc VIMC sẽ giảm từ 10-15%, để khắc phục được khó khăn trước mắt, VIMC sẽ phải siết chặt kiểm soát chi phí hoạt động. Theo ông Bùi Việt Hoài, Chủ tịch Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam, hiện công ty đã rà soát những chi phí chưa cấp bách thì giãn lại sau. Đối với các chi phí hàng ngày, chi phí văn phòng, chi phí quản lý thì cắt giảm những chi phí chưa hợp lý, đồng thời kiểm soát các chi phí trong sản xuất kinh doanh đảm bảo chi đúng chi đủ không lãng phí.
“Chúng tôi cũng đề nghị với các ngân hàng thương mại hạ lãi suất hoặc kéo dài thời gian trả nợ cho các khoản nợ gốc của doanh nghiệp”, ông Bùi Việt Hoài cho biết.
Trước những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, để đảm bảo được hợp đồng, giữ được các đơn hàng, nhiều doanh nghiệp vận tải đã phải vận chuyển hàng qua bên thứ ba đến cảng của những quốc gia khác có mức giá cao. Đồng thời nghiên cứu, lựa chọn đa dạng thêm thị trường, chuyển hướng hoạt động đến các tuyến đường vận tải biển khác để đỡ gánh nặng.
Tin liên quan
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch VinGroup, Thaco, Sun Group, Sovico… hiến kế cho phát triển kinh tế
15:00 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
10:37 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguồn lực phục hồi từ giá trị và vị thế của doanh nghiệp
06:30 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
20:43 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
20:32 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lãnh đạo các ngân hàng lớn kiến nghị giải pháp giảm áp lực dòng vốn trung và dài hạn
20:28 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB dành 1.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi bão số 3
09:08 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng
09:01 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết phục vụ người dân Việt Nam
17:05 | 20/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt “Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì” đầu tiên tại Việt Nam
19:29 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan trao tặng nhà đại đoàn kết và học bổng cho học sinh
15:47 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường khả quan, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất
09:26 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng bền vững
09:17 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
07:54 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam là nhà tài trợ chính Giải bóng đá nữ vô địch U19 Quốc gia
07:53 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
Muối, gạo và lương
Nguồn lực phục hồi từ giá trị và vị thế của doanh nghiệp
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform